Sử dụng băng vệ sinh đúng cách

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, thì chắc hẳn bạn sẽ phải dùng đến băng vệ sinh dạng miếng rồi. Loại băng này thường dễ sử dụng với cấu tạo đơn giản hơn tampons. Quá trình sử dụng băng vệ sinh có thể có một chút căng thẳng bởi vì bạn phải đặt chúng đúng vị trí; nếu không, chúng sẽ phản lại chiếc quần trắng bạn đang mặc. Hãy thổi bay sự hỗn độn và tâm trạng lo lắng và bắt đầu với Bước 1 dưới đây.

Các bước[sửa]

Dùng Băng vệ sinh Đúng cách[sửa]

  1. Chọn loại có độ dày phù hợp, thấm hút tốt, hình dạng và kiểu dáng hợp với cơ thể bạn. Với gần 3,5 tỉ phụ nữ trên trái đất này, phái đẹp sẽ có chút phân vân khi đứng trước muôn vàn sự lựa chọn để tìm ra loại băng vệ sinh có thể đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của họ. Sau đây là bảng tóm tắt chung cho sự lựa chọn tốt nhất:
    • Độ dày. Kinh nguyệt càng ít, bạn càng nên chọn sản phẩm băng vệ sinh mỏng. Thật may mắn là sự thấm hút của chúng đã được cải thiện một cách rõ rệt, trong những năm gần đây. Ngay cả loại băng mỏng cũng có thể thấm hút hoàn toàn. Chúng tạo cảm giác thoải mái khi ngồi và thậm chí giúp bạn quên đi rằng bạn đang mang chúng trong người!
    • Thấm hút. Kiểm tra sự phân loại (thấm ít, thấm trung bình, siêu thấm) và độ dài, sau đó thử một vài thương hiệu và kiểu dáng khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đôi khi, thấm hút đồng nghĩa với nhiều sản phẩm khác nhau cho từng đối tượng khác nhau.
    • Hình dạng. Đồ lót có muôn vàn hình dạng, và đó là lý do tại sao băng vệ sinh cũng được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau! Có ba loại băng vệ sinh chính, bao gồm loại dành cho quần chíp thông thường, loại dành cho đồ dây, và loại dành cho ban đêm. Băng vệ sinh ban đêm thường khá dễ hình dung (chúng sẽ được thiết kế dài hơn và giúp bạn nằm ngủ ngon giấc). Nhưng còn hai loại kia thì sao? Thực ra thì việc sử dụng băng vệ sinh khi mặc quần lọt khe giống như là ban đang tự chuốc lấy phiền phức. Bạn có thể thử nếu muốn. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu, tốt hơn hết là bạn nên dùng loại thường.
    • Kiểu dáng. Có hai loại băng vệ sinh phổ biến: Loại có cánh và loại không có cánh. "Loại có cánh" sẽ bao gồm miếng dán nhỏ có thể bám dính vào quần lót. Chúng giúp miếng băng không bị xê dịch và trông giống như một miếng tã lót nhỏ. Nói tóm lại, trừ khi loại có cánh này làm bạn ngứa hoặc thấy khó chịu, chúng thật sự là bạn đồng hành trên mọi nẻo đường!
      • Thông thường, bạn nên tránh xa loại băng vệ sinh có mùi thơm, đặc biệt nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm. Chúng có thể gây ngứa ở khu vực mà bạn không mong muốn.
      • Có rất nhiều sản phẩm băng vệ sinh hàng ngày được bày bán trên thị trường, nhưng chúng có đôi chút khác biệt. Hãy chọn loại băng này nếu bạn cảm thấy bạn đang trong giai đoạn đầu hoặc cuối chu kỳ -- nghĩa là, khi máu kinh ra rất ít.
  2. Chọn vị trí. Hầu hết phái đẹp đều thay băng vệ sinh khi họ muốn đi toilet, nhưng đôi khi nhu cầu thay băng cũng đến vào lúc bạn chẳng có nhu cầu gì. Cho dù lý do là gì, thì đừng quên tìm phòng tắm gần nhất, rửa tay sạch sẽ, và từ từ cởi quần xuống. Thật không may là băng vệ sinh chưa thể chuyển sang dạng quần một cách kỳ diệu được. Khoa học vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này.
    • Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ngồi xuống trong khi quần chíp được kéo xuống tới đầu gối. Tư thế đứng cũng không phải là ý kiến tồi nếu bạn đảm bảo là mọi thứ ở trong tầm tay của bạn.
  3. Tháo bỏ lớp vỏ bọc hoặc hộp bên ngoài miếng băng vệ sinh. Bạn có thể vứt chúng đi, nhưng ý kiến hay ở đây là bạn nên dùng lớp vỏ này để bọc miếng băng bạn cũ và tống khứ chúng đi. Bạn cũng biết mà? Không ai muốn nhìn thấy băng vệ sinh đã dùng rồi nằm trơ trọi trong thùng rác cả. Và đừng bao giờ vứt chúng vào bồn cầu vì đó có thể là nguyên nhân gây tắc bồn cầu!
  4. Gấp hai bên cánh của băng vệ sinh lại, và gỡ bỏ lớp giấy dán dài bám chắc ở giữa miếng băng. Tiếp đó, tiếp tục gỡ miếng dán ở hai bên cánh và vứt những miếng dán này vào sọt rác (bạn không cần chúng để bọc).
    • Đối với một số nhãn hiệu băng vệ sinh ngày nay, lớp vỏ bọc bên ngoài cũng đồng thời là lớp bọc keo dán. Chúng thân thiện với môi trường và làm đơn giản hóa vấn đề hơn – nếu bạn đang dùng loại này, bạn đã bớt đi được thêm một bước đấy!
  5. Dán phần keo dính vào quần chíp. Tất nhiên, bạn phải dán sao cho miếng băng nằm trực tiếp bên dưới âm đạo – không lùi lên phía trước hoặc lùi ra đằng sau! Nếu bạn muốn nằm xuống nghỉ ngơi, hãy điều chỉnh sao cho nó lùi về phía sau một chút và tất nhiên bạn nên định hình về việc miếng băng nên nằm ở đâu sẽ có hiệu quả thấm hút nhất. Bạn sẽ sớm cảm thấy khá hơn khi thực hành đặt miếng băng vào giữa quần lót và xê dịch nó tới vị trí phù hợp!
    • Phải làm gì nếu băng vệ sinh có cánh? Hãy đảm bảo là bạn gấp những phần cánh này bên ngoài quần chíp sao cho chúng có thể dính chặt vào đó. Chúng sẽ làm nhiệm vụ giữ cho miếng băng không bị xê dịch khi bạn di chuyển và sẽ tạo cảm giác an toàn và giúp bạn tự nhiên hơn.

Dùng Băng vệ sinh thật Thoải mái[sửa]

  1. Mặc quần chíp như thường lệ. Đã xong! Nếu miếng băng làm da bạn ngứa ngáy hoặc rát, hãy tháo nó ra và sử dụng loại khác. Sử dụng băng vệ sinh không phải là vấn đề quá to tát. Bạn nên kiểm tra mỗi khi đi vào toilet để xem có cần thay miếng băng mới hoặc xem có chuyện gì đó phát sinh ngoài ý muốn hay không. Thay băng mỗi vài giờ nếu cần thiết để tránh bị bốc mùi.
    • Hãy nói câu sau đây hơn một lần: Thay băng vệ sinh vài tiếng đồng hồ một lần. Tất nhiên, một phần của việc này sẽ phụ thuộc vào việc lượng máu kinh của bạn ra nhiều hay ít. Nhưng việc thay băng không chỉ làm tâm trí bạn thấy yên tâm, mà còn giúp cơ thể đỡ bốc mùi hơn. Hãy cùng chiến thắng vấn đề này nào!
  2. Chọn trang phục rộng rãi và dễ chịu. Có thể lúc đầu nghe có vẻ hơi kỳ lạ, bởi vì băng vệ sinh thường bị che khuất sau lớp áo quần. Nó sẽ ẩn nấp và đi theo đường cong trên cơ thể bạn. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khá hơn khi mặc quần hoặc áo sơ mi rộng. Đó là vấn đề liên quan đến sự an tâm! Nếu bạn thấy có đôi chút lo lắng, hãy cân nhắc việc chọn trang phục một cách cẩn thận.
    • Theo quy tắc ngón tay cái, bạn nên ướm thử nội y “bà ngoại” khi đang trong chu kỳ. Nên để dành bộ đồ lọt khe dễ thương mà bạn yêu thích cho 25 ngày không đèn đỏ trong tháng.
  3. Kiểm tra tình trạng thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày kinh nguyệt nhiều. Bạn sẽ sớm biết được mình phải làm việc này với tần suất thế nào, một miếng băng liệu có đủ cho bạn trong các ngày đó không, và khi vào ngày thứ hai của chu kỳ, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và bạn sẽ biết được chính xác lý do tại sao lại như vậy. Tuy nhiên, ít nhất là ngay từ đầu bạn nên kiểm tra tình trạng của bạn thường xuyên, đặc biệt là nếu lượng máu ra nhiều. Dành ít thời gian kiểm tra từ bây giờ sẽ giúp tránh được một số tính huống khó xử có thể phát sinh bất cứ lúc nào.
    • Tiện thể, không cần phải chạy ra vào liên tục trong nhà tắm cứ nửa tiếng một lần. Chỉ cần kiểm tra khoảng 1 đến 2 tiếng một lần là đủ. Nếu có ai đó hỏi, bạn cứ nói là bạn lỡ uống quá nhiều nước trong ngày hôm nay!
  4. Sử dụng băng vệ sinh có mục đích. Một số phụ nữ có thói quen dùng băng vệ sinh suốt các ngày trong tháng vì họ cho rằng chúng sẽ giúp họ giữ "ẩm và sạch sẽ." Ý nghĩ đó thực sự rất sai lầm. Hãy dừng lại ngay. Âm hộ cũng cần được thở. Nhét miếng băng được làm bằng bông thấm hút vào giữa vùng kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong môi trường nhiệt. Do đó, nếu bạn không đang trong chu kỳ đèn đỏ, hãy chọn loại băng hàng ngày mỏng chất liệu bông. Tất nhiên, không có gì thoáng mát và sạch sẽ hơn chúng, ngoại trừ trường hợp của diễn viên đóng phim sitcom Prince of Bel Air, vì anh ta hoàn toàn khỏe khắn và sảng khoái.
  5. Nếu miếng băng đang dùng mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, hay thay loại khác. Hãy lưu ý một điều là băng vệ sinh miếng không phải là người bạn tốt nhất của hầu hết mọi cô gái. Công nghệ đang ngày càng tiến bộ, và may mắn thay chúng ta không bị lạc hậu với miếng tã có dây nịt ở bụng mà ngày xưa mẹ thường hay dùng (Nghiêm túc đấy! Hãy hỏi mẹ bạn mà xem). Và băng vệ sinh ngày nay cũng không còn khủng khiếp như trước nữa. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không thoái mái, hãy thay loại khác. Nên chọn loại có thể đặt nằm đúng vị trí và thay khi miếng băng đã thấm ướt, có mùi, hoặc khi hình dạng/kiểu dáng/loại đó không phù hợp với nhu cầu của bạn.

Thay băng, Loại bỏ băng, và Trở nên Chuyên nghiệp trong vấn đề này[sửa]

  1. Hãy thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng đồng hồ hoặc hơn. Và tiến trình thay nên được lặp lại như vậy! Kể cả khi miếng băng bạn đang dùng chưa thực hiện hết nhiệm vụ của nó, hãy mạnh dạn đổi sang dùng miếng mới. Việc này không ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của bạn cả. Tuy nhiên, nếu không thay, nó sẽ làm cơ thể nặng mùi hơn, và bạn sẽ cảm thấy nhớp nháp hơn. Do đó, hãy cầm một miếng băng mới, đi vào nhà vệ sinh, và thay miếng cũ ra.
  2. Vứt miếng băng cũ đi ngay lập tức. Khi thay xong, bạn nên gói miếng băng cũ vào lớp giấy bọc của miếng băng mới. Nếu chu kỳ của bạn đã kết thúc hoặc miếng băng vệ sinh bạn dùng không có sẵn lớp bọc, hãy gói miếng băng cũ bằng giấy toilet. Thận trọng ném nó vào thùng rác sao cho không một vết tích nào của nó lộ ra bên ngoài. Không nên làm chướng mắt người khác trong phòng vệ sinh!
    • Đừng bao giờ ném những thứ không phải là giấy toilet vào bồn cầu. Hệ thống thoát nước trên thế giới vẫn chưa có đường ống dẫn kỳ diệu nào có thể làm mọi thứ bạn vứt xuống bốc hơi hoàn toàn; mà thay vào đó, chúng sẽ quanh quẩn ở một số nơi nào đó. Hãy tôn trọng thế giới bằng cách không quẳng băng vệ sinh hay tampons (hay thứ khác không phải là giấy vệ sinh) vào bồn cầu.
  3. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trong chu kỳ, không phải cô gái nào cũng có thói quen giữ sạch sẽ. Tuy nhiên, giữ vệ sinh luôn là điều quan trọng. Luôn rửa tay gấp đôi bình thường khi bạn vừa mới thay băng xong. Bạn cũng nên rửa sạch khu vực vùng kín (giấy ướt lau vệ sinh không mùi có thể hữu ích để lau sạch khu vực này). Càng ít nhớp nháp, càng ít vi trùng, thì cơ thể bạn càng khỏe mạnh hơn.
    • Khi đề cập tới chủ đề này, đừng cảm thấy ghê sợ. Đây chỉ là một phần trong nét nữ tính của bạn – một chu kỳ có chút phiền phức, theo từng tháng nhưng hoàn toàn bình thường. Bạn giữ gìn vệ sinh bởi vì bạn muốn cơ thể được sạch sẽ, chứ không phải cảm thấy ngày đèn đỏ (hoặc bản thân bạn) quá gớm ghiếc.
  4. Luôn mang theo băng vệ sinh dự phòng. Nhớ là luôn luôn nhé! Bạn sẽ không bao giờ biết được tai họa sẽ đến lúc nào, khi nào chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, nó có thể đến khi bạn không ngờ tới, hoặc khi người bạn của bạn đến chu kỳ và cần đến nó. Nếu bạn đang dùng băng vệ sinh cấp tốc, nên thay thế nó ngay lập tức khi có thể. Giống như những cô gái hướng đạo, hãy luôn luôn có một sự chuẩn bị tốt!
    • Nếu bạn thấy mình đang bị hành kinh mà không mang theo sẵn băng vệ sinh bên mình, đừng ngại hỏi cô gái khác xem họ có mang theo không. Trong trường hợp như thế này, không cần thiết phải trở thành cô gái dễ thương và sắc sảo trong mắt người khác nữa. Chúng tôi đều hiểu bạn đang chịu đựng chuyện gì. Việc đó rất tệ. Chị em sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau.
    • Trong ngày đèn đỏ, bạn cũng nên mang theo vài viên thuốc Midol!

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu kinh nguyệt đến bất ngờ, nên nhớ giặt sạch vết bẩn do máu kinh gây ra bằng nước lạnh, không phải bằng nước nóng.
  • Mang theo bên mình một hoặc hai miếng băng vệ sinh dự phòng. Bạn có thể cất chúng một cách kín đáo ở bên trong giỏ xách, ba lô, hoặc túi trang điểm, điều này tùy thuộc vào việc bạn thích mang theo loại nào bên người. Do chu kỳ có thể đến bất thình lình, nên tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn một vài miếng băng vệ sinh trước.
  • Mặc đồ lót bình thường khi dùng băng vệ sinh, không nên mặc loại quần lót dây.
  • Hãy chọn loại băng có kèm khăn ướt vì loại này sẽ giúp vùng kín luôn được sạch sẽ. Hoặc bạn có thể mua riêng khăn này nhưng nhớ phải đảm bảo rằng chúng không có mùi thơm và không kháng khuẩn để phù hợp với làn da nhạy cảm của bạn. Không thụt rửa vùng kín dưới vòi sen vì hành động này có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng nấm men âm đạo.
  • Nếu chu kỳ vừa mới bắt đầu, nhưng bạn không có sẵn băng vệ sinh bên mình, hãy sử dụng giấy toilet. Tuy nhiên, bạn nên thay giấy sau một hoặc hai tiếng đồng hồ.
  • Nếu cơ thể bạn không thích nghi được với tampons, hãy dùng băng vệ sinh miếng. Cho dù bạn bè của bạn nói gì, thì đây vẫn là cơ thể bạn, không phải của họ. Vì thế, bạn nên có ý kiến và quyết định của riêng bạn.
  • Hy sinh một đến hai miếng băng để thử nghiệm. Hãy làm những gì mà các nhà quảng cáo đã làm bằng cách rót một ít nước vào băng vệ sinh để xem chúng thấm hút như thế nào. Không cần dùng nước màu xanh để thử nghiệm. Chỉ cần bạn biết được hiệu quả của chúng.
  • Cân nhắc đến việc dùng tampon. Nhiều người thích sử dụng tampons cho hoạt động thể chất hoặc để tránh tình trạng bốc mùi hay cảm giác khó chịu.
  • Chọn miếng băng vệ sinh có mùi thơm nhẹ nếu bạn không thích loại không mùi.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ ném băng vệ sinh hoặc tampons vào bồn cầu và giật nước. Thay vào đó, hãy vứt chúng vào sọt rác.
  • Đừng quá sợ hãi khi sử dụng tampons! Chúng sẽ không làm bạn đau nếu bạn biết cách đặt chúng vào đúng chỗ. Tuy có mất chút ít thời gian để đặt chúng đúng vị trí, nhưng chúng dễ dùng hơn băng vệ sinh. Băng vệ sinh miếng thường dùng khi bạn ngủ vào ban đêm.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Băng vệ sinh miếng
  • Quần lót mặc hàng ngày
  • Khăn vệ sinh (không bắt buộc)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây