Sử dụng miếng dán trắng răng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi lớn tuổi hơn, hàm răng chúng ta không còn trắng và sáng bóng như xưa. Răng có thể bị xỉn màu do một số nguyên nhân, từ thiếu vệ sinh răng miệng cho đến việc dùng một số thức uống dễ làm vàng răng như rượu hay trà. Miếng dán làm trắng răng có thể giúp bạn tẩy đi những vết ố vàng do bất cứ nguyên nhân nào. Trước khi dùng miếng dán làm trắng răng, tìm hiểu thêm về cách dùng sao cho đúng và hiệu quả nhất cũng là một ý hay phải không nào?

Các bước[sửa]

Dùng Miếng dán Trắng Răng[sửa]

  1. Đọc kỹ hướng dẫn. Tuy hầu hết các loại miếng dán làm trắng răng đều được ứng dụng giống nhau và cách dùng cũng tương tự như nhau, nhưng một số nhãn hiệu có thể có các hướng dẫn khác. Bạn nhớ luôn đọc đầy đủ hướng dẫn và lưu ý đến mọi tác dụng phụ trước khi dùng bất cứ sản phẩm làm trắng răng nào.[1]
    • Dùng sai cách có thể gây tổn hại cho răng và sức khỏe của bạn.
    • Các hướng dẫn có thể khác nhau tùy theo nhãn hiệu, luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  2. Chải sạch răng. Trước khi dùng miếng dán làm trắng răng, bạn cần đánh răng. Nếu không làm sạch răng trước khi dán, bạn có thể vô tình giữ thức ăn hoặc vi khuẩn bên dưới miếng dán. Chải răng cũng giúp bạn loại bỏ mọi mảng bám có thể làm mất tác dụng làm trắng răng của miếng dán.[2]
    • Không bao giờ chải răng ngay trước khi dán miếng làm trắng răng.
    • Chải răng trước ít nhất nửa tiếng đồng hồ trước khi dán miếng làm trắng răng.
  3. Chuẩn bị những miếng dán. Trước khi dán vào răng, bạn hãy dành vài giây xem xét kỹ để dán từng miếng vào đúng vị trí. Một số loại có những mảnh dán dành riêng cho răng ở hàm trên và hàm dưới, và loại nào cũng có mặt tiếp xúc với răng. Dành thời gian để xem mảnh nào phải dán vào đâu.[1]
    • Áp mặt có gel vào răng. Lớp gel này là chất xúc tác làm trắng và phải tiếp xúc với răng để phát huy tác dụng.
    • Mặt nhẵn của miếng dán không có gel làm trắng răng, nó chỉ giúp bạn dễ dán hơn.
  4. Áp những mảnh dán vào răng. Bạn phải chắc chắn dán sao cho đúng, đặt chúng lên răng, mặt có gel tiếp xúc với mặt răng. Đảm bảo miếng dán bao phủ hoàn toàn các răng, trải đều lên những phần lồi lõm hoặc không đều của răng.[1]
    • Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để làm phẳng những miếng dán nếu cần.
    • Bao phủ toàn bộ mọi chiếc răng không sót phần nào sẽ giúp làm trắng đều hàm răng của bạn.
    • Đừng để miếng dán chạm vào và phủ lên lợi, vì làm như vậy có thể gây kích ứng.
  5. Chờ cho miếng dán phát huy hiệu quả. Khi đã dán những miếng dán vào răng, bạn nên kiên nhẫn chờ trong lúc nó đang phát huy tác dụng. Đa số các nhãn hiệu khác nhau có chênh lệch nhau một chút về thời gian họ khuyến cáo duy trì miếng dán, do đó bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn. Tránh sờ vào những miếng dán khiến chúng giảm tác dụng.[3]
    • Nói chung, bạn nên chờ khoảng 30 phút trước khi gỡ những miếng dán ra.
  6. Gỡ những miếng dán ra. Sau khi hết thời gian cần để miếng dán trên răng theo khuyến nghị của từng nhãn hiệu, bạn cần gỡ những miếng dán ra. Bóc những miếng dán ra khỏi răng và vứt đi khi đã đủ thời gian.[1]
    • Không để miếng dán trên răng lâu hơn thời gian khuyến cáo, vì làm như vậy có thể gây kích ứng và dễ ê buốt cho răng và lợi.
    • Duy trì miếng dán lâu hơn thời gian cần thiết không đem lại kết quả tốt hơn trong việc làm trắng răng.
    • Súc miệng sau khi sử dụng miếng dán trắng răng. Thử súc miệng với nước và đánh răng để đảm bảo loại hết chất gel khỏi miệng.
  7. Lặp lại quá trình làm trắng răng. Miếng làm trắng răng có công hiệu dần dần khi tiếp xúc chậm với hóa chất có tác dụng làm trắng. Bạn cần lặp lại quá trình này trước khi độ trắng của răng giảm thấy rõ. Hãy tiếp tục sử dụng miếng dán làm trắng răng với số lần sử dụng theo khuyến nghị để có kết quả tốt nhất.[3]
    • Mỗi ngày sử dụng hai lần, mỗi lần 30 phút.
    • Thời gian sử dụng ít nhất 14 ngày theo khuyến nghị.
    • Kết quả kéo dài trong khoảng 4 tháng.

Cẩn trọng Khi Sử dụng Miếng dán Trắng Răng[sửa]

  1. Không nuốt chất gel trong miếng dán. Một số loại miếng dán trắng răng có thành phần nước ô xy già, một chất gây độc khi nuốt vào. Tránh nuốt chất gel hoặc nước bọt tiết ra khi đang dán miếng trắng răng.[2]
    • Đừng quá lo lắng nếu chẳng may bạn nuốt một ít chất gel đó. Lượng nhỏ chất gel này có lẽ không gây ra triệu chứng nào.
  2. Ngưng sử dụng nếu bạn bị ê buốt răng. Các hóa chất trong miếng dán trắng răng có thể gây ê buốt cho răng và lợi. Việc này có thể là do chất gel đã tiếp xúc trực tiếp với lợi, do để miếng dán quá lâu hay quá nhiều trên răng, hoặc do răng quá nhạy cảm với chất gel làm trắng.[2]
    • Tạm ngưng sử dụng nếu bạn cảm thấy răng và lợi bắt đầu bị ê buốt.
    • Hỏi nha sĩ xem liệu sử dụng miếng dán trắng răng có an toàn cho bạn hay không.
  3. Hỏi nha sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm làm trắng răng nào. Không phải miếng dán trắng răng loại nào cũng dùng các hóa chất và quá trình giống nhau để cho kết quả làm trắng răng. Một số loại thực sự có thể làm xấu đi những vấn đề răng miệng sẵn có, hoặc làm phát sinh thêm các vấn đề mới. Bạn hãy hỏi nha sĩ xem liệu miếng dán làm trắng răng và các sản phẩm làm trắng răng khác có thích hợp cho bạn không.[4]

Chăm sóc Răng[sửa]

  1. Chải răng thường xuyên. Duy trì việc đánh răng thường xuyên là một cách tuyệt vời để giữ cho răng trắng và khỏe. Đảm bảo đánh răng đúng cách và thường xuyên để có kết quả tốt nhất. Nhớ dành thời gian đánh răng thật kỹ và không bỏ sót chiếc răng nào.
    • Đánh răng mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
    • Không đánh răng mạnh quá, vì như vậy có thể làm mòn men răng hoặc gây tổn thương lợi.
    • Bạn có thể thử dùng kem đánh trắng răng thay vì miếng dán trắng răng.
  2. Dùng nước súc miệng. Ngoài việc chải răng và vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên, dùng nước súc miệng có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Nước súc miệng dùng để tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời rửa trôi những mảnh bám đã bong ra qua quá trình đánh răng và vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa.
    • Cố gắng súc nước súc miệng ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.
    • Nếu nước súc miệng của bạn quá mạnh, bạn có thể pha loãng với một ít nước.
    • Ngoài miếng dán trắng răng, có thể bạn cần sử dụng nước súc miệng làm trắng răng.
  3. Vệ sinh răng miệng với chỉ nha khoa mỗi ngày. Tuy việc này có thể khó thực hiện, nhưng đó là một bước quan trọng để gìn giữ sức khỏe răng miệng. Chỉ nha khoa có hiệu quả nhờ việc đánh tan mảng bám và cao răng tích tụ lại mà nếu chỉ đánh răng thì có thể không sạch.
    • Đầu tiên lấy một sợi chỉ nha khoa dài, khoảng bằng một cánh tay.
    • Quấn sợi chỉ quanh ngón tay giữa, căng ra giữa hai bàn tay.
    • Đưa chỉ lên xuống giữa các răng.
    • Kéo chỉ về một cạnh của răng, tạo thành hình chữ C.
    • Đưa chỉ lên xuống theo chiều dọc của răng để làm sạch.
  4. Tránh một số loại thức ăn. Một số loại thức ăn có thể để lại những vết ố trên răng khiến răng bị ngả vàng. Một số khác có thể làm mòn men răng, làm hư tổn răng và gây đau đớn. Trong khi làm trắng răng, bạn nên cố gắng tránh một số loại thức ăn và đồ uống sau đây:
    • Cà phê, trà hay rượu có thể làm ố răng.
    • Đồ ngọt hoặc các đồ uống có nồng độ a xít cao như nước cam hoặc soda vì những loại này có thể làm mòn men răng của bạn, gây sâu răng và các vấn đề khác về răng miệng.
  5. Đến nha sĩ. Thường xuyên đi khám răng là một cách rất tốt để giữ cho răng khỏe mạnh. Nha sĩ sẽ giúp bạn xử lý những vấn đề nhỏ của răng trước khi trở nên nghiêm trọng, đồng thời chăm sóc răng thường xuyên cho bạn.
    • Nha sĩ có thể thực hiện việc tẩy trắng răng cho bạn và giúp bạn theo dõi tiến triển của quá trình làm trắng răng.

Lời khuyên[sửa]

  • Hỏi nha sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm làm trắng răng nào để chắc chắn rằng nó thích hợp với bạn.
  • Đảm bảo sử dụng miếng dán làm trắng răng trong ít nhất 14 ngày để có kết quả tốt nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nuốt kem đánh răng, nước súc miệng và mọi chất gel có trong miếng dán làm trắng răng.
  • Không để miếng dán trắng răng trên răng lâu hơn khuyến nghị trong hướng dẫn.
  • Ngừng sử dụng nếu bạn cảm thấy răng và lợi ê buốt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây