Sử ký : Hán và Hoa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trung hoa nổi tiếng với Vạn lý trường thành , tuy gọi chung 1tên nhưng thực ra nó được xây dựng ở nhiều thời khác nhau chủ yếu là thời Tần và thời Minh , dưới đây là :

Vạn lý trường thành thời Tần

Sử ký viết khi Tần thủy hoàng lên ngôi thì :

...Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên, phía tây đến Lâm Thao, Khương Trung, phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc , phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu đông .

Thông tin trong Sử ký xác định biên giới phía Nam và Bắc đế quốc Tần là qúa rõ ràng, miền ‘bắc hộ’ ở đâu ta đã biết còn nghĩa của câu “phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới” cũng rõ nghĩa không thể bẻ cong bẻ quẹo được . Cũng Sử ký viết :

“Năm thứ 33, Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương ( Lục dương – Lạc dương ?), lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn,. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ (20). Sao sáng (21) xuất hiện ở phương tây.”

Nhìn vào hình trên căn cứ vào vị trí của Hoàng hà và trường thành thì vùng đất Mông Điềm vượt Hà chiếm được và lập các huyện mới chỉ có thể là Hà bắc –Sơn tây ngày nay, đây là vùng đất cổ Sử Trung quốc gọi là Hà nam nghĩa là phía nam Hoàng hà , cũng gọi là Hà sáo , sáo là biến âm của xíu nghĩa là nước cũng chỉ phương nam theo Dịch học ; điều này thực là ngược ngạo không hiểu nổi vì ai cũng biết ...vùng Sơn tây –Hà bắc rõ ràng là ở bờ bắc Hoàng hà ? , đây không phải là 1 sự lầm lẫn vì lịch sử Trung hoa về sau còn nhiều lần nói đến việc Hung nô xâm lấn đến vùng đất Hà nam ( không phải tỉnh Hà nam ngày nay ) này ...không lẽ phương bắc –nam nay đã lộn ngược ? giới sử học Trung quốc còn có ý kiến kỳ cục hơn khi cho Hà sáo là vùng bắc thiểm tây là đất Mông cổ ngày nay ...thưa các vị ; các ông đã quên mất vạn lý trường thành là biên giới giữa đất của Trung hoa và Hung nô ....không lẽ nhà Tần khi xây trường thành đã đem vùng Hà Sáo bỏ ra ngoài ...biếu không cho Hung nô ? ở bắc tỉnh Thiểm tây thì Hoàng hà chạy sát chân Trường thành nên không thể có đất Hà sáo nằm phía nam trường thành bắc Hoàng hà được .

Nhìn kỹ hình trên còn có nhiều thông tin khác ...khó chấp nhận như : phía đông của vùng đất giữa Hoàng hà và Trường thành gọi là Liêu đông ...mà quy luật chung hễ có Liêu đông ắt phải có Liêu trung và Liêu tây...tóm lại cả vùng này là đất Liêu hay đất của người Liêu - nước Liêu...?, phải chăng là nơi mà Sử thuyết họ Hùng gọi đích danh là nước Quan - Liêu tức Nam Liêu ; cũng là nơi mà Quan vũ ( Hán sử gọi là Hán quang vũ đế ) lập Đông hãn quốc ..., vì muốn .. lập lờ đánh lận con đen các sử gia Hán tộc đã tạo ra cả một mặt trận ‘chữ nghĩa’; quan là dịch từ nhìn –nom của tiếng Việt cũng chính là chỉ phương nam , vũ là ký âm từ ‘vua’ , quan vũ nghĩa là vua đất phía nam Trung hoa ; khi biến quan thành quang rõ ràng họ đã cố ý thủ tiêu nguồn gốc của vua nước Đông Hán ...lập lờ biến thành vua nhà Đông hán nước Trung hoa ; cũng chính từ ‘ quan-nom’ này đã tạo ra ‘quan phương - sóc phương’ nghĩa là phương nam và phương bắc , sóc nguyên thủy là biến âm của từ xích –màu đỏ , sất –số 7 chỉ hướng xích đạo theo Dịch lý...về sau lộn ngược lộn suôi thế nào...cả quan và sóc đều là phương bắc ngày nay ... thế mới kỳ .

Với Từ ‘Liêu’ còn nhiều thông tin lịch sử khác ...; Liêu nguyên thủy là từ LU tiếng Việt nghĩa là ‘mờ’ phản nghĩa với ‘tỏ’ , mờ –tối - đen – lạnh ...là những dịch tượng chỉ phương nam hay phương của nước - hành thủy mang ý nghĩa khoa học chứ không coi khinh ai cả .

-Lu→Liêu→người Liêu - nước Liêu.

Liêu→họ Lưu của hoàng tộc Hán quốc như Lưu Huyền , Lưu Tú...

Liêu –Khiết đan - Hán chỉ là những tên gọi khác của 1tộc người ; Liêu cũng là Khiết đan thì ai có đọc sử Trung quốc đều biết ...thời Trung đại họ lập nên 1 quốc gia mà ba hồi gọi là khiết đan , bốn hồi gọi là Liêu ...năm hồi lại gọi là Khiết đan ...

Sự liên quan Khiết đan – Hán nhận ra được nhờ sự phiên thiết Hán văn .

Thành cát tư Hãn phương tây ký âm La tinh là Genges Khan , khan và Hãn nghĩa là vua trong ngôn ngữ Mongoloid .

-khiết đan thiết là khan.

-khả hãn thiết là khan .

Hán văn đơn âm hóa thành Hãn ,.

Hãn nghĩa là vua ; nước của hãn là Hãn quốc , quân của hãn là Hãn quân

- hãn →hán ; khi khả hãn Lưu Tú chiếm cả thiên hạ thì bỗng chốc ...Trung hoa biến thành Hán quốc ....

Tóm lại trừ mỏm đất nhỏ cực bắc tỉnh Hà nam ngày nay biên giới Trung hoa thời tiên Tần không vượt qúa về phía bắc Hoàng hà , miền này là đất của giống Khiết đan – Liêu – Hán sau này là nơi Lưu Tú dựng Đông hãn quốc và cũng chính là đất gốc của nước Liêu hay Đại Liêu làm chủ cả vùng đất mênh mông bắc Hoàng hà thời trung đại , các tộc mông cổ – Mãn kim đều là chư hầu của họ .

Hoa và Hán là 2 giống người khác hẳn nhau , về mặt nhân chủng :1là người tiểu chủng Mongoloid ; 1thuộc tiểu chủng nam Mongoloid , văn hóa văn minh cũng khác hẳn nhau , địa vực sinh trú thời cổ xưa khi hình thành dòng tộc cách nhau đến gần vạn dặm ...vậy mà dưới sự phù phép của các tay phù thủy chăn ngựa bỗng chốc Hoa và Hán biến thành một ...thật là ...thần kỳ .

Xin hỏi các vị có ai được sinh ra 2 lần không mà các vị nói Trung hoa có tới 2 cái nôi..., 1là Hoàng hà 2 là Trường giang ? đấy chỉ là sự che đạy vụng về để chữa cháy khi khoa học ngày càng tiến bộ đã phơi bày sự thật về các tộc người trên đất Trung quốc ngày nay .

Ta trở lại với Sử ký :

“...Tháng mười năm thứ 37 (211 trước công nguyên) ngày quý sửu, Thủy Hoàng đi chơi, Tả thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng. Tháng 11, đi đến Vân Mộng, tế vua Thuấn ở núi Cửu Nghi, đi thuyền qua sông Trường Giang xem Tích Kha vược qua bãi ngoài biển, qua Đan Dương ñến Tiền đường, đi đến Chiết Giang gặp lúc sóng to nên đi về phía tây một trăm hai mươi dặm, qua sông ở nơi dòng sông hẹp, lên Cối Kê tế vua Vũ, nhìn ra biển Nam Hải khắc công đức nhà Tần ...”

- Ttb.jpg

Tư liệu lịch sử khác chép :

Đế Thuấn : 2233-2184 trước CN

Theo truyền thuyết, “....vua Thuấn đi tuần thú đất Thương Ngô ở miền sông Tương không may bị bệnh chết. Hai người vợ là Nga Hoàng và Nữ Anh (con vua Nghiêu) đi tìm vua đến bên sông Tương, ngồi bên bờ sông khóc lóc thảm thiết rồi trầm mình tự tử...”.

Đầm Vân mộng – sông Tương nằm trên đất Hồ nam ngày nay là địa bàn sinh trú của Bách Việt từ hồi nảo hồi nào, đây là đất của người Nam Môngoloid mà vào thời đó thì người Hán chưa hề đặt chân tới nên đế Thuấn không thể nào là người Hán được , sử Tàu cũng công nhận đế Thuấn là người Đông Di...hệ qủa của điều này là đế Nghi bố vợ của đế Thuấn cũng không thể nào là người Hán được vì Hoàng hà và Trường giang còn hoàn toàn cách biệt . Đế Thuấn truyền ngôi cho Hạ vũ tổ của nhà Hạ , sử Hán viết Hạ vũ hội chư hầu ở Cối kê và sau này ông cũng được con cháu dành riêng mảnh đất ấy để thờ phụng , Cối kê thuộc Triết giang ngày nay cũng là đất của Bách Việt chủng Nam mongoloid , Âu Đại Nhậm trong Bách Việt tiên hiền chí cũng viết vua đại Vũ là người Việt...như vậy ‘chủng tính’ của vua VŨ đã qúa rõ khỏi phải bàn nữa , căn cứ vào đoạn văn : “lên Cối Kê tế vua Vũ, nhìn ra biển Nam Hải khắc công đức nhà Tần” thì Cối kê nơi thờ vua Vũ không phải là Cối kê ở Triết giang ngày nay vì nơi này quay ra biển đông Trung hoa không có chỗ nào của đất ấy nhìn ra Nam hải cả ...

Từ Thần thoại thủy tổ Bàn cổ là của dân MAN phương nam đến vua Nghiêu vua Thuấn và cả Đại vũ đều đã xác định là người nam Mongoloid tức Bách Việt về sau như thế đã đủ thông tin để khẳng định Trung hoa không phải là của người Hán mà là của người Bách Việt hơn nữa còn có các thông tin bổ chứng khác :

- Cả 30 vua nhà Thương và Thương Ân đều được gọi tên theo ‘thập can’ mà cả 10 phần tử của thập can đều là từ Việt hay Nôm ( Dịch học họ Hùng ) cho nên các vua nhà Thương chắc là người Bách Việt ; không thể nói khác được . - Chính Hán sử cũng nhìn nhận nhà Chu là Tây Di tức không phải là Hán .

Kết luận : lịch sử và nền văn minh Trung hoa là của tộc người nào đã qúa rõ : từ Thủy tổ Bàn cổ đến Đường-Ngu lưỡng thánh và cả tam đại Hạ -Thương – Chu đều là người nam Mongoloid tổ của dòng Bách Việt thì Hán tộc -Hoàng hà đâu có dính giáng gì với Trung hoa hay chính xác phải gọi là ‘Thiên hạ’, người viết bài này không dám gọi ngược chính Hán mới là Man-Di vì nền văn minh Hoàng hà là nền văn minh hình thành rất sớm và không kém phần rực rỡ , đó mới là văn minh Hán tộc hoàn toàn không liên quan đến Lịch sử và văn minh Trung hoa . Đã đến lúc Người Hán nên nghiêm túc viết lại lịch sử của dân tộc mình đừng mãi ... “mập mờ đánh lận con đen” tháp nối vào lịch sử Trung hoa làm chi cho mang tiếng mang tăm ....với đời và tệ hại hơn nữa là khiến con cháu dòng Hán không biết đích xác về tổ tông của mình ; hàng ngày hàng năm cúng ai vái ai cầu khẩn cùng ai ?

  • Ghi chú : Hình sử dụng trong bài lấy từ internet.