Sửa lỗi màn hình xanh trên Windows

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lỗi Màn hình Xanh hoặc lỗi STOP, hay tên khác là là lỗi Màn hình Xanh Chết chóc (BSOD), có thể gây ra những trải nghiệm khó chịu. Thông báo lỗi hầu như không bao giờ chỉ rõ có vấn đề gì sai, và thường được đưa ra ngẫu nhiên. Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây có thể chẩn đoán và sửa chữa các lỗi gây ra hiện tượng Màn hình Xanh Chết chóc.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xác định Vấn đề[sửa]

  1. Kiểm tra xem bạn có thay đổi bất cứ thứ gì gần đây không. Hầu hết các nguyên nhân gây ra Màn hình Xanh là do thay đổi cài đặt máy tính hoặc phần cứng. Thường liên quan tới việc cài đặt hoặc nâng cấp driver mới. Drivers (Bộ điều khiển) là các phần mềm cho phép ổ cứng có thể giao tiếp với hệ điều hành Window. Nếu bạn có điểm phục hồi trong máy tính, thử tải lại để xem liệu có giúp được gì không, có thể có và cũng có thể không.[1]
    • Bởi vì có vô số cấu hình phần cứng có thể phù hợp, nên các drivers có thể không được kiểm tra cho mỗi cấu hình. Điều đó có nghĩa là thỉnh thoảng một driver sẽ gây một lỗi nghiêm trọng khi giao tiếp với phần cứng.
  2. Kiểm tra các phần cứng nội bộ của máy tính. Thỉnh thoảng, kết nối kém bên trong máy tính có thể gây ra lỗi Màn hình Xanh. Mở cây máy tính và kiêm tra để đảm bảo tất cả dây cáp được kết nối chắc chắn và lắp đặt đúng vị trí.
    • Điều này sẽ khó khăn hơn đối với máy tính xách tay. Bạn có thể kiểm tra ổ cứng và RAM để đảm bảo chúng được kết nối đúng. Tháo rời nắp phía sau ổ cứng và RAM bằng một tuốc nơ vít đầu nhỏ. Ấn các bộ phận hàn chặt vào kết nối của chúng.
  3. Kiểm tra nhiệt độ máy tính của bạn. Nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến trục trặc phần cứng. Một trong những bộ phận nóng nhất là cạc đồ họa. Nguyên nhân thứ hai có thể là do CPU.
    • Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ trong màn hình BIOS, hoặc thông qua các phần mềm trên Window.
  4. Kiểm tra RAM. Một nguyên nhân phổ biến khiến hệ thống treo là do chất lượng của RAM không tốt. Khi RAM hỏng, có thể dẫn đến hệ thống hoạt động không ổn định. Bạn có thể kiểm tra RAM bằng phần mềm tên “memtest86”. Chương trình này miễn phí trên mạng, và được chạy bằng cách ghi ra đĩa boot CD .
    • Khởi động lại máy tính và chạy chương trình. Phần mềm memtest sẽ tự động bắt đầu kiểm tra RAM của máy tính. Nó có thể mất vài phút để hoàn thành. Để có kết quả tốt nhất, hãy kiểm tra vài lần trước khi hoàn thành. Memtest sẽ chạy vô hạn cho đến khi bạn dừng chúng.
  5. Kiểm tra ổ cứng. Chạy chức năng “chkdsk” tên ô cứng để quét lỗi và sửa các lỗi tiềm ẩn. Lỗi ô cứng có thể gây ra Màn hình Xanh bởi vì gián đoạn tập tin. Để chạy chkdsk, mở My Computer và kích chuột phải vào ô đĩa mà bạn muốn quét. Chọn Properties (Thuộc tính).
    • Từ màn hình Properties, Chọn mục Tools (Công cụ).
    • Kích Check Now (Kiểm tra Ngay bây giờ) trong phần Error Checking (Kiểm tra lỗi). Máy tính sẽ yêu cầu bạn khởi động lại để quét ổ đĩa.
  6. Tháo lắp những bộ phận không cần thiết của máy tính. Một cách để thu hẹp những yếu tố gây ra vấn đề là loại bỏ những thứ không cần thiết cho máy tính. Bằng cách này, nếu lỗi đi quá xa, bạn biết rằng nó chính là một trong những bộ phận bị ngắt kết nối.
    • Một máy tính để bàn cần bo mạch chủ, CPU, ổ cứng, nguồn cung cấp điện, RAM, và bàn phím. Cắm màn hình vào cổng bo mạch chủ của màn hình (nếu có) nên có thể bạn không kết nối được đến cạc đồ họa. Các thứ khác có thể tháo ra trong quá trình chuẩn đoán lỗi.
    • Nếu máy tính chạy ổn sau khi tháo dỡ, thêm một phần trở lại cho đến khi thông báo lỗi xuất hiện lại lần nữa. Điều này sẽ giúp bạn biết thiết bị nào là nguyên nhân dẫn đến máy tính treo.
    • Phương pháp này không áp dụng cho máy tính xách tay, vì bạn không thể tháo rời chúng ra được.

Phân tích Báo cáo Sự cố[sửa]

  1. Thiết lập máy tính của bạn tạm dừng ở Màn hình Xanh Chết chóc. Thông thường máy tính sẽ khởi động lại trước khi bạn có cơ hội kiểm tra nội dung của Màn hình Xanh. Bạn sẽ cần đặt máy tính tạm dừng ở Màn hình Xanh để có thể sao chép các thông tin cần thiết.
    • Mở System Properties. Trong bất kì phiên bản nào của Windows, ấn tổ hợp phím Windows+Pause/Break từ bàn phím để mở cửa sổ System Properties.[2]
    • Chọn thẻ Advanced System Settings (Cài đặt Hệ thống Nâng cao). Người sử dụng Windows XP sẽ có sẵn trong phần Advanced System Settings.
    • Kích nút Settings trong phần Startup (Khởi động) and Recovery (Khôi phục) của thẻ Advanced (Nâng cao).
    • Bỏ tích lựa chọn "Automatically restart" (Tự khởi động) ở phía dưới phần "System failure". Ấn nút Apply để lưu thay đổi. Lần tiếp theo máy tính gặp Màn hình Xanh Chết chóc, máy tính sẽ hiên thị nó cho đến khi bạn khởi động lại hệ thống.
  2. Khi hệ thống bị treo lần nữa. Màn hình Xanh lại xuất hiện, ghi nhanh những thông tin sau đây từ màn hình.[3] Nhập dữ liệu vào một công cụ tìm kiếm và xem phần cứng hay chương trình nào có thể là nguồn gốc của lỗi.
    • "Vấn đề dường như bị gây ra bởi những tập tin sau:" Ghi chú các tập tin được hiển thị cũng như thông báo báo lỗi được in ra màn hình.
    • "STOP:" Sao chép dòng mã sau thông báo STOP.

Sửa chữa Vấn đề[sửa]

  1. Khởi động vào màn hình Safe Mode. Nếu Windows không khởi động vì lỗi Màn hình Xanh, cố gắng khởi động vào màn hình Safe Mode để sửa lỗi. Khi máy tính đang khởi đông, nhấn phím F8 nhiều lần cho đến khi xuất hiện chức năng Window boot. Chọn "Safe Mode with Networking" (Chế độ An toàn với Mạng lưới) để truy cập sâu vào phiên bản Window của máy tính bạn. Nó cho phép bạn truy cập vào trình Driver Manager, mạng internet, và các công cụ hệ thống khác.
  2. Chạy phần mềm quét virut. Thỉnh thoảng viruts và mã độc là nguyên nhân của Màn hình Xanh. Hãy chắc chắn bạn đã cài đặt phần mềm diệt virut mới nhất, và quét toàn bộ hệ thống để tìm ra bất cứ thứ gì có thể gây ra vấn đề.
  3. Thực hiện chức năng Repair Installation (Cài đặt Sửa chữa) của Windows. Đây là cách thay thế nhanh nhất để cài đặt lại hoàn toàn hệ điều hành Window, vì nó chỉ sao chép tập tin hệ thống đến máy tính của bạn. Đây là một cách hữu ích nếu một file cần thiết của Window bị gián đoạn và là nguyên nhân gây ra lỗi trên máy tính.
    • Để thực hiện cài đặt sửa lỗi, cho đĩa Window vào và khởi động từ đĩa. Trong menu cài đặt, chọn Repair Installation. Windows sẽ xóa tập tin Windows cũ và thay thế bằng những file mới. Bạn sẽ không bị mất bất kì dữ liệu cá nhân nào.
  4. Quay trở lại với drivers. Nếu nguyên nhân của vấn đề là do phần cứng, điều đầu tiên bạn nên thử là xem lại trình drivers. Quá trình này sẽ cài đặt phiên bản cũ cuả trình điều, có khả năng khiển, có khả năng loại bỏ xung đột.
    • Mở trình quản lí điều khiển (Device Manager). Bạn có thể truy cập bằng cách mở Start Menu và kích chuột phải vào Computer/My Computer. Properties, sau đó Device Manager. Trong Window 8, nhấn phím Windows+X và chọn Device Manager từ danh sách.
    • Chọn phần cứng mà bạn muốn khôi phục lại. Bạn có thể mở rộng danh mục để tìm chúng. Kích chuột phải vào biểu tượng và chọn Properties.
    • Chọn thẻ Driver. Chọn Roll Back Driver và xác nhận bạn muốn khôi phục lại.
    • Tiếp tục sử dụng máy tính như bình thường. Một khi trình driver được khôi phục lại, tiếp tục sử dụng máy tính để xác nhận lỗi có xuất hiện lại không. 'Không' cập nhật trình điều khiển cho đến khi phiên bản mới nhất được phát hành.
  5. Phục hồi bản cập nhật Window. Nếu khôi phục trình điều khiển không sửa chữa được vấn đề, xem xét khôi phục lại phiên bản cũ hơn, cài đặt lại Windows. Nó sẽ giúp bạn phát hiện ra cập nhật Windows có phải chịu trách nhiệm cho lỗi Màn hình Xanh.[4]
    • Mở System Restore. Bạn có thể mở System Restore bằng cách tìm kiếm trong ô tìm kiếm ở thực đơn Start. Mở chương trình, và chọn ngày tháng trước khi bạn gặp phải lỗi.
    • Nó sẽ thiết lập lại tất cả cập nhật và cài đặt về mốc thời gian đó, rất hiệu quả để loại bỏ bất kì cập nhật được thêm vào sau đó. Sử dụng chúng để phát hiển liệu cập nhật nào có thấy gây ra trục trặc cho máy tính của bạn.
  6. Dọn dẹp không gian đĩa cứng. Nếu Window không có đủ không gian để cài đặt trê ổ đĩa, nó có thể gây ra lỗi hệ thống. Di chuyển các tập tin và các chương trinh không cần thiết nếu bạn có ít hơn 15% dung lương ổ cứng.
  7. Áp dụng cập nhật mới và trình điều khiển mới. Nếu khôi phục cập nhật và trình điều khiển không có kết quả, cài đặt phiên bản mới nhất và cập nhật (nếu chúng không được cài trên máy bạn) có thể sửa chữa lỗi. Kiểm tra chương trình Windows Update để xem liệu có bất cứ cập nhật mới về hệ thống hay phần cứng nào có sẵn không.
    • Kích Start và tìm kiếm “Windows Update”. Trong Windows 8, nhấn phím Windows key và bắt đầu gõ “Windows Update”.
  8. Cài đặt lại Windows. Nếu bạn không thể theo dõi được lỗi, bạn có thể cài đặt thử cài đặt lại hoàn toàn Windows như một cách để thiết lập lại máy tính của bạn. Hãy đảm bảo rằng tất cả tài liệu quan trọng của bạn đã được sao lưu trước đó, vì ổ cứng có thể bị xóa bỏ hoàn toàn trong qua trinh cài đặt.
    • Nễu lỗi Màn hình Xanh bị gây ra bởi lỗi một bộ phận nhỏ của ổ cứng, cài đặt lại Windows sẽ không sửa chữa được vấn đề. Bạn sẽ phải tìm và thay thế bộ phận đó.
  9. Thay thế phần cứng bị lỗi. Nếu việc kiểm tra driver và cập nhật lại không giải quyết được vấn đề, bạn có thể phải tháo bỏ và thay thế phần cứng đó. Thay thế bất cứ thứ gì khác RAM và ổ cứng trên máy tính xách tay có thể khó và đắt tiền hơn so với .
    • Nếu kết quả kiểm tra RAM chỉ ra rằng máy bị lỗi bộ nhớ, bạn sẽ phải thay thế một thanh RAM mới sớm nhất có thể.
    • Nếu quét ổ cứng trả về kết quả lỗi ổ cứng, bạn nên sao lưu dữ liệu và cài một ổ cứng mới. Bạn sẽ phải cài lại Windows nếu Windows được cài đặt trên ổ đĩa đó.
    • Nếu cạc đồ họa bị lỗi thay thế nó có thể sẽ đắt. Điều này hầu như là không thể đối với máy tính xách tay. Với máy tính để bàn, mở cây máy ra và đổi cạc đồ họa cũ bằng một cái mới .

Lời khuyên[sửa]

  • Khi lỗi STOP error xuất hiện, đầu tiên thử khởi động máy tính sử dụng những phần cứng cần thiết. Nếu máy tính của bạn khởi động thành công, sau đó cố gắng khắc phục trình điều khiển phần cứng bằng cách cài đặt lại hoặc cập nhật linh kiện.

Cảnh báo[sửa]

  • Không chỉnh sửa registry hay những chương trình khởi-động mà không có sự giúp đỡ kỹ thuật .
  • Sao lưu dữ liệu của bạn vào một ổ đĩa ngoài trong chế độ Safe Mode trước khi khôi phục cấu hình tốt cuối cùng hoặc chạy chương trình chuẩn đoán lỗi.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này