Tâm lý đám đông và những nguy cơ tiềm ẩn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tâm lý đám đông không phải một vấn nạn đạo đức bắt nguồn từ kiến thức yếu kém (như nhiều người nhìn nhận). Đây là một trong những bản tính của con người.



1. Tâm lý đám đông[sửa]

Tâm lý đám đông, dịch từ Mob Mentality, bao gồm việc con người cần có nhu cầu hòa nhập với cộng đồng, được là một phần của tập thể, có nhu cầu giống mọi người và muốn mọi người giống mình.

Tâm lý đám đông không phải một vấn nạn đạo đức bắt nguồn từ kiến thức yếu kém (như nhiều người nhìn nhận). Đây là một trong những bản tính của con người. Vào những năm 50, nhà tâm lý học Solomon Asch đã tiến hành một thí nghiệm về tâm lý đám đông, mang tên thí nghiệm Asch. Một thanh niên được chọn tham gia một chương trình có những câu hỏi trắc nghiệm với 4 người chơi khác đã được biết kịch bản từ trước. Người chủ trò ra một câu hỏi có 4 đáp án - 4 người chơi còn lại đã biết trước kịch bản sẽ cùng chọn một đáp án sai. Kết quả, người thanh niên không biết trước kịch bản đã từ bỏ đáp án đúng mà anh ta đã chọn để lựa chọn đáp án sai giống với bốn người chơi còn lại.

Trong xã hội loài người, một cá thể khi cảm thấy mình bị tách biệt khỏi số đông sẽ LUÔN chịu một áp lực hòa nhập laị với số đông đó (dù bạn có thể hiện chúng ra ngoài hay không). Con người luôn sợ cô đơn và „không ai giống mình“. Nếu bạn chưa cảm thấy đặc điểm này trong mình một cách rõ ràng, hãy thử một lần làm việc trong một tụ điểm vui chơi, một quán bar chẳng hạn.

2. Áp lực bình đẳng[sửa]

Một biến thể của tâm lý đám đông mang tên Peer Pressure (tạm dịch: áp lực bình đẳng).Thường là: Trong một nhóm người, số đông sẽ tạo áp lực buộc số ít phải hành động theo số đông, hoặc là số ít sẽ bị khai trừ. Tâm lý này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân số một là là tâm lý đám đông.

Áp lực bình đẳng có thể có hại có hại như thế nào ? Các bạn hãy liên tưởng: Có một con voi ở giữa đàn Kanguru. Các con Kanguru này nhảy qua một miệng vực để tới bờ bên kia. Chúng liên tục gây áp lực buộc con voi phải nhảy theo chúng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con voi làm theo ? Con voi sẽ chết (nếu không qua được miệng vực) hoặc có thể chính những con Kanguru sẽ chết (nếu con voi qua được miệng vực và đè lên chúng).

Khi không thay đổi được số ít, số đông có thể sẽ dùng những biện pháp tiêu cực để loại bỏ số ít ra khỏi cộng đồng, dẫn tới những hậu quả thương tâm.

Trong hàng ngàn năm lịch sử, không ít người đã có những kết cục bi thảm chỉ vì những tư tưởng cách tân. Chúa Jesus từng bị đóng đinh trên Thập giá vì rao giảng những điều không phù hợp với cách nghĩ của những người thời đó.

Nếu bạn suy nghĩ và hành động khác mọi người, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ lập dị. Lobachevsy khi phát minh ra môn hình học mang tên mình (còn gọi là hình học phi Eculid) đã bị cho là một kẻ điên cho đến mãi một thế kỷ sau.

Một trào lưu vi phạm đạo đức (cả pháp luật) đang lan nhanh trên các trang mạng xã hội là tung thông tin cá nhân, hình ảnh của những người „bị ghét“ để đám đông „bày tỏ cảm xúc“. Đây là hành động của những người thiếu ý thức cộng đồng, kém nhận thức xã hội.

Bi kịch lớn nhất của một người là bị cô lập khỏi cộng đồng.

3. Cảnh giác với tâm lý đám đông[sửa]

Rất nhiều bộ máy tuyên truyền đã lợi dụng tâm lý sẵn có này của con người để áp đám đông theo một chuẩn mực có sẵn (có thể là tốt hay xấu). Kết quả là những cá nhân đi ngược lại chuẩn mực sẽ bị xã hội cô lập, lên án, bị trừ bỏ một cách danh chính ngôn thuận. Chẳng hạn, khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức những năm 1931 – 1945, Bộ máy tuyên truyền Đức (những bậc thầy tâm lý học) đã hướng đám đông theo „tinh thần Đức“. Kết quả, hàng loạt người chống chủ nghĩa Phát xít bị xử tử, cộng đồng người Do Thái bị tàn sát.

Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên. Lý do: đã là cách tân thì phải có điểm khác với số đông. Chưa nhà cải cách nào, tư tưởng mới nào, không vấp phải sự phản đối từ một đám đông cuồng nộ. Và không ít tư tưởng đã bị đám đông dập tắt từ trong trứng nước.

Tâm lý đám đông bắt nguồn từ lối sống bầy đàn của tổ tiên loài người. Nếu các bạn đã đọc bài viết của WEGREEN „những con khỉ định kiến“, thì sẽ thấy những con khỉ hành động giống hệt loài người chúng ta vậy.

Nhưng chúng ta không phải những con khỉ, chúng ta có tư duy, vì thế hãy có đầu óc nhận biết khi nào cần nói gì, làm gì, để chống lại những suy nghĩ bản năng. Đừng để bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt.

Bài viết & Hình ảnh: [Admin K]

Bản quyền: © Wegreen Vietnam

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này