Tìm chấy trên da đầu
Chấy, tên khoa học là Pediculus humanus capitis,[1] là loài ký sinh vật sống trên tóc, da đầu và quần áo của con người.[1] Chúng không mang mầm bệnh nhưng gây ngứa, khiến chúng ta phải gãi đầu thường xuyên và có thể nhiễm trùng.[2] Ngược lại với suy nghĩ của mọi người, có chấy không có nghĩa bạn vệ sinh kém, mà thật ra chúng thích tóc sạch hơn. Sinh vật này không thể nhảy nên chỉ lây lan bằng cách bò từ người này qua người khác. Vì vậy trẻ em có tóc dài khi chơi chung với nhau sẽ dễ dàng lây chấy qua lại.[3] Tiếp xúc đầu với đầu là con đường dễ lây chấy nhất, nhưng còn nhiều con đường khác cũng có thể lây chấy là ngủ lại nhà bạn, đội mũ chung, dùng chung lược,[1] nằm lên giường của bạn, tất cả trẻ em dù tóc dài hay ngắn đều có khả năng nhiễm chấy theo các cách này.[4] Nếu con bạn gần đây có tiếp xúc với người có chấy hoặc thường than phiền ngứa đầu, bạn nên kiểm tra chấy cho bé theo cách dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chải tóc khi còn ướt để kiểm tra tình trạng chấy[sửa]
- Gội đầu cho bé. Nhớ dùng dầu gội và dầu dưỡng tóc. Cách gội này tạo ra độ ẩm ở chân tóc, là nơi chấy sinh sống, nên sẽ tạm thời ngăn cản chúng di chuyển trên da đầu.[5] Dầu dưỡng tóc làm tóc trơn hơn giúp bạn dễ dàng đi lược qua đầu bé. Sử dụng lược có khe hở răng không quá 0,2 mm.[6]
- Chải tóc cho bé. Trước tiên bạn dùng lược răng thưa chải thẳng các mớ tóc rối.
- Sau đó chuyển sang dùng loại lược chải chấy. Bây giờ tóc bé đã sạch và thẳng, bạn có thể bắt đầu dò tìm chấy thật kỹ trên da đầu.
-
Để
nhìn
rõ
bạn
phải
yêu
cầu
bé
ngồi
yên.
Chọn
một
nơi
có
đủ
đèn
chiếu
sáng
hoặc
có
đủ
ánh
sáng
thiên
nhiên
từ
ngoài
hắt
vào.
- Choàng một tấm vải trắng ngang qua hai vai bé trong khi dò tìm, như vậy nếu có chấy rơi khỏi đầu bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy và thu gom.
- Nếu cần bạn nên dùng đèn pin hay đèn đeo đầu để nhìn rõ chân tóc hơn.
- Để không bỏ sót chấy tốt nhất bạn nên mua thêm chiếc kính lúp.
-
Bắt
đầu
chải
từ
da
đầu
và
cầm
chắc
lược
chạy
qua
hết
chiều
dài
tóc.
Với
mỗi
lượt
chải
bạn
nên
giữ
lược
tại
vị
trí
cuối
để
đánh
dấu
chỗ
đã
chải,
cách
này
cho
phép
bạn
kiểm
tra
toàn
diện
trên
từng
phần
da
đầu.
[7]
- Chú ý kỹ hơn tới khu vực da đầu xung quanh tai và ở gáy. Chấy có thể sống ở bất kì nơi nào trên da đầu, nhưng những chỗ này thường xuất hiện chấy nhiều nhất.[8]
- Kiểm tra tìm trứng chấy ở chân tóc tại vị trí cách da đầu từ 6 đến 12 mm. Trứng của chúng có kích thước cỡ đầu kim và bám chặt vào thân tóc, có hình ôvan và màu trong mờ khi mới đẻ, nhưng sẽ chuyển sang màu nâu khi phôi bên trong phát triển.[9]
- Kiểm tra răng lược sau mỗi lượt chải. Tìm chấy và trứng chấy bám trên lược.
-
Đặc
điểm
của
chấy
và
trứng.
Chấy
trưởng
thành
có
màu
nâu
nhạt,
kích
thước
cơ
thể
cỡ
bằng
hạt
mè.
Trứng
chấy
có
thể
có
màu
nâu,
vàng
hay
trắng.[10]
- Quan sát kỹ răng lược trong khi và sau mỗi lượt chải, dùng thêm kính lúp nếu cần. Nếu nhìn răng lược trên nền ánh sáng thì trứng hiện ra với màu xanh nhạt.[6]
- Xối nước rửa sạch lược sau mỗi lượt chải hoặc dùng khăn giấy ướt tách chấy khỏi răng, cả hai cách đều có thể loại bỏ sạch chấy dính theo răng lược trong khi chải. Không chỉ chấy mà cả gàu nhìn giống như trứng chấy cũng được loại sạch sau khi rửa.[11]
- Chải lược qua từng khu vực của da đầu ít nhất một lần. Sau khi chải tìm chấy hết toàn bộ đầu, bạn nên tìm lại thêm một lần nữa vì chấy có thể chạy lẫn lộn.
Chải tóc khô để kiểm tra tình trạng chấy[sửa]
- Chải sơ tóc. Ban đầu bạn nên chải sơ qua để gỡ các chỗ rối bằng bàn chải hay lược.
-
Sử
dụng
lược
chải
chấy
răng
khít.
Quá
trình
này
tiến
hành
tương
tự
như
khi
chải
tóc
ướt.
- Nếu việc chải lược khó có thể thu gom trứng chấy thì bạn nhúng ướt tóc trong dung dịch giấm trắng 3%-5% trước khi bắt đầu chải.[12]
-
Bắt
chấy.
Bạn
có
thể
dùng
ngón
tay
miết
chấy
vào
lược,
nhưng
sử
dụng
nhíp
sẽ
hiệu
quả
hơn.[13]
- Một số chuyên gia cho rằng cách dùng tay loại bỏ chấy như trên hiệu quả hơn dùng thuốc trị chấy, dù tốn nhiều thời gian hơn.[14]
- Cho những con chấy tìm được vào chiếc cốc nhỏ chứa cồn tẩy rửa. Chấy có thể sống trong nước nên sẽ trốn thoát nếu bạn không xử lý đúng cách. Bạn cũng nên nhúng chiếc lược chải chấy vào cồn tẩy rửa trong thời gian tối thiểu một giờ.[12]
-
Cảnh
giác.
Sau
khi
tìm
ra
và
loại
bỏ
chấy
và/hoặc
trứng
chấy
bằng
lược
hay
nhíp,
bạn
phải
tiếp
tục
quá
trình
tìm
kiếm
mỗi
ngày.
Vì
trứng
cần
nhiều
ngày
mới
nở
nên
quan
trọng
là
bạn
phải
tiếp
tục
tìm
kiếm
và
tiêu
diệt
chúng
cho
dù
vấn
đề
dường
như
đã
khá
hơn.
Nhiều
chuyên
gia
khuyến
cáo
nên
tìm
bắt
chấy
vào
buổi
tối
và
tiếp
tục
giám
sát
trong
hai
tới
ba
tuần
sau
lần
điều
trị
đầu
tiên.[15]
- Mặc dù chải khô là cách phát hiện chấy rất tốt nhưng việc phải gắp từng con chấy là khá mệt mỏi và tốn thời gian cho cả bạn và đứa trẻ. Một số chuyên gia khuyên nên chải ướt vì nó giúp bạn chẩn đoán tình trạng chấy nhanh chóng và phần nào điều trị hiệu quả hơn.[16]
- Nếu con bạn khó có thể ngồi yên trong thời gian dài, bạn nên tìm/bắt chấy lúc đang chiếu phim hay mở chương trình truyền hình. Tivi là nguồn thu hút sự chú ý để bé ngồi yên cho bạn tìm chấy.
- Giặt quần áo và bộ đồ giường. Cho dù con bạn không có dấu hiệu hay triệu chứng có chấy, nhưng có khả năng bạn của bé có, vì vậy tốt nhất là phải đề phòng.
Áp dụng biện pháp phòng ngừa[sửa]
- Hỏi thăm. Hỏi nhà trường xem có ai trong lớp học của con bạn được phát hiện có chấy. Bạn cũng nên dò hỏi các vị phụ huynh khi đến trường đón con.
- Tìm dấu hiệu và triệu chứng. Để ý xem con bạn hay bạn bè của bé có thường xuyên gãi đầu, dường như ngứa da đầu hay có cảm giác như con gì đang bò trên đầu không.[17]
- Không để bé dùng chung lược, bàn chải, mũ bảo hiểm hay mũ với bất kì ai. Bạn cũng nên khuyên bé tránh chạm vào giường, ghế hay gối được người có chấy sử dụng.[18]
- Kiểm tra tất cả thành viên trong gia đình. Nếu con bạn có chấy, nhiều khả năng bạn hay những người khác trong nhà cũng đã tiếp xúc với chấy. Nếu bạn bắt chấy bằng tay thì nên mang găng tay cao su hoặc rửa sạch tay hoàn toàn sau đó, vì đã từng có trường hợp chấy sống bên dưới móng tay người trước khi lây sang đầu.
- Giặt quần áo thường xuyên. Bộ đồ giường, khăn tắm, mũ và quần áo mới mặc nên được giặt bằng nước nóng có xà phòng, và cho qua máy sấy ở nhiệt độ 60 độ C. Bạn cũng nên hút bụi gối và ghế ngồi xe ôtô, bỏ tất cả những thứ không thể giặt (như thú nhồi bông) vào túi nhựa kín ít nhất hai tuần để giết hết chấy và trứng chưa nở.[19]
Lời khuyên[sửa]
- Trứng chấy thường dễ nhầm lẫn với gàu, vì vậy bạn cần nhận biết rõ hình dạng bên ngoài của chúng để tránh nhầm lẫn.
- Cho trẻ em ngồi trên ghế đẩu trước tivi trong khi bắt chấy, như vậy bé sẽ bị phân tâm và ngồi yên để bạn bắt.
- Giặt tất cả quần áo, áo gối và ga giường đã tiếp xúc với chấy trong nước nóng. Cho chúng vào máy sấy vì chấy không thể sống trong nhiệt độ cao.
- Nếu phát hiện có chấy thì phải điều trị ngay lập tức.
- Không chờ đến khi bé bắt đầu than phiền ngứa đầu mới kiểm tra chấy. Nếu số lượng chấy chưa nhiều đầu có thể không ngứa, và tốt nhất bạn nên phát hiện sớm tình trạng này.
Cảnh báo[sửa]
- Sản phẩm điều trị chấy đắt tiền và có chứa thuốc diệt côn trùng, do đó bạn phải xác nhận chắc chắn con mình có chấy trước khi dùng thuốc. Bạn không nên phòng ngừa chấy bằng cách sử dụng các sản phẩm điều trị này.
- Lược răng khít có thể không phải là dụng cụ tìm chấy hiệu quả. Trừ khi bạn chải lược sát da đầu, nếu không sẽ dễ dàng bỏ sót chấy. Không dễ loại bỏ trứng chấy bằng lược vì chúng bám dính vào thân tóc và kích thước trứng nhỏ hơn khe lược.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Đèn bàn hay đèn pin (tùy chọn)
- Lược
- Nhíp
- Cồn tẩy rửa
- Kính lúp
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 https://www.health.ny.gov/diseases/communicable/pediculosis/fact_sheet
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/head-lice/basics/complications/con-20030792
- ↑ http://www.cdc.gov/parasites/lice/head/gen_info/faqs.html
- ↑ http://www.cdc.gov/parasites/lice/head/epi.html
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1279305/
- ↑ 6,0 6,1 Goldstein, MD, MPH, Adam O, & Goldstein, MD, Beth G. Pediculosis capitis. UptoDate. May 20, 2015.
- ↑ http://www.racgp.org.au/afp/2013/march/wet-combing/
- ↑ http://lancaster.unl.edu/pest/lice/headlice018.shtml
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Head_lice_%28nits%29
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/e---h/head-lice/diagnosis-treatment
- ↑ http://www.patient.info/health/checking-for-head-lice
- ↑ 12,0 12,1 https://www.dhs.wisconsin.gov/publications/p4/p42078.pdf
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Head-lice/Pages/Diagnosis.aspx
- ↑ http://www.consumerreports.org/cro/news/2014/09/to-get-rid-of-head-lice-comb-them-out-instead-of-using-nix-rid-or-other-chemicals/index.htm
- ↑ https://www.michigan.gov/documents/Final_Michigan_Head_Lice_Manual_106828_7.pdf
- ↑ http://www.bmj.com/content/321/7270/1187
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/e---h/head-lice/signs-symptoms
- ↑ https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/e---h/head-lice/tips
- ↑ http://lancaster.unl.edu/pest/lice/headlice030.shtml