Tìm hiểu thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn là lãnh đạo thư viện hoặc thủ thư của một trường đại học? Bạn muốn xây dựng thư viện các tài nguyên mở trong trường của bạn nhưng bạn không biết tham khảo mẫu ví dụ ở đâu? Bài viết này có thể giúp cho bạn đấy.

Các bước[sửa]

Giới thiệu thư viện sách giáo khoa mở ở Đại học Minnesota[sửa]

  1. Hãy đi tới trang chủ thư viện sách giáo khoa mở của Đại học Minnesota, tại địa chỉ http://open.umn.edu/opentextbooks/. Trang chủ này được chia thành 3 phần: (1) phần đầu; (2) phần thân; và (3) phần chân. Sau đây là giới thiệu từng phần đó.
  2. Giới thiệu phần đầu. Phần này gồm:
    • Công cụ tìm kiếm. Nằm ngay bên dưới các hình ảnh giới thiệu trang là công cụ tìm kiếm của trang. Nó gồm: (1) trường tìm kiếm, nơi mặc định có dòng chữ mờ Search the Library - Tìm kiếm trong thư viện; (2) Núm Go, dùng để thực hiện lệnh tìm kiếm.
    • Thanh thực đơn. Thanh thực đơn của trang rất đơn giản, gồm 3 thực đơn sau:
    • Phương châm hành động của thư viện mở: Make a difference in your students' lives with free, openly-licensed textbooks - Tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống sinh viên của bạn bằng sách giáo khoa tự do, được cấp phép mở.
    • Mục đích tối thượng của sách giáo khoa mở: Textbooks every student can access and afford - Sách giáo khoa mà mỗi sinh viên đều có thể truy cập và kham được.
      • Định nghĩa sách giáo khoa mở. Sách giáo khoa mở là các sách giáo khoa được cấp tiền, được xuất bản, và được cấp phép để được tự do sử dụng, tùy biến thích nghi, và phân phối. Các cuốn sách đó đã được các giáo viên từ các trường cao đẳng và đại học khác nhau rà soát lại để đánh giá chất lượng của chúng. Các cuốn sách đó có thể được tải về không mất tiền, hoặc được in ra với chi phí thấp. Tất cả các sách giáo khoa hoặc được sử dụng trong nhiều cơ sở giáo dục đại học; hoặc tại các chi nhánh của cơ sở, xã hội học tập, hoặc tổ chức nghề nghiệp.
  3. Giới thiệu phần thân. Phần này được chia thành 3 cột:
    • Cột 1: Browse Subjects - Duyệt các chủ đề. Nó liệt kê toàn bộ 12 chủ đề sách được phân loại trong thư viện sách giáo khoa mở, với các đường liên kết tới các trang của từng chủ đề đó.
    • Cột 2: New Books - Sách mới. Nó đưa ra hình ảnh thu nhỏ của một cuốn sách mới, đại diện cho 3 chủ đề được liệt kê liên tục nhau ở cột 1 và có đường liên kết tới trang thông tin về cuốn sách mới đó. Bạn có thể xem được nhiều sách mới hơn, nếu nhấn vào cụm từ See more books (Xem nhiều sách hơn) ở dưới đáy cột 2 này.
    • Cột 3: Recent Reviews - Các rà soát lại gần đây. Nó đưa ra 2 rà soát lại gần đây cho 2 cuốn sách, đại diện cho 3 chủ đề được liệt kê liên tục nhau ở cột 1, cùng với đánh giá xếp hạng các rà soát lại đó theo số sao (cao nhất là 5 sao) và các đường liên kết tương ứng. Bạn có thể xem được nhiều rà soát lại hơn, nếu nhấn vào cụm từ Read more reviews (Đọc nhiều rà soát lại hơn) ở dưới đáy cột 3 này.
  4. Giới thiệu phần chân. Phần này gồm:
    • Giới thiệu mạng sách giáo khoa mở - OTN (Open Textbook Network) với các biểu tượng các thành viên của nó lần lượt được diễu qua màn hình.
    • Địa chỉ liên hệ với Trung tâm Giáo dục Mở - Center for Open Education của Đại học Minnesota.
    • Khẳng định giấy phép các nội dung trên trang bằng câu: Ngoại trừ những nơi có lưu ý khác, nội dung trên trang này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution 4.0.

Cách trình bày từng chủ đề và từng sách giáo khoa[sửa]

  1. Cách trình bày từng chủ đề. Cách trình bày từng chủ đề trong số 12 chủ đề được nêu ở trên là giống hệt như nhau: trên cùng là tiêu đề của chủ đề, bên dưới là bảng liệt kê các sách giáo khoa thuộc chủ đề đó.
  2. Cách trình bày từng sách giáo khoa mở theo từng chủ đề. Cách trình bày từng sách giáo khoa mở theo một mẫu dạng giống hệt nhau, với các thông tin được trình bày trong 2 cột, lần lượt từ cột trái qua cột phải với các nội dung như sau:
    • Ảnh bìa thu nhỏ đi với tiêu đề cuốn sách, số các rà soát lại ngang hàng trong dấu ngoặc đơn và xếp hạng sách giáo khoa theo số sao (5 sao là hạng cao nhất).
    • Thông tin về xuất bản của sách giáo khoa mở:
      • Năm xuất bản
      • Số sách tiêu chuẩn thế giới ISBN
      • Đơn vị xuất bản; thường đi với đường liên kết tới website của đơn vị xuất bản đó.
    • Read This Book - Đọc sách này. Đây là cách để tải về và đọc sách giáo khoa được chọn, đi với (các) định dạng như: PDF, Kindle, e-pub, mobi (cho các thiết bị di động). Định dạng tối thiểu và thường thấy để tải về là PDF.
    • Conditions of Use - Điều kiện sử dụng. Giấy phép của sách giáo khoa và đường liên kết tới giấy phép đó. Trong trường hợp ví dụ cụ thể ở đây, sách giáo khoa có giấy phép là CC BY-NC-SA. Với giấy phép này, bạn phải thừa nhận ghi công tác giả, không được sử dụng cho các mục đích thương mại; bạn được quyền tùy biến, sửa đổi nội dung cuốn sách, nhưng tác phẩm phái sinh của bạn cũng phải mang giấy phép y hệt, là CC BY-NC-SA.
    • Review - Rà soát lại. Liệt kê từng rà soát lại. Ví dụ cụ thể ở đây có 9 rà soát lại, thì cũng sẽ có 9 lần được nhắc lại với các thông tin sau:
      • Xếp hạng từng rà soát lại theo số sao, cao nhất là 5 sao.
      • Thông tin cá nhân của người đã tiến hành rà soát lại: họ và tên, học hàm, học vị, nơi công tác và ngày tháng năm rà soát xong sách giáo khoa.
      • Nội dung rà soát lại sách giáo khoa của người rà soát lại.
    • Table of Contents - Mục lục. Mục lục sách giáo khoa theo các chương.
    • About the Book - Thông tin về cuốn sách. Thông tin tóm tắt về sách giáo khoa.
    • About the Contributors - Thông tin về những người đóng góp. Phần này bạn sẽ thấy các thông tin về:
      • Author(s) – (Các) tác giả, bao gồm cả các tác giả không nêu tên và hoặc không muốn nêu tên, nhưng vẫn có nội dung tóm tắt về tác giả và thông tin về nghề nghiệp của tác giả có liên quan tới chủ đề của sách giáo khoa.

Khuyến cáo[sửa]

  • Nếu bạn hoặc thư viện trường đại học của bạn có mong muốn xây dựng thư viện sách giáo khoa mở thì đây là một mô hình mẫu tuyệt vời để tham khảo về nhiều khía cạnh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây