Tìm nước trên mặt trăng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giả thuyết bị lãng quên[sửa]

Chục năm trước đây, Tiến sỹ Faith Vilas, người đứng đầu trạm nghiên cứu thiên văn ở Arizona khi quan sát những bức ảnh chụp mặt trăng nhận được từ tàu thám hiểm Galileo đã chú ý đến những chỗ trống trên ảnh. Sau khi ảnh được lọc bằng tia hồng ngoại bà thấy một số điểm ở gần cực nam với các dấu hiệu tương tự quan sát được ở các hành tinh nhỏ. Đây thường là bằng chứng liên quan đến sự có mặt của các khoáng phyllosilicate. Để hình thành các khoáng chất này cần có nước và nhiệt độ cao. Faith Vilas giả thuyết rằng nước đã từng hiện diện trên mặt trăng.

Faith Vilas đã gửi tóm tắt ý tưởng nghiên cứu này đến Hội thảo nghiên cứu mặt trăng và các hành tinh vào năm 1999. Tuy nhiên sau nhiều năm ý tưởng đó vẫn chưa được công bố chính thức trên tạp chí khoa học. Vilas cho rằng vấn đề có vẻ bị chìm xuống.

Cho đến nay, giả thuyết này được chứng minh. Các dữ liệu thu được từ hai tàu thám hiểm khác sẽ sớm được công bố chính thức. Nội dung chính của bài báo trên tạp chí Science sẽ là: Vùng cực của mặt trăng chứa đầy những khoáng chất được hình thành nhờ sự có mặt của nước. Tuy nhiên, chứng minh này chứa phải là tất cả. Vệ tinh của NASA được phóng lên quỹ đạo vào ngày 18 tháng 6 năm nay đã thu được những tín hiệu về sự có mặt của nước. Các nhà khoa học tin chắc rằng cuộc tranh cãi hàng chục năm về nước trên mặt trăng đã kết thúc. Thực tế là nước có thể có ở tất cả các phần của mặt trăng - bằng chứng không chỉ từ những khoáng chất mà còn từ bề mặt đứt gãy và có thể là cả những khối băng sâu trong lòng mặt trăng.

Theo chuyên gia nghiên cứu mặt trăng Anthony Colaprete, một vệ tinh được phóng vào ngày 9 tháng 10 sẽ tiếp cận phần cực, bộc lộ phần băng với hy vọng cho phép các kính thiên văn có thể quan sát và chứng kiến bằng chứng về sự có mặt của nước. Anthony Colaprete cũng cho rằng đã không ai quan tâm đến ý tưởng của Vilas vì thật khó giải thích cho nguồn gốc và sự biến đổi của nước trên mặt trăng. Ông cũng cho rằng không thể hiểu tại sao ý tưởng bị quên lãng cả chục năm trời.

Quá dư thừa hydro[sửa]

Các dữ liệu cho rằng băng đã tồn tại trên mặt trăng cả hàng tỷ năm. Các thiết bị nghiên cứu xác định nhiệt độ vùng cực có chỗ lạnh tới 35 độ Kelvin (khoảng âm 238 độ C). Theo Richard Vondrak, một chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu, đây là điểm có nhiệt độ thấp nhất của hệ mặt trời vì nó còn lạnh hơn cả bề mặt sao Diêm Vương.

Các thiết bị nghiên cứu phát hiện rằng hydro, một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nước, có mặt tại vùng cực với lượng lớn. Một điều ngạc nhiên là nhiều miệng hố lõm hay núi lửa hình khiên rất giàu hydro trong khi những hố khác có ít hơn. Đặc biêt hơn, hydro tập trung rất nhiều bên ngoài thành của một số hố lõm (được tạo thành do sự va chạm của các thiên thạch vào mặt trăng), những phần được cho là quá nóng để có thể trụ lại. Đây chính là cơ sở cho giả thuyết rằng có thể nước mới chỉ được hình thành.

Tác động ở tầng sâu[sửa]

Phát hiện băng trên mặt trăng nhờ tàu thám hiểm Lunar Crater Observation and Sensing Satellite (LCROSS) của NASA sẽ làm sáng tỏ mối nghi ngờ về sự có mặt của nước trên hành tinh này. Khi điều này được chứng minh sẽ dẫn đến một cuộc tìm kiếm mới để xác định hành tinh nào (giàu nước) đã va chạm vào mặt trăng đầu tiên và để lại nước ở đó. Người ta cũng cho rằng có thể có những va chạm tương tự sảy ra với trái đất nhưng không để lại dấu vết giống như trên mặt trăng.

Vấn đề được tranh luận là làm thế nào để mặt trăng có nước? Giả thuyết thứ nhất cho rằng những hành tinh cổ đã va chạm mặt trăng khoảng 3,9 tỷ năm trước để lại các hố lõm và chôn vùi một lượng nước dưới bề mặt. Giả thuyết thứ hai cho rằng quá trình tích tụ nước chậm, từng ít một nhưng có tính liên tục và do các vẫn thạch tạo ra.

Một nguồn khác tạo nước có thể do gió mặt trời mang theo các proton H+. Các proton kết hợp với oxy trong "đất mặt trăng" để tạo nước. Phần lớn lượng nước được tạo ra theo cách này sẽ thấm xuống dưới bề mặt nhưng một phần có thể di chuyển nhờ thông qua cơ chế biến đổi phân tử ngẫu nhiên (molecular random walk) và được giữ lại ở phần bề mặt. Sự thay đổi về lượng hydrogen cũng như dữ liệu thu được từ rađa gợi ý rằng nước trên mặt trăng là kết quả của va chạm sảy ra từ rất lâu nhưng dấu hiệu của nước bên ngoài thành các hố lõm lại ủng hộ giả thuyết thứ hai. Như vậy cả hai giả thuyết này đều có thể đúng.

Trong khi đó các nhà khoa học thuộc hai nhóm nghiên cứu về khoáng chất bên ngoài các hỗ lõm ở vùng cực vẫn chờ đợi thêm dữ liệu. Các thiết bị gắn kính viễn vọng phản xạ chỉ có thể quan sát được các vị trí này.

Các dữ liệu nghiên cứu từ các mẫu sâu dưới bề mặt và từ thiết bị nghiên cứu khoáng mặt trăng thuộc vệ tinh thám hiểm đầu tiên của Ấn Độ Chandrayaan-1 sẽ được công bố trên tạp chí Science. Chúng ta cùng chờ đợi bằng chứng làm sáng tỏ thêm những suy luận cũng như phân tích mà nhà nữ khoa học, tiến sỹ Vilas, tìm thấy từ những bức ảnh chụp bởi Galileo nhiều năm trước đây.

Bày tỏ trong một bài báo khoa học Vilas đã viết rằng bà không được vui khi ý kiến của mình bị bỏ quên nhưng rất xúc động khi nó được chứng minh.

Nguồn: Naturenews, tin khác

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này