Tính diện tích toàn phần của hình trụ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Diện tích toàn phần của một hình là tổng diện tích các mặt của nó. Để tính diện tích toàn phần của hình trụ, ta cần tìm diện tích 2 mặt đáy rồi cộng với diện tích xung quanh của nó. Công thức tính diện tích toàn phần hình trụ là A = 2πr2 + 2πrh.

Các bước[sửa]

  1. Tìm bán kính một mặt đáy. Hai đáy của hình trụ có cùng kích cỡ và diện tích, vì vậy bạn chọn đáy nào cũng được. Trong ví dụ này, bán kính hình trụ là 3 cm. Bạn hãy ghi nó ra. Nếu đề chỉ cho đường kính, hãy chia số đó cho 2. Nếu đề cho chu vi thì chia cho 2π.
  2. Tính diện tích đáy. Đề tính diện tích đáy, hãy thay số đo của bán kính (3 cm) vào công thức tính diện tích hình tròn: A = πr2. Ta làm như sau:
    • A = πr2
    • A = π x 32
    • A = π x 9 = 28,26 cm2
  3. Nhân đôi kết quả để có số đo của 2 đáy. Đơn giản, bạn chỉ cần nhân kết quả tìm được ở bước trên, 28,26 cm2 cho 2 để có diện tích 2 đáy. 28,26 x 2 = 56,52 cm2. Vậy ta có diện tích 2 đáy.
  4. Tính chu vi của 1 trong 2 đáy. Bạn sẽ cần đến chu vi đáy để tính diện tích xung quanh hình trụ. Để có chu vi đáy, chỉ cần nhân bán kính cho 2π. Như vậy, để tính chu vi đáy trong trường hợp này, ta lấy 3 cm nhân lên với 2π. 3 x 2π = 18,84 cm.
  5. Nhân chu vi đáy với chiều cao hình trụ, ta sẽ được diện tích xung quanh. Lấy chu vi đáy, 18,84 cm, nhân với chiều cao là 5 cm. 18,84 cmx 5 cm = 94,2 cm2
  6. Cộng diện tích xung quanh với diện tích đáy. Cộng diện tích xung quanh hình trụ vào với diện tích 2 đáy, ta sẽ được diện tích toàn phần. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy diện tích 2 đáy là 56,52 cm2 cộng với diện tích xung quanh là 94,2 cm2. 56,52 cm2 + 94,2 cm2 = 150,72 cm2. Như vậy, diện tích toàn phần một hình trụ có bán kính đáy 3 cm, chiều cao 5 cm là 150,72 cm2.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu cả chiều cao và bán kính đều có dấu căn bậc 2, tham khảo thêm bài Cách nhân các căn bậc 2 với nhau và Cách cộng trừ các căn bậc hai để biết thêm cách làm.

Liên kết đến đây