Tính diện tích hình chữ nhật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hình chữ nhật là một hình tứ giác có 2 chiều dài bằng nhau và 2 chiều rộng bằng nhau tạo ra 4 góc vuông. Để tính diện tích hình chữ nhật, bạn chỉ cần lấy chiều dài nhân với chiều rộng. Nếu bạn muốn biết cách tìm diện tích của một hình chữ nhật, hãy làm theo các bước sau.

Các bước[sửa]

Khái quát về Hình chữ nhật[sửa]

  1. Tìm hiểu về hình chữ nhật. Hình chữ nhật là một hình tứ giác, nghĩa là nó có 4 cạnh. Các chiều dài của nó bằng nhau và các chiều rộng cũng vậy. Nếu một chiều dài có số đo là 10, thì chiều dài kia cũng là 10.
    • Ngoài ra, mọi hình vuông đều là hình chữ nhật nhưng không phải hình chữ nhật nào cũng là hình vuông. Vì thế khi tính diện tích hình vuông, ta cũng làm như với hình chữ nhật.
  2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật. Phép tính diện tích hình chữ nhật rất đơn gian là S = D * R (tương đương theo hình vẽ là L * W). Điều này có nghĩa là diện tích bằng chiều dài nhân chiều rộng.

Tính Diện tích Hình chữ nhật[sửa]

  1. Tìm chiều dài của hình chữ nhật. Trong hầu hết các bài toán, đề sẽ cho bạn sẵn chiều dài, nhưng nếu không thì hãy dùng thước để đo.
    • Lưu ý là 2 dấu gạch chéo trên các chiều dài có nghĩa chúng bằng nhau.
  2. Tìm chiều rộng hình chữ nhật. Dùng phương pháp tương tự để tìm.
    • Lưu ý là dấu gạch chéo trên các chiều rộng có nghĩa chúng bằng nhau.
  3. Viết số đo chiều dài và chiều rộng cạnh nhau. Trong ví dụ này, chiều dài là 5 cm và chiều rộng là 4 cm.
  4. Nhân chiều dài với chiều rộng. Chiều dài là 5 cm và chiều rộng là 4 cm, ghép chúng vào công thức S =D * R để tính diện tích.
    • A = 4 cm * 5 cm
    • A = 20 cm2
  5. Ghi đáp án với đơn vị bình phương. Đáp án của bạn là 20 cm2, nghĩa là “hai mươi xen-ti-mét vuông”.
    • Bạn có thể viết đáp án cuối cùng theo 2 cách: 20 cm vuông hay 20 cm2.

Tính diện tích nếu chỉ biết chiều dài một cạnh và đường chéo[sửa]

  1. Hiểu về định lý Pytago. Định lý Pytago là công thức tính độ dài của cạnh thứ 3 khi biết độ dài 2 cạnh của một tam giác vuông. Bạn có thể sử dụng định lý này để tính cạnh huyền của một tam giác, tức là cạnh dài nhất, hoặc là các cạnh hợp thành góc vuông.
    • Vì một hình chữ nhật có 4 góc vuông, đường chéo cắt ngang qua hình sẽ tạo ra một tam giác vuông, vì vậy ta có thể áp dụng định lý Pytago.
    • Định lý là: a2 + b2 = c2, trong đó a và b là 2 cạnh góc vuông và c là cạnh huyền - cũng là cạnh dài nhất.
  2. Dùng định lý Pytago để tính cạnh còn lại của tam giác. Lấy ví dụ bạn có một hình tam giác có một cạnh dài 6 cm và đường chéo 10 cm. Đặt 6 cm là độ dài một cạnh, b là cạnh còn lại, và 10 cm là cạnh huyền. Thay các số liệu vào công thức định lý Pytago và giải bài toán như sau:
    • Ví dụ: 62 + b2 = 102
    • 36 + b2 = 100
    • b2 = 100 - 36
    • b2 = 64
    • Căn bậc hai của (b) = căn bậc hai của (64)
    • b = 8
      • Chiều dài còn lại của tam giác, cũng là chiều dài của hình chữ nhật, là 8 cm.
  3. Nhân chiều dài với chiều rộng. Bạn vừa sử dụng định lý Pytago để tìm chiều dài vài chiều rộng giờ bạn chỉ cần nhân chúng với nhau là xong.
    • Ví dụ: 6 cm * 8 cm = 48 cm2
  4. Ghi đáp án với đơn vị bình phương. Đáp án cuối cùng của bạn là 48 cm2, hay 48 cm vuông.

Lời Khuyên[sửa]

  • Mọi hình vuông đều là hình chữ nhật nhưng không phải hình chữ nhật nào cũng là hình vuông.
  • Nếu tính diện tích, đáp án luôn luôn có đơn vị bình phương

Liên kết đến đây