Tăng estrogen

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Estrogen là hoóc môn tự nhiên có ở cả nam và nữ. Duy trì estrogen ở mức tốt cho sức khỏe là điều quan trọng đối với cả hai giới, nhưng phụ nữ cần nhiều estrogen hơn để thực hiện những chức năng cơ thể thông thườn như mang thai. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen ở phụ nữ giảm đáng kể. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết những thay đổi đơn giản trong lối sống và chế độ ăn để làm tăng estrogen cho bạn.

Các bước[sửa]

Tìm kiếm Trợ giúp Y tế[sửa]

  1. Để ý các triệu chứng. Hãy gặp bác sỹ nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng cho thấy nồng độ hoóc môn bị mất cân bằng, hoặc những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy nhớ thay đổi hoóc môn là hoàn toàn bình thường, đặc biệt đối với phụ nữ đang trải qua giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn không trong độ tuổi mãn kinh hay tiền mãn kinh hoặc có triệu chứng nặng thì bạn cũng nên đến bác sỹ. Các triệu chứng thường gặp có thể gồm:[1]
    • Bốc hỏa hay khó ngủ
    • Tính khí thất thường
    • Thay đổi về chức năng tình dục hay giảm khả năng sinh sản
    • Thay đổi về nồng độ cholesterol
  2. Khám bác sĩ. Trước khi thực hiện chương trình điều chỉnh estrogen, hãy hỏi bác sĩ về tác dụng của estrogen đối với cơ thể. Mặc dù thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến nhiều vấn đề nhưng nồng độ estrogen quá cao (hoặc nguy cơ kéo dài trong những thời điểm không phù hợp) có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, và ung thư vú.[2]
    • Có nhiều trường hợp dẫn đến những triệu chứng như bốc hỏa, mất ham muốn tình dục, và nhiều triệu chứng khác liên quan đến nồng độ estrogen thấp. Tuy nhiên, đừng ngầm định nồng độ estrogen là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi điều trị để tăng estrogen, bao gồm cả việc sử dụng thực phẩm bổ sung thiên nhiên hay chiết xuất từ thảo mộc.
  3. Xét nghiệm nồng độ estrogen. Có nhiều cách xét nghiệm để biết nồng độ hoóc môn. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu cho bạn. Máu của bạn có thể cũng được dùng để xét nghiệm FSH (Hoóc môn Kích thích Nang trứng), đây là hoóc môn điều chỉnh việc sản xuất estrogen và progesterone ở buồng trứng.[3]
    • Bạn nên cho bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc và thực phẩm bổ sung nào bạn đang dùng trước khi tiến hành xét nghiệm. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về biện pháp tránh thai nội tiết bạn sử dụng vì điều đó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Đồng thời cũng nên trao đổi về tình trạng bệnh tật bao gồm các bệnh về tuyến giáp, u hoóc môn phụ thuộc giới tính, u nang buồng trứng, và chảy máu âm đạo bất thường với bác sĩ vì những bệnh này có thể ảnh hưởng đến nồng độ FSH.[4]
    • Xét nghiệm FSH thường được tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt.
    • Có ba loại estrogen: estrone, estradiol, và estriol.[5] Estradiol là loại estrogen được đo bằng cách xét nghiệm, nồng độ bình thường là 30-400 pg/mL đối với phụ nữ tiền mãn kinh (tùy thuộc vào việc bạn có đang trong kỳ kinh nguyệt hay không) và 0-30 pg/mL đối với phụ nữ sau mãn kinh.[6] Nồng độ dưới 20 pg/mL có thể gây ra các triệu chứng về hoóc môn như bốc hỏa.
  4. Thử liệu pháp estrogen. Có nhiều liệu pháp estrogen như: thuốc viên, miếng dán da, gel và kem bôi. Ngoài ra, còn có estrogen âm đạo dưới dạng thuốc viên, vòng, hoặc kem được đặt trực tiếp vào âm đạo.[7] Hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu pháp nào phù hợp với bạn.

Thay đổi Lối sống và Chế độ ăn uống[sửa]

  1. Cai thuốc. Hút thuốc có thể tác động tiêu cực đến hệ nội tiết, hạn chế khả năng sản sinh estrogen hiệu quả.[8] Hút thuốc ở phụ nữ tiền mãn kinh có liên quan đến kinh nguyệt không đều, vô sinh và mãn kinh sớm.[8]
  2. Tập thể dục nhẹ nhàng. Tập luyện có liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen. Đừng tập quá sức, nên tập đều đặn. Tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và kéo dài tuổi thọ nói chung.[9][10]
    • Các vận động viên điền kinh có thể bị giảm nồng độ estrogen mạnh. Nguyên nhân là do phụ nữ gầy thường gặp khó khăn khi sản xuất estrogen. Nếu bạn là vận động viên điền kinh hoặc cơ thể có ít mỡ, hãy gặp bác sĩ để có giải pháp bổ sung estrogen.[11]
  3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Hệ nội tiết của bạn cần một cơ thể khỏe mạnh để hoạt động hiệu quả và sản sinh nồng độ estrogen bình thường. Phụ nữ không hấp thụ được estrogen qua đường ăn uống, nhưng ăn nhiều loại thực phẩm tươi sẽ cho bạn cơ hội tốt nhất để sản sinh estrogen một cách tự nhiên. [12]
  4. Ăn đậu tương và uống sữa đậu nành. Các sản phẩm từ đậu nành, như đậu phụ, có chứa genistin - một chất trong thực vật có hiệu quả tương tự estrogen. Với khối lượng lớn, chúng có thể giảm triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên đậu nành không tạo ra sự thay đổi lớn trong nồng độ hoóc môn.[13] Nếu bạn muốn thêm sản phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn, bạn có thể thử các cách sau:[14]
    • Đậu nành Nhật Bản
    • Tương miso với số lượng ít
    • Hạt đậu nành
    • Tương nén tempeh
    • Sản phẩm Đậu tương Thô (TSP), hoặc thức ăn làm từ bột đậu tương thô.
  5. Giảm sử dụng đường. Đường có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể.[15] Chuyển từ chế độ ăn tinh bột đơn thuần sang chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt ít tinh bột.
    • Ví dụ, thay vì ăn bột mỳ thường, hãy chọn bột ngũ cốc nguyên hạt. Ăn mì Ý làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt.
  6. Uống cà phê. Phụ nữ uống hai cốc cà phê (200 mg caffeine) trở lên mỗi ngày có nồng độ estrogen cao hơn những người không uống. Caffeine có thể làm tăng nồng độ estrogen nhưng không tăng khả năng sinh sản. Nếu bạn định tăng estrogen để tăng khả năng rụng trứng thì cà phê và caffeine không hẳn có tác dụng.[16]
    • Dùng cà phê hữu cơ. Hầu hết cà phê đều bị phun thuốc nhiều nên uống cà phê hữu cơ sẽ giảm nguy cơ thuốc diệt cỏ, thuốc sâu, và phân bón. Dùng loại túi lọc không tẩy trắng. Nhiều túi lọc cà phê chứa thuốc tẩy để có được màu trắng, vì vậy cố gắng tìm loại túi lọc không tẩy trắng để an toàn hơn.
    • Dùng cà phê và đồ uống chứa caffeine ở mức vừa phải. Bạn không nên dùng quá 400 mg caffeine mỗi ngày và cũng nên đặt mục tiêu uống ít hơn mức trung bình.[17]

Sử dụng Phương pháp Điều trị bằng Thảo mộc[sửa]

  1. Dùng thực phẩm bổ sung chasteberry. Bạn có thể tìm thấy thảo mộc này dưới dạng viên nén ở hầu hết các cửa hàng thuốc. Làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc để biết liều dùng. Chasteberry có thể giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt mặc dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh điều đó.[18] Cũng chưa có bằng chứng cho thấy thảo mộc này có tác dụng giảm triệu chứng mãn kinh, tăng tiết sữa, hay tăng khả năng sinh sản.[19]
    • Chasteberry được chứng minh có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen.[20] Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng chính xác như thế nào thì chưa được khẳng định.[21]
    • Tránh dùng chasteberry nếu bạn đang sử dụng: thuốc tránh thai, thuốc chữa rối loạn tâm thần, thuốc chữa bệnh Parkinson, hoặc Metoclopramide, một loại thuốc an thần kinh có tác động đối kháng với dopamine.
  2. Chọn thực phẩm nhiều phytoestrogens. Phytoestrogens đóng vai trò là chất thay thế estrogen trong cơ thể và là thành phần tự nhiên trong một số thực vật và thảo dược. Cân nhắc sử dụng phytoestrogens nếu bạn cố gắng giảm các triệu chứng của nồng độ estrogen thấp hay mãn kinh. Sử dụng phytoestrogens vừa phải. Nếu có ý định mang bầu, bạn nên tránh sử dụng phytoestrogens. Mặc dù phải cần một lượng lớn thực phẩm để tạo ra nồng độ phytoestrogens cao song phytoestrogens được cho là có liên quan đến tình trạng vô sinh và các vấn đề về phát triển.[22] Thực phẩm và thảo dược chứa phytoestrogens gồm:[23][24]
    • quả họ đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu rằng và đậu ngự
    • quả: nam việt quất, mận, mơ
    • thảo dược: oregano, cây thăng ma (black cohosh), xô hương, cam thảo
    • ngũ cốc nguyên hạt
    • hạt lanh
    • rau: súp lơ xanh và súp lơ trắng[25]
  3. Làm trà thảo mộc. Một số loại trà thảo mộc hay nước sắc thảo mộc có thể tăng nồng độ estrogen hoặc giảm triệu chứng mãn kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt mà không ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Nhúng thảo mộc trong cốc nước nóng 5 phút.[26]
    • Trà đen và trà xanh. Trà đen và trà xanh chứa phytoestrogens.[27]
    • Đương quy (Angelica sinensis). Là thành phần trong thuốc bắc, dược liệu này có thể giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Không sử dụng nếu bạn dùng thuốc chống đông máu như warfarin.[28]
    • Cỏ ba lá tía. Cỏ ba lá tía chứa isoflavones giúp giảm triệu chứng mãn kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt.[29]
    • Cây thăng ma. Thảo dược này cung cấp một số lợi ích liên quan đến estrogen nhưng không có tác dụng tăng nồng độ estrogen. Nó có thể giảm triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và khô âm đạo. Hãy tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng vì chúng có thể tương tác với một số loại thuốc khác.[30]
  4. Ăn hạt lanh. Hạt lanh là một trong những thực phẩm chứa nhiều phytoestrogens nhất. Ăn 1/2 chén bột hạt lanh để được hiệu quả tối đa. Loại hạt này cũng chứa nhiều axit béo omega-3 có thể giảm nguy cơ bị bệnh tim, ung thư, đột quỵ và tiểu đường.[31]
    • Bổ sung hạt lanh vào ngũ cốc ăn sáng hoặc sinh tố tốt cho sức khỏe là cách hay để ăn loại hạt này một cách dễ dàng.

Lời khuyên[sửa]

  • Có nhiều nguyên nhân tiềm tàng khác dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, v.v... Đừng ngầm định nồng độ estrogen là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đó. Hãy để việc đánh giá đó cho bác sĩ. Nếu có những triệu chứng phải lo lắng, bạn nên đi khám bác sĩ.

Cảnh báo[sửa]

  • Sử dụng hạt lanh nhiều hơn mức khuyến nghị có thể giảm hiệu quả của một số loại thuốc khác.
  • Không bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung mà chưa hỏi bác sĩ.
  • Nồng độ estrogen ở phụ nữ đang mang thai có thể cao hơn mức trung bình 100 lần.[32] Nếu bạn có thai, đừng cố tăng nồng độ estrogen hoặc dùng thực phẩm bổ sung hay thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/basics/symptoms/con-20029473
  2. http://www.drhoffman.com/page.cfm/183
  3. http://www.healthline.com/health/fsh
  4. http://www.healthline.com/health/fsh#Purpose3
  5. http://www.webmd.com/women/estrogens
  6. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003711.htm
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/basics/treatment/con-20029473
  8. 8,0 8,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1281267/
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21903887
  10. http://www.economist.com/node/21543129
  11. http://www.webmd.com/women/guide/normal-testosterone-and-estrogen-levels-in-women#4
  12. http://www.healthline.com/health/menopause/diet-hormones
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1480510/
  14. http://www.ucsfhealth.org/education/a_guide_to_foods_rich_in_soy/index.html
  15. http://www.sciencedaily.com/releases/2007/11/071109171610.htm
  16. http://www.nih.gov/news/health/jan2012/nichd-26.htm
  17. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
  18. http://www.aafp.org/afp/2005/0901/p821.html
  19. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-968-chasteberry.aspx?activeingredientid=968&activeingredientname=chasteberry
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25878948
  21. https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/chasteberry
  22. http://e.hormone.tulane.edu/learning/phytoestrogens.html#health_risks
  23. http://academicsreview.org/reviewed-content/genetic-roulette/section-6/6-3-endocrine-disruptors/
  24. http://www.newhealthguide.org/Normal-Estrogen-Levels.html
  25. http://www.breastcancerfund.org/clear-science/radiation-chemicals-and-breast-cancer/phytoestrogens.html
  26. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/menopause
  27. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-997-herbs%20with%20estrogenic%20activity%20(black%20tea).aspx?activeingredientid=997&activeingredientname=herbs%20with%20estrogenic%20activity%20(black%20tea)
  28. http://umm.edu/health/medical-reference-guide/complementary-and-alternative-medicine-guide/herb/dong-quai
  29. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/red-clover
  30. http://umm.edu/health/medical/reports/articles/menopause
  31. http://www.webmd.com/diet/features/benefits-of-flaxseed
  32. http://www.newhealthguide.org/Normal-Estrogen-Levels-In-Women.html

Liên kết đến đây