Tạo lập thói quen chăm sóc da hiệu quả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chọn đúng sản phẩm để kết hợp trong số nhiều sản phẩm chăm sóc da trên thị trường có thể là một điều quá sức nhưng tạo thói quen chăm sóc da lại là một điều khá thú vị. Để đảm bảo thói quen chăm sóc da thực sự phù hợp, đầu tiên, bạn cần xem da thuộc loại nào. Sau đó mới tạo lập thói quen cụ thể bao gồm dùng sữa rửa mặt, nước cân bằng da, kem dưỡng ẩm, sản phẩm tẩy tế bào chết và mặt nạ. Chỉ trong vòng vài tháng, bạn sẽ rạng rỡ hơn vì có làn da đẹp.

Các bước[sửa]

Tạo lập thói quen cơ bản[sửa]

  1. Tẩy trang. Nếu trang điểm, bạn cần tẩy trang trước khi đi ngủ. Một số sữa rửa mặt có kết hợp tẩy trang nhưng những sản phẩm này không giúp loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn sản phẩm tẩy trang và dùng trước khi rửa mặt.[1]
    • Miếng tẩy trang hoặc nước tẩy trang đều dễ sử dụng và tiện lợi. Bạn chỉ cần dùng miếng tẩy trang hoặc miếng bông thấm nước tẩy trang để lau sạch lớp trang điểm.
    • Vì phần trang điểm mắt và môi khó tẩy hơn nên bạn cần dùng sản phẩm tẩy trang chuyên dụng cho những phần này.
  2. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Bạn nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng trước khi trang điểm và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên rửa mặt sau khi đổ nhiều mồ hôi.[2]
    • Thấm ướt da bằng nước ấm, không dùng nước quá nóng. Nước ấm giúp loại bỏ bụi bẩn, còn nước nóng sẽ làm khô da.
    • Thoa sữa rửa mặt và mát-xa lên da theo chuyển động tròn, từ dưới lên. Sau đó, rửa sạch sữa rửa mặt bằng miếng bọt biển hoặc bằng cách tát nước ấm. Dùng khăn sạch thấm khô da.
  3. Thoa nước cân bằng da sau khi rửa mặt. Thoa nước cân bằng da lên khuôn mặt đã thấm khô nước sau khi rửa mặt. Bơm một lượng nhỏ nước cân bằng da lên miếng bông gòn rồi nhẹ nhàng lau khắp mặt. Tránh lau vào vùng mắt. Để nước cân bằng da khô tự nhiên và không cần rửa sạch.
  4. Dưỡng ẩm cho da. Dùng kem dưỡng ẩm sau khi nước cân bằng da thấm vào da. Bạn có thể mát-xa kem dưỡng ẩm lên da mặt và cổ theo chuyển động tròn, từ dưới lên hoặc thoa kem lên lòng bàn tay sạch rồi nhẹ nhàng vỗ lên da. [3]
    • Nếu mắt sưng, có quầng thâm hoặc nếp nhăn quanh mắt, bạn có thể dùng kem dưỡng riêng cho mắt. Dùng ngón đeo nhẫn nhẹ nhàng vỗ kem dưỡng lên vùng da quanh mắt.
  5. Tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần. Chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần để tránh tổn thương da. Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và chỉ cần chuyển động nhẹ là đủ. Chà xát mạnh có thể gây hại da.[4]
    • Có nhiều loại sản phẩm tẩy tế bào chết. Bạn có thể dùng tẩy tế bào chết dạng chà xát (rửa sạch sau khi tẩy), găng tay hoặc miếng bọt biển đặc biệt, hoặc thậm chí là sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như AHA hoặc BHA.
    • Tránh tẩy tế bào chết khi đang bị mụn trứng cá hoạt động hoặc tăng sắc tố da.[5]
  6. Thoa kem chống nắng hàng ngày. Tiếp xúc với ánh nắng hàng ngày có thể gây lão hóa sớm, tăng sắc tố da và các vấn đề khác. Ngay cả khi không định ra ngoài trời lâu thì bạn cũng nên thoa kem chống nắng khoảng 15 phút trước khi ra khỏi nhà. [6]
    • Thoa kem chống nắng như bước chăm sóc da cuối cùng sau khi thoa kem dưỡng ẩm và trước khi trang điểm.

Kiểm soát da nhờn[sửa]

  1. Chọn sản phẩm rửa mặt tạo bọt. Sản phẩm rửa mặt tạo bọt tốt nhất cho da nhờn vì giúp loại bỏ dầu một cách nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ sản phẩm rửa mặt cho toàn bộ khuôn mặt. Sản phẩm rửa mặt tạo bọt có ở dạng gel, dạng lỏng hoặc dạng kem.[7]
    • Cẩn thận và chỉ rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Rửa mặt quá thường xuyên có thể khiến da sản sinh thêm dầu và mụn.
  2. Tìm thành phần nguyên liệu chống mụn trứng cá. Nếu da dễ nổi mụn, bạn nên dùng sản phẩm chứa thành phần mạnh hơn giúp giảm tình trạng da dầu, bóng nhờn và mụn. Một số thành phần phổ biến và hiệu quả bao gồm: [8]
    • Benzoyl peroxide
    • Axit salicylic
    • Sul-phua
    • Axit alpha hydroxy như axit glycolic hoặc axit lactic
    • Retinoid
    • Hạt phỉ
  3. Thoa sản phẩm dưỡng ẩm chứa nước. Sản phẩm dưỡng ẩm đặc có thể khiến da nhờn hơn. Để tránh tình trạng này, bạn nên dùng dưỡng ẩm chứa nước hoặc gel. Đây là sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần thứ nhất hoặc thứ hai là nước. [9]
  4. Đắp mặt nạ đất sét thư giãn để giảm dầu. Mặt nạ đất sét là lựa chọn tuyệt vời cho người da dầu. Thoa mặt nạ sau khi rửa mặt sạch. Để khoảng 15-20 phút trước khi rửa sạch. Thoa dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ.[10]
  5. Tránh chạm tay lên mặt. Chạm tay lên mặt có thể truyền vi khuẩn và bụi bẩn từ tay lên mặt, từ đó gây ra mụn. Nếu phải chạm vào mặt, bạn phải rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước.[11]
    • Tuyệt đối không nặn, đâm hoặc bóp mụn. Mụn sẽ đau hơn, trông tồi tệ hơn và cuối cùng có thể để lại sẹo xấu.

Xoa dịu da khô và kích ứng[sửa]

  1. Rửa mặt vào buổi sáng. Vì sữa rửa mặt lấy đi lớp dầu có lợi trên da nên bạn không cần dùng vào buổi sáng. Thay vào đó, nên rửa mặt bằng nước ấm rồi vỗ khô nước. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào buổi tối.[12]
  2. Dùng dầu rửa mặt để tẩy trang. Sản phẩm tẩy trang chứa cồn và các thành phần mạnh khác có thể khiến da khô, kích ứng. Dầu rửa mặt dịu nhẹ cho da hơn so với miếng tẩy trang. Bạn chỉ cần thoa dầu lên da khô rồi rửa sạch bằng nước ấm.[13]
  3. Dùng serum trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Serum là sản phẩm dưỡng ẩm nhiều nước giúp tăng cường bổ sung nước cho da. Bạn chỉ cần dùng bông gòn hoặc tay sạch để chấm serum lên mặt. Để serum thấm vào da trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
  4. Thoa kem chứa dầu. Đối với da khô hoặc da lão hóa, kem chứa dầu không những cung cấp độ ẩm mà còn giữ ẩm trong da. Đọc nhãn sản phẩm để xem dầu có phải là một trong những thành phần đầu tiên không.[9]
    • Dầu khoáng hoặc petrolatum có thể giúp ích trong trường hợp da nứt nẻ hoặc bong tróc.
    • Dầu thường xuân và dầu Jojoba có thể ngăn ngừa tình trạng mất độ ẩm trên da.
  5. Chọn thành phần xoa dịu đối với da kích ứng. Da khô và nhạy cảm đều có thể gặp tình trạng kích ứng và bong tróc. Để xoa dịu da, bạn nên chọn sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm như lô hội, hoa cúc, chiết xuất trà xanh hoặc vitamin C.[14]
  6. Tránh cồn và các chất làm se khác. Cồn làm khô da và kích ứng da nhạy cảm. Đọc thành phần của tất cả sản phẩm để tránh sản phẩm chứa cồn. Bên cạnh cồn, bạn nên tránh các thành phần kích ứng da như:[15]
    • Hạt phỉ
    • Bạc hà
    • Tinh dầu khuynh diệp
    • Hương liệu
    • Axit

Xử lý các vấn đề về da thường gặp[sửa]

  1. Tìm chất chống oxy hóa để giảm dấu hiệu lão hóa. Chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn. Các chất chống oxy hóa phổ biến bao gồm vitamin C, retinol, chiết xuất trà, chiết xuất hạt nho và niacinamide.[16]
    • Mặc dù không phải chất chống oxy hóa nhưng axit alpha hydroxy như axit glycolic và axit lactic có thể giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
  2. Điều trị tình trạng da không đều màu bằng nguyên liệu làm sáng da. Nếu muốn giảm tình trạng tăng sắc tố da hoặc đốm tối màu trên da mặt, bạn nên chọn thành phần giúp làm sáng màu da. Một số sản phẩm hiệu quả bao gồm: [17]
    • Axit kojic
    • Vitamin C
    • Vitamin E
    • Arbutin
    • Niacinamide
    • Chiết xuất rễ cam thảo
  3. Dùng sản phẩm làm sáng da đối với da xỉn màu. Da xỉn màu là tác dụng phụ thường gặp của da khô hoặc da lão hóa. Nếu muốn da tươi sáng hơn, bạn nên tìm mua sản phẩm chứa vitamin C, arbutin, niacinamide và chiết xuất quả dâu tằm. Các sản phẩm này hiệu quả hơn khi dùng cùng nhau nên bạn có thể thử kết hợp chúng với nhau.[18]
  4. Chọn sản phẩm dịu nhẹ nếu mắc bệnh Rosacea. Để tránh bệnh bùng phát, bạn nên chọn sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm dịu nhẹ.[19] Tránh sản phẩm chứa cồn, menthol, bạc hà, tinh dầu khuynh diệp hoặc nước hạt phỉ.[20] Để điều trị một cách tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc chữa bệnh.
  5. Đi khám bác sĩ da liễu. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm sản phẩm phù hợp với da, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ da liễu có thể giúp xác định loại da và tìm ra vấn đề tiềm ẩn có thể khiến bạn lo lắng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc giúp ích.

Lời khuyên[sửa]

  • Cân nhắc dùng sản phẩm tự nhiên hoặc tự làm tại nhà, đặc biệt là đối với da nhạy cảm không phản ứng tốt với sản phẩm ngoài thị trường.
  • Các sản phẩm mới hiếm khi hiệu quả ngay. Nếu bắt đầu dùng sản phẩm chăm sóc da mới, bạn nên chờ khoảng 6 tuần đến 3 tháng để sản phẩm phát huy tác dụng. Duy trì thói quen chăm sóc da đều đặn vào buổi sáng và buổi tối.[21]
  • Uống nhiều nước vì da cũng sẽ được bổ sung nước khi cơ thể được cung cấp đủ nước.
  • Tuyệt đối không đi ngủ khi chưa tẩy trang.
  • Đối với da khô nhiều, bạn nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết không quá mạnh và chỉ nên dùng 1-2 lần mỗi tuần.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng thuốc có thể ảnh hưởng đáng kể đến da, từ lão hóa da sớm đến da không đều màu và khô da.
  • Vào mùa khô, bạn nên bật máy tạo ẩm trong phòng ngủ.

Cảnh báo[sửa]

  • Không thoa sản phẩm chứa thành phần mà bạn bị dị ứng.
  • Nếu sản phẩm khiến đỏ, ngứa, bong tróc hoặc sưng, bạn cần ngưng sử dụng ngay. Rửa mặt sạch bằng nước nếu sản phẩm còn dính trên mặt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.marieclaire.com/beauty/how-to/a7053/how-to-wash-your-face/
  2. https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/face-washing-101
  3. http://www.skinacea.com/how-to/choose-moisturizer-part-two.html#.WT2swcYpCUk
  4. https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/exfoliation
  5. https://www.aad.org/media/news-releases/evaluate-before-you-exfoliate
  6. http://www.skinacea.com/sunscreen/sunscreen.html#.WT2xasYpCUk
  7. http://www.skinacea.com/how-to/pick-right-cleanser-part3.html#.WT2nN8YpCUk
  8. https://www.aad.org/media/news-releases/dermatologists-advise-patients-that-over-the-counter-acne-products-can-have-benefits-and-a-place-on-their-medicine-shelf
  9. 9,0 9,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/in-depth/moisturizers/art-20044232
  10. http://stylecaster.com/beauty/best-face-mask-for-your-skin-type/
  11. https://www.aad.org/public/kids/skin/acne-pimples-zits/helping-stop-pimples
  12. http://www.atelierdore.com/beauty/how-to-wash-your-face/
  13. http://www.skinacea.com/how-to/pick-right-cleanser-part3.html#.WT2tKsYpCUm
  14. ref> http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/in-depth/moisturizers/art-20044232
  15. http://www.thedermreview.com/what-does-toner-do-for-your-skin/
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wrinkles/in-depth/wrinkle-creams/art-20047463
  17. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3663177/
  18. http://www.paulaschoice.com/expert-advice/skincare-advice/brown-spots-and-discolorations/skin-brightening-and-skin-lightening.html
  19. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3168246/
  20. https://www.rosacea.org/patients/skincare/index.php
  21. https://www.aad.org/media/stats/cosmetic-treatments