Thảo luận:Lecture:Phân loại học phân tử/Tasks/2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

@Lan: theo anh vấn đề của em là cách học vẫn bị ảnh hưởng nhiều của phương pháp GD truyền thống nên e chưa thích nghi đươc. Em cần phải tự tin hơn, hỏi nhiều hơn, tham gia nhiều hơn chứ không phải là ngược lại (chản nản .v.v). Anh nghĩ em không có vấn đề gì về "kiến thức chưa đủ" cả bởi vì so với Thọ (bác sĩ) và Thảo (vật lý) thì em là ng được đào tạo bài bản về Sinh học. Nhắc là khóa học được giả định cho những người hoàn toàn chưa biết gì về SHPT hay về phân loại rùa. Do đó, hãy chấp nhận những kiến thức mới, ghi lại những gì còn băn khoăn, thắc mắc, nhưng kiên trì đi tiếp, tìm hiểu tiếp đấy mới là cách học hiện đại. Anh nghĩ đây sẽ là trải nghiệm quý nếu sau này em có dịp đi học ở nước ngoài. Những tình huống tương tự hoàn toàn có thể xảy ra.

Cao Xuân Hiếu, 11:39, 31/3/2011 (UTC)

ý kiến chủ quan thì hơi tệ 1 chút: tuần vừa rồi em bận quá. giờ mới sờ tới máy tính. xl mọi người. em quả thực đọc không hiểu mấy tài liệu về DNA, cách xác định như thế nào, tóm lại là em không rõ lắm về cách nghiên cứu. có lẽ lượng thông tin về kiến thức chưa đủ? Thực ra với em dừng lại 1 tuần hay không về vấn đề làm việc cũng vẫn như thế. chính vì em không hiểu rõ nên đâm ra đôi lúc nản, nhưng đã chấp nhận tham gia thì sẽ tới cùng. em sẽ cố gắng trong thời gian tới.

Khiếu Phương Lan, 11:28, 31/3/2011 (UTC)

Em ủng hộ ý kiến anh Hiếu. Thực ra đôi khi tiếp xúc với kiến thức cơ bản khá là trừu tượng nhưng thực hành thì thường xảy ra khá đơn giản. Giống như khi học lập trình người ta thường bắt đầu từ bài tập "Hello World", trong đó học viên gõ chương trình mẫu in chữ "Hello World" vào máy, run, hoàn toàn không biết nó là cái gì.

Mình cũng không hiểu lắm tuần 1, nhưng sẽ rõ ràng dần. Tuy nhiên đấy cũng là sở thích cách học, nếu Thọ và Lan nghĩ nên dừng lại thì ta dừng để xem lại tuần 1.

Tuy nhiên có thể tuần 0 quan trọng hơn để một số thành viên làm quen với wiki, sửa bài, cách tiến hành...

Còn tuần 2 thì em dù sao cũng đề nghị kéo dài sang tuần tới, chờ có hoạt động của tất cả mọi người.

Phạm Thạch Thảo, 12:18, 19/3/2011 (UTC)

Vấn đề ko phải tôi phản đối hay không, mà tôi muốn đề nghị 1 cách học những thứ cơ bản thông qua việc thực hành trực tiếp chứ ko phải là từ nghiên cứu tài liệu. Ở đây chúng ta không có sức ép về tiến độ hay cái gì đại loại như vậy. Tôi nghĩ là với cơ chế tương đối mở của khóa học, Thọ và Thảo thử nói chuyện với Lan xem như thế nào? Nhưng tôi gợi ý ko nên dừng lại quá lâu ở tuần 1. Quyết định là quyết định chung của mọi người.

Cao Xuân Hiếu, 07:36, 19/3/2011 (UTC)

Tôi muốn có thêm thời gian 1 tuần để đọc tài liệu của tuần 1 và nắm được những thứ cơ bản, không biết ý anh Hiếu và mọi người thế nào?

Hồ Hữu Thọ (thảo luận) 12:14, 19/3/2011 (ICT)

Cái này chắc phải extend sang tuần sau rồi... Em có thấy ai phản hồi gì đâu :)

Phạm Thạch Thảo, 14:31, 18/3/2011 (UTC)

download tất cả trình tự partial lẫn complete. Sau này mình sẽ so sánh và cắt lấy phần trình tự mình quan tâm sau. Đối với các trình tự complete genome thì chưa chắc có đoạn gene cho 16S, ta cứ download về để riêng 1 file ra. Lưu ý gene 16S mà ta quan tâm là gene trên ty thể chứ ko phải gene trên nhiễm sắc thể đâu nhé.

Cao Xuân Hiếu, 17:14, 17/3/2011 (UTC)

Em hỏi tiếp: Trong tên bài đệ trình có partial, compelete nghĩa là thế nào, download cả hai không như một hay riêng rẽ ạ? Một số con không có 16S nhưng có complete genome (nhưng trong file rất ngắn!), ta dùng được không ạ?

Phạm Thạch Thảo, 17:07, 17/3/2011 (UTC)

lấy tất cả các trình tự của gene mà mình quan tâm. Không bỏ sót hay ưu tiên cái nào, treat mọi dữ liệu ngang nhau, chỉ note là loài đã phân loài cụ thể, loài nào mới phân đến chi.

Cao Xuân Hiếu, 18:10, 15/3/2011 (UTC)

Em có mấy câu hỏi: Có một số loài có một vài trình tự, có qui tắc ưu tiên chọn cái nào cái nào hay không?

Phạm Thạch Thảo, 17:52, 15/3/2011 (UTC)