Thảo luận:Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sách: Cái cách giáo dục Nhật Bản

Mình xin tóm gọn một số điểm về "Cải cách giáo dục Nhật Bản" cho những ai không có thời gian đọc.

  1. Tư tưởng Tây hóa: Ngay sau khi hết chiến tranh, người Nhật «mộ Tây» như «mộ đạo». Cụ thể
    • Họ mời nhiều giảng viên nước ngoài tham giả giảng dạy, biên soạn sách
    • Họ cho dịch nguyên văn rất nhiều quyển sách trình bày những tư tưởng giáo dục của phương Tây để phổ cập cho dân chúng. Và đó là những quyển bán chạy nhất ở Nhật thời đó
  2. Gốc đến ngọn: Họ cải cách từ gốc đến ngọn: tức tập trung tiểu học trước từ năm 1873, làm tốt tiểu học trong nhiều năm, đến năm 1907, họ mới làm trung học và trung học hướng nghề, rồi sau mới lên đại học
  3. Đóng góp của dân chúng: ban đầu kinh phí từ đóng góp của dân đóng vai trò quan trọng
  4. Tu thân: họ tập trung giáo dục ý chí, đạo đức, cách tư duy thay vì nặng về kiến thức. Họ có cái môn nổi tiếng « Tu thân » giống như môn đạo đức của mình nhưng môn này thay vì dạy kiến thức chay, họ thường giáo dục thông qua các hoạt động
  5. Lí tưởng học: gắn kết mạnh mẽ giữa lập thân và lập quốc.
  6. Quá trình cải cách: Họ xây dựng, tìm kiếm triệt lí giáo dục trước khi biên soạn chương trình hay phương pháp giảng dạy. Và cái triết lí này thay đổi tùy từng giai đoạn cho phù hợp với hiện tại. Họ áp dụng lần lượt hay tổng hợp các triết lí giáo dục hiện đại nhất của Mỹ, Anh, Đức ... .
  7. Phạm vi: Giáo dục gắn kết chặt chẽ giữa trường, xã hội và gia đình. Họ đã tạo được một thế giới sinh động ở nhà trường, một lực hấp dẫn của nhà trường cho mỗi học sinh.
    Thay đổi triết lí giáo dục, triết lí sống không chỉ trong môi trường trường học mà họ còn phát động các phong trào làm phong phú đời sống gia đình, phát hành cách chiến dịch viết sách giành cho thiếu nhi. Bây giờ mình mới hiểu vì sao Nhật Bản lại có rất nhiều truyện tranh thiếu nhi rất chất lượng mà ngay cả người lớn cũng bị cuốn hút như DOREMON, POKEMON, ... Nhưng câu chuyện đầy tính sáng tạo.
  8. Các tổ chức, phương pháp dạy: rất đặc biệt như: họ tiến hành các dự án nhỏ cho một nhóm trẻ em tiểu học học các kĩ năng. Ví dụ như dự án trồng cây, nuôi gà; trong dự án đó, học sinh sẽ học cách tính toán cộng, trừ, học cách đánh vần các tên cây, tên động vật ... .Cho học sinh tự chọn đề tài viết văn ...
  9. Môn văn: chuyển từ giáo dục mang tính văn chương sang giáo dục mang tính tâm lý.
  10. Nội dung: lấy cuộc sống, kinh nghiệm của trẻ làm trung tâm khi biên soạn giáo trình
  11. Thi cử: bỏ chế độ thi cử cuối kì mà chuyển sang đánh giá hàng ngày

Trên đây chỉ lược gọn những ý mình thấy thú vị để làm mồi nhử bạn tự đọc và khám phá con đường của dân tộc Nhật đã làm được mà thôi. Kết quả luôn là minh chứng hùng hồn cho một quá trình dám thay đổi và cải cách đúng đắn. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ thôi tự thắc mắc vì sao ta và Nhật đã có thời điểm cùng vạch xuất phát giống nhau để rồi giờ đây cả dân tộc họ đang ở top đầu của thế giới còn mình thì đang ở cái vạch nguy cơ bị đào thải.

Hãy nhìn ra xung quanh. Hãy nhìn vào bên trong. Rồi bạn sẽ hiểu lí do tại sao.

Nguồn: http://langnhincuocsongmuguet.blogspot.fr/2014/05/cai-cach-giao-duc-nhat-ban.html

Nguyenthephuc, 01:55, 15/5/2014 (CEST)

Trong Chính đề Việt Nam, cụ Nhu có phân tích ý này:

Nhờ hai cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình nói trên Nhật Bản đã hai lần “thoát hiểm”. Lần thứ nhất là thoát khỏi móng vuốt của thực dân phương Tây và lần thứ hai là vượt thoát ra khỏi chính những sai lầm của mình để trở thành một nước hòa bình, dân chủ, văn minh.
Nguyenthephuc, 03:58, 14/5/2014 (CEST)