Thảo luận Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Làm cha mẹ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

@ anh Phúc & anh Hiếu: Nếu bố mẹ và ông bà hòa thuận và mọi người đều hiểu được trách nhiệm nuôi dạy lớn nhất thuộc về cha mẹ thì chắc sẽ không có nhiều mâu thuẫn, và như thế sẽ thật tuyệt vời, em nghĩ thế. Còn nếu cứ mâu thuẫn triền miên thì ở tách nhau một chút có lẽ sẽ tốt hơn.

Em chỉ bức xúc vì anh dùng từ "can thiệp" thôi. Nuôi dạy cháu cũng một phần là trách nhiệm của ông bà mà. Có những điều bố mẹ không thể thay ông bà dạy bảo cháu được. Người ta có thể dạy con cái kính trọng, lễ phép với ông bà, còn yêu thương em nghĩ khó mà dạy được.

Về lối sống Tây phương, không biết lớn lên em sẽ nghĩ thế nào, còn bây giờ em nghĩ có những thứ đem so sánh với họ quả không phù hợp. Nghĩ về mẹ, trẻ con muốn được thấy hình ảnh một người mẹ hiều hậu, dịu dàng, và hết mực thương con. Sự nghiêm khắc có lẽ hợp với bố hơn.

Em chỉ nhìn được dưới góc độ của một đứa cháu và một đứa con thế thôi, em không thể hiểu được suy nghĩ của các anh bây giờ thế nào. Bao giờ em lớn sẽ đàm đạo với các anh tiếp vậy. hi..

Trelang 17:45, 2/11/2011 (ICT)


@Trelang: Ý kiến của anh Hiếu gần như nói hộ hết cho anh. Ở đây anh viết thêm, câu "ông bà can thiệp vào việc nuôi dạy cháu" anh viết theo nghĩa khi có tình huống "bất đồng" về cách nuôi, cách dạy trẻ giữa ông bà với bố mẹ của đứa trẻ. Khi đó, thông thường người làm con (bố mẹ đứa trẻ) khó xử, và dễ gây mâu thuẫn giữa 2 thế hệ. Anh không phủ nhận những điều tốt đẹp trong một gia đình 3 thế hệ nhưng phải có nhận thức thống nhất trong gia đình về "trách nhiệm" nuôi dạy trẻ là "bố mẹ của đứa trẻ". Ông bà nên tham gia ở mức "góp ý" thôi.

Hãy đọc bài viết này em sẽ hiểu hơn về suy nghĩ trên của anh: Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ

Nguyenthephuc, 09:16, 2/11/2011 (UTC)

Một ông GS Đức có cái nhìn thú vị về việc 1 đứa trẻ được vây quanh bởi 4-5 người lớn (bố mẹ, ông bà) phân công để làm hài lòng nó. Theo ông GS thì điều này tốt cho 4-5 người lớn vì họ được rèn luyện thể lực, thỏa mãn mong muốn được chăm sóc trẻ con của mình. Nhưng điều này ko tốt cho đứa trẻ cả về sức khỏe (béo phì, khả năng thích nghi kém) lẫn tinh thần (hình thành các tính cách ko tốt như ỷ lại, vị kỷ, .v.v)

Ở phương Tây, trẻ em hầu như ko sống cùng 1 mái nhà với cả bố mẹ và ông bà nhưng chúng được đều đặn đến chơi với ông bà trong các kỳ nghỉ hoặc gọi đt hỏi thăm, nói chuyện với ông bà. Chúng được giáo dục biết yêu thương ông bà và trong nhiều trường hợp ông bà ảnh hưởng đến tính cách đứa trẻ hơn cả bố mẹ chúng.

Việc sống chung 3 thế hệ sẽ gây mâu thuẫn và tình huống khó xử. 1) ông bà thường chiều chuộng trẻ nhỏ, bảo vệ chúng làm vô hiệu các dạy dỗ từ bố mẹ; 2) khác biệt về quan điểm nuôi dạy trẻ giữa ông bà và bố mẹ lại có thể làm rạn nứt tình cảm của người lớn; 3) đứa trẻ sẽ hình thành kiểu tính cách khôn vặt, nịnh nọt 1 vài ng và coi thường ý kiến 1 vài ng khác, hoặc chính chúng đặt ng lớn vào mâu thuẫn và ko quyết định được ai mới là ng có trách nhiệm giáo dục và quyền quyết định cách thức giáo dục trẻ em.

Cao Xuân Hiếu, 04:48, 2/11/2011 (UTC)

@anh Phúc: Sao lại bảo là "ông bà can thiệp vào việc nuôi dạy cháu" nhỉ ? Em nhiệt liệt phản đối.

Một đứa nhỏ được sống cùng và được ông bà cùng với bố mẹ dạy bảo từ nhỏ sẽ thật tuyệt vời. Bây giờ người ta cứ thích tách ra ở riêng sớm, em nghĩ, đó là sự thiệt thòi lớn nhất của trẻ nhỏ.

Trelang 08:33, 2/11/2011 (ICT)


"Khi bạn khen con ở một điểm nào đó, đừng quên gắn nó với những nỗ lực mà con đã làm để đạt được." - điều này cũng đúng khi giáo viên khen học sinh của mình.

Nguyenthephuc, 22:20, 1/11/2011 (UTC)

Câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh: "Trăm sự nhờ thầy/cô" ==> Gia đình còn "sự" gì? :D

Nguyenthephuc, 01:09, 13/8/2011 (UTC)

"... nền móng đạo đức từ gia đình ..." [1]

Nguyenthephuc, 00:59, 13/8/2011 (UTC)
  1. Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ: có lẽ ít ông bà nội/ngoại và ông bố bà mẹ ở nước ta nhận thức được điều này, nên mới hay có "nghịch lý": "Cháu hư tại bà". Ông/bà can thiệp vào việc nuôi dạy cháu nhưng khi có "vấn đề" thì người chịu trách nhiệm là cha mẹ của bọn trẻ. "Cha nào con nấy" chứ mấy ai nói "Ông/bà nào cháu nấy" -:D
Nguyenthephuc, 00:05, 25/7/2011 (UTC)