Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thực hiện bài tập chùng chân (Lunges)
Từ VLOS
Các bài tập sử dụng sức nặng của cơ thể cực kì có hiệu quả trong việc làm săn chắc vùng chân, tay và bụng. Vì vậy, nếu bạn tập luyện chuỗi các động tác như chống đẩy, chùng chân (lunges), hay các động tác làm săn chắc cơ đùi (squats) cùng một lúc, bạn vừa có thể tăng cường thể lực vừa tăng cường sức khỏe tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn bài tập chùng chân đúng cách để có vùng đùi, hông và vòng ba cân đối, quyến rũ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bài tập Chùng chân Trước[sửa]
-
Bước
đầu
tiên
là
đi
giày
thể
thao.
Giày
luyện
tập
đa
chức
năng
sẽ
hỗ
trợ
tốt
nhất
cho
quá
trình
tập
luyện
và
tạo
cảm
giác
thoải
mái.
- Không tập động tác chùng chân trên thảm tập bởi các bề mặt cứng và bằng phẳng mới đem lại hiệu quả cao nhất cho bài tập này.
- Đứng thẳng người song song với gương. Gương có tác dụng giúp bạn điều chỉnh đúng tư thế, do đó tránh được chấn thương trong tập luyện.
-
Đứng
thẳng
thân
người,
chân
mở
rộng
bằng
hông.
Tay
chống
hông.
Hóp
cơ
bụng
vào
trong
và
ra
ngoài.
- Thả lỏng cằm trong giây lát, đứng thẳng hơn và thả lỏng vai hết cỡ. Việc giữ đúng tư thế của xương sống trong suốt quá trình tập động tác này là rất quan trọng.
- Bước chân phải lên trước khoảng 60 – 90 cm. Độ dài bước chân tỉ lệ thuận với chiều cao của bạn. Giữ lưng của bạn thẳng khi cơ thể di chuyển về phía trước.
- Hơi kiễng chân trái, sao cho chỉ các ngón chân tiếp xúc với mặt sàn.
-
Đồng
thời
chùng
2
đầu
gối
để
tạo
thành
2
góc
vuông.
Hãy
chắc
chắn
đầu
gối
phải
và
các
ngón
chân
của
bạn
phải
cùng
nằm
trên
1
đường
thẳng
.
- Kiểm tra độ chính xác của tư thế qua gương. Việc điều chỉnh tư thế đúng chuẩn là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những bạn thực hiện bài tập này lần đầu. Những lỗi thường gặp là: chân phải bước lên quá dài hoặc quá ngắn. Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh và thử lại nhiều lần.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 1 – 5 giây. Ngừng đổ thân người về phía trước sẽ giúp bạn tăng thêm lực để nâng thân người lên từ vị trí chùng gối.
- Hạ gót chân phải xuống để đứng lên. Rút chân phải của bạn trở về vị trí ban đầu.
-
Làm
tương
tự
với
chân
trái.
Kiểm
tra
tư
thế
qua
gương
và
điều
chỉnh
nếu
cần.
Lặp
lại
động
tác
này
mỗi
bên
10
lần
hoặc
theo
chu
trình
2-3
lần
10
nhịp
như
vậy.
- Để bài tập tăng nhịp tim và rèn luyện thể lực này phát huy được tối đa tác dụng của nó, bạn cần gập gối đến khi nào cơ đùi mỏi và tim đập nhanh hơn. Dừng tập khi bạn thấy không thể giữ đúng tư thế lâu hơn được nữa.
- Tăng độ khó của bài tập với tạ tay. Bắt đầu bằng việc nắm tạ khoảng 0.9 kg mỗi bên. Dang tay sang 2 bên. Tập tổ hợp động tác chùng gối khi giữ tạ. Tăng dần trọng lượng tạ theo thể trạng.
Bài tập Chùng chân Đi bộ[sửa]
- Chọn vị trí có bề mặt dài và bằng phẳng để tập luyện. Bạn có thể tìm những địa điểm lý tưởng như đường hẻm hay khu đất trống giữa các tòa nhà.
- Đứng tư thế chân rộng bằng hông. Thực hiện động tác chùng chân trước bằng chân phải theo hướng dẫn bên trên.
- Dừng lại khi đầu gối gập hết cỡ.
- Nâng chân trái lên. Đẩy người về phía trước khi nhấc chân trái để thực hiện động tác chùng chân. Nâng thân người đứng thẳng,chân mở rộng bằng hông.
-
Tạm
dừng
rồi
thực
hiện
chùng
gối
trước
với
chân
trái.
Lặp
lại
chuyển
động
đi
bộ
hết
1
vòng
hoặc
hết
chiều
dài
tòa
nhà.
Nghỉ
vài
phút
trước
khi
lặp
lại
chu
trình
trên.
- Kết hợp đông thời động tác nâng tạ tay và chùng gối gối đi bộ để tăng độ khó của bài tập.
Bài tập Chùng chân Sang bên[sửa]
- Đứng ở tư thế chân mở rộng bằng hông. Bạn nên tập trước gương khi thực hiện động tác chùng chân hai bên lần đầu tiên.
- Hai bàn chân chếch chữ V. Độ mở của 2 chân vừa phải để tránh chấn thương cho đầu gối.
- Bạn cần giữ lưng thẳng và hóp bụng lại trong suốt thời gian thực hiện động tác. Thả lỏng phần hông và tay.
- Bước sang phải 30 – 60 cm. Bàn chân trái giữ nguyên trong khi cẳng chân trái giữ thẳng.
-
Hạ
thấp
đầu
gối
chân
phải.
Chú
ý
để
đầu
gối
luôn
đi
theo
mũi
chân.
- Vì ngón chân của bạn hơi chếch ra ngoài nên đầu gối cũng nên xoay theo mũi chân và theo hướng ra ngoài của ngón chân.
-
Dừng
lại
khi
đã
gập
gối
hết
cỡ.
Kiểm
tra
tư
thế
trong
gương
và
điều
chỉnh
nếu
cần
thiết.
- Kiểm tra tư thế của bạn bằng cách cố gắng nhấc các ngón chân phải. Sức nặng của cơ thể nên được dồn vào gót chân để thân người không bị dịch chuyển quá xa.
- Nhấc gót chân phải lên và quay trở về vị trí ban đầu.
- Làm tương tự với bên trái. Lặp lại động tác này 10 lần mỗi bên. Bạn cũng có thể làm 1 bên 10 lần rồi đổi bên.
Lời khuyên[sửa]
- Khi đã thuần thục các bài tập chùng chân trên, bạn có thể thử sức với những bài tập khó hơn như “chùng chân bật nhảy” áp dụng các nguyên tắc tập luyện của chùng chân trước, nhưng bạn sẽ bật nhảy từ tư thế chùng chân phải, đổi chân và tiếp đất ở tư thế chùng chân trái.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Giày luyện tập đa chức năng
- Gương
- Tạ tay
- Đường tập
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- http://www.shape.com/fitness/workouts/know-your-basics-how-do-lunge
- http://www.fitsugar.com/Equipment-Necessary-Side-Lunges-1043784
- http://www.webmd.com/fitness-exercise/ss/slideshow-7-most-effective-exercises