Thực trạng điều kiện bảo đảm đánh giá

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cơ sở vật chất, trang thiết bị[sửa]

Khi đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đào tạo và hạ tầng kỹ thuật, các CSDN đã áp dụng mẫu thiết kế theo tiêu chuẩn cũ hoặc theo tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế”. Các tiêu chuẩn này không phân biệt sự khác nhau giữa các nghề đào tạo và cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, TCN, CĐN). Đến nay, chưa có tiêu chuẩn chi tiết về nhà xưởng thực hành, về lắp đặt thiết bị và bố trí sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu cũng như tổ chức hoạt động dạy học thực hành cho từng nghề. Để đáp ứng yêu cầu đánh giá các trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu của CSDN bảo đảm về chủng loại (72%) và số lượng (71%) nhưng chỉ có 53% đáp ứng công nghệ sản xuất hiện tại. (Hình 2.9)

Hình 2.9: Mức độ đáp ứng về trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu dùng cho đánh giá

Đội ngũ giáo viên dạy nghề[sửa]

Theo Tổng cục Dạy nghề (2012), số giáo viên đạt chuẩn về thực hành nghề còn rất thấp: số chưa đạt chuẩn dạy thực hành trình độ CĐN là 30,82%, chưa đạt chuẩn dạy thực hành trình độ TCN tại các trường TCN là 42,76%. Số GVDN chưa đạt chuẩn sư phạm dạy nghề tại các trường CĐN là 17,40%, trường TCN là 28,80%.

Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, 58% giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ đánh giá và cũng chưa được giới thiệu về tiếp cận đánh giá theo năng lực (80%). Năm 2013, trong số 1000 giáo viên được đánh giá kỹ năng thực hành nghề theo chương trình khung dạy nghề - tức là ở mức trình độ “tối thiểu” nhưng cũng chỉ có 70% đạt yêu cầu (Nguồn: Tổng cục Dạy nghề). Phần lớn giáo viên còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế trong nghề đang giảng dạy (49% đồng ý với nhận định này) mặc dù có kiến thức đủ để dạy học thực hành kỹ năng trong chương trình mô đun đang giảng dạy (92% đồng ý). Hình 2.10

Hình 2.10: Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong nghề của giáo viên

Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới còn hạn chế. Yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp vô cùng quan trọng đối với giáo viên trong dạy học nghề và đánh giá kết quả học tập theo năng lực. Nếu chỉ dựa vào chương trình đào tạo và tài liệu tham khảo giáo viên rất khó khăn khi thiết kế các tình huống học tập, xây dựng quy trình và thiết kế công cụ đánh giá tiếp cận năng lực.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này