Thiết lập quy trình xây dựng công cụ đánh giá thực hành nghề

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mục đích[sửa]

Từ quy trình đánh giá chung đã xác định ở Chương 1 (Hình 1.3) thiết lập quy trình xây dựng công cụ đánh giá thực hành nghề.

Nội dung[sửa]

  • Quy trình xây dựng công cụ đánh giá thực hành nghề gồm năm bước (Hình 3.2). Do hạn chế của chương trình mô đun như đã phân tích ở Chương 2 và hiện chưa thực sự có các đơn vị TCNL nên cần hài hòa hóa mục tiêu và nội dung của chương trình mô đun và tiêu chuẩn thực hiện trong TCKNNQG.
Hình 3.2: Quy trình xây dựng bài kiểm tra thực hành

a) Bước 1: Phân tích mục tiêu của chương trình mô đun.[sửa]

- Xác định các công việc và kỹ năng làm việc đòi hỏi cho mỗi mô đun.

- Thông tin này sẽ giúp ra quyết định số lượng bài thực hành cần phải xây dựng cho việc đánh giá mỗi mô đun.

b) Bước 2: Xác định số bài kiểm tra thực hành cần xây dựng cho mô đun.[sửa]

- Bài thực hành mẫu cho đánh giá cần phải đại diện cho phạm vi công việc hoặc kỹ năng thuộc mô đun.

- Quyết định về tầm quan trọng tương đối của công việc thuộc mô đun. Với mô đun nghề có số công việc lớn cần phải xem xét để xác định nhiều công việc làm mẫu rút ra từ mô đun này.

c) Bước 3: Xác định thời gian và mẫu các kỹ năng cho mỗi bài kiểm tra thực hành.[sửa]

- Thông thường thời gian dành cho bài thực hành từ 2-6 giờ, phụ thuộc vào số công việc giao cho thí sinh và số thời gian cần để hoàn thành từng công việc.

- Số lượng công việc thực hành đủ để chắc chắn rằng một người đã chứng minh được năng lực xác định theo mục tiêu mô đun.

- Tập hợp mẫu các kỹ năng làm việc trong đề thi phải là mẫu điển hình.

d) Bước 4: Xây dựng các bài thực hành dựa trên cơ sở mục tiêu mô đun và TCKNNQG.[sửa]

- Lựa chọn một tiêu chuẩn thực hiện công việc muốn dùng để kiểm tra.

- Dùng thông tin về tiêu chuẩn thực hiện công việc để xây dựng bài kiểm tra thực hành.

e) Bước 5: Thử nghiệm và chỉnh lý các bài thực hành[sửa]

- Xác định người tham gia thử nghiệm;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất và điều kiện đánh giá tại trường;

- Lựa chọn giáo viên/ đánh giá viên để tiến hành kiểm tra tại hiện trường;

- Phân tích kết quả bài kiểm tra để xác định các vấn đề trong quản lý quá trình đánh giá và khiếm khuyết trong các tiêu chí đánh giá;

- Quyết định xem thí sinh đã đạt trình độ thích hợp chưa;

- Họp để lấy thông tin phản hồi từ những người tham gia;

- Chỉnh lý quy trình, công cụ đánh giá, thời lượng,…

  • Có nhiều phương pháp và công cụ được sử dụng khi tiếp cận đánh giá theo năng lực song quan sát và kiểm tra vấn đáp ngay tại nơi thực hành là hai phương pháp với những chứng cứ trực tiếp có giá trị và tin cậy phản ánh các thành tố và phương diện năng lực mà người học thể hiện. Hai công cụ chính được sử dụng là bảng kiểm (checklist) và câu hỏi vấn đáp.

Một công cụ bảng kiểm đánh giá sự thực hiện sẽ bao gồm một danh mục các tiêu chí đánh giá quy trình và/hoặc sản phẩm hay còn gọi là hạng mục đánh giá. Các tiêu chí này có thể bao gồm các chuẩn chất lượng, mức độ chính xác, các bước cần hoàn thành, trình tự các bước cần phải theo, các chuẩn về thời gian và thời lượng hoặc về an toàn, phụ thuộc vào sự thực hiện cần được đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cần phải được thiết kế sao cho giúp giáo viên tập trung những quan sát vào các khía cạnh quan trọng của mục tiêu đánh giá và để đảm bảo rằng những quan sát đó càng khách quan càng tốt.

Khi viết danh mục tiêu chí đánh giá trong bảng kiểm cần phải:

- Viết từng tiêu chí đơn giản và rõ ràng, sử dụng các thuật ngữ phổ biến trong nghề nghiệp;

- Các tiêu chí không được là kiến thức chung chung, bề ngoài, vô giá trị;

- Chứa đựng tất cả các bước cần thiết trong quy trình;

- Ở trong trình tự đúng của quy trình thực hiện công việc;

- Đặc biệt chú ý các bước về an toàn;

- Có thể lượng hóa được.

Các câu hỏi vấn đáp đưa ra nhằm mục đích kiểm tra hiểu biết về quy trình thực hiện công việc, hiểu biết về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, hoặc khía cạnh năng lực mà không thể hiện qua các nội dung thực hành. Những câu hỏi này phải được thống nhất về nội dung, thời điểm hỏi và mức độ trả lời thế nào là thỏa đáng hay không thỏa đáng, đúng hay sai,...

Điều kiện thực hiện giải pháp[sửa]

Việc xác định mẫu kỹ năng cần đánh giá, các tiêu chí đánh giá, câu hỏi vấn đáp, thời lượng của bài kiểm tra cũng như bối cảnh đánh giá cần có sự tham gia của các chuyên gia trong nghề. Phương pháp, công cụ đánh và điều kiện đánh giá không gây quá tốn kém về thời gian và nguồn lực.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này