Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lời cam đoan[sửa]

Lời cam đoan

Tác giả cam đoan luận án này là do bản thân tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án.

Tác giả

Nguyễn Quang Việt

Lời cảm ơn[sửa]

Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Sư phạm kỹ thuật - Tập thể Tổ bộ môn Phương pháp dạy học, Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập và thực hiện luận án tiến sĩ này.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Văn Khôi, PGS.TS. Mạc Văn Tiến - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và khuyến khích thường xuyên của Lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, Lãnh đạo và đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề giúp tôi vừa hoàn thành luận án vừa đảm nhiệm được công việc tại cơ quan. Trân trọng cảm ơn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở dạy nghề, các chuyên gia và nhà khoa học đã góp ý kiến quý báu cho luận án.

Tôi vô cùng biết ơn gia đình của mình và những người bạn thân thiết đã luôn cổ vũ tinh thần giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn để có thể hoàn thành luận án.

Hà Nội, tháng 04 năm 2015

Nguyễn Quang Việt



Danh mục từ viết tắt[sửa]

AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á
CBA Competency Based Assessment - Đánh giá theo năng lực
CBT Competency Based Training - Đào tạo theo năng lực
CĐN Cao đẳng nghề
CSDN Cơ sở dạy nghề
HSSV Học sinh sinh viên
ILO International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế
KNN Kỹ năng nghề
KNNQG Kỹ năng nghề quốc gia
KTĐQG Khung trình độ quốc gia
LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
NLTH Năng lực thực hiện
NXB Nhà xuất bản
TCKNNQG Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
TCNL Tiêu chuẩn năng lực
TCN Trung cấp nghề
TTLĐ Thị trường lao động
WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

Danh mục bảng[sửa]

Danh mục hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ[sửa]

Mở đầu[sửa]

Xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và mong muốn khai thác những lợi thế trong việc tham gia vào các tổ chức quốc tế mở ra những triển vọng to lớn thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng quyết liệt và lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Là thành viên trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên Việt Nam phải thực hiện nguyên tắc “mở cửa thị trường” cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài, trong đó có thị trường lao động (TTLĐ). Trong bối cảnh đó, đội ngũ lao động nước ta vừa có cơ hội phát triển về số lượng, chất lượng và tham gia vào TTLĐ của các nước, vừa chịu thách thức về sự cạnh tranh với lao động nước ngoài, thậm chí ngay tại TTLĐ trong nước.

Xem chi tiết: Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề/Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề[sửa]

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề[sửa]

1.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về đo lường và kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục bao gồm đánh giá và công nhận năng lực.

Xem chi tiết: Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề/Trên thế giới

1.1.2. Ở Việt Nam

Nhiều công trình nghiên cứu trong nước của các tác giả như Đặng Bá Lãm [15], Lâm Quang Thiệp [26; 27; 28], Dương Thiệu Tống [30],... đã giải quyết những vấn đề về phương pháp luận đo lường và đánh giá trong giáo dục: các phương pháp trắc nghiệm, quy trình đánh giá, và đặc biệt là khoa học đo lường trong đánh giá thành quả học tập. Các quy trình đánh giá, kỹ thuật thiết kế trắc nghiệm và lý thuyết đáp ứng câu hỏi trắc nghiệm của RASCH được giới thiệu cho việc ứng dụng thực hành kiểm tra đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam thời gian qua, mà chủ yếu hướng đến giáo dục đại học và giáo dục phổ thông.

Xem chi tiết: Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề/Ở Việt Nam

1.2. Một số khái niệm[sửa]

1.2.1. Kỹ năng

Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và được các nhà nghiên cứu bàn luận khá nhiều. Kỹ năng là tri thức trong hành động, là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế” [23; tr 644]. Kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở những kiến thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra phù hợp với mục tiêu và điều kiện cho phép.

Xem chi tiết: Một số khái niệm/Kỹ năng

1.2.2. Năng lực

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. [23; tr 816].

Xem chi tiết: Một số khái niệm/Năng lực

1.2.3. Tiêu chuẩn năng lực và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Năng lực được xác định và mô tả bằng các TCNL, đó là những chuẩn mực theo từng ngành nghề được quy định để đo lường chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, công việc trong môi trường lao động. Các tiêu chuẩn này mô tả kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và thái độ mà một người phải có để chứng tỏ mình có đủ năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, công việc cụ thể ở nơi làm việc. Đồng thời TCNL cũng chỉ báo bối cảnh, điều kiện thực hiện công việc và mức độ trách nhiệm, tự chủ khi thực hiện công việc đó.

Xem chi tiết: Một số khái niệm/Tiêu chuẩn năng lực và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1.2.4. Đánh giá theo năng lực

Đánh giá là “nhận định giá trị” [23; tr 366]. Trong giáo dục, theo mục đích của việc đánh giá có thể phân chia đánh giá làm ba nhóm: đánh giá chẩn đoán (diagnostic), đánh giá trong tiến trình (formative) và đánh giá kết thúc (summative).

Xem chi tiết: Một số khái niệm/Đánh giá theo năng lực

1.2.5. Một số khái niệm khác có liên quan

Xem chi tiết: Một số khái niệm/Một số khái niệm khác có liên quan

1.3. Đánh giá theo năng lực trong đào tạo nghề[sửa]

1.3.1. Đặc điểm của đào tạo theo năng lực
1.3.2. Đặc điểm của đánh giá theo năng lực
1.3.3. Phương pháp và công cụ đánh giá
1.3.4. Nguyên tắc đánh giá theo năng lực
1.3.5. Yêu cầu của đánh giá theo năng lực

1.4. Kết luận chương 1[sửa]

Xem chi tiết: Cơ sở lý luận đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề/Kết luận

Chương 2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập trong các cơ sở dạy nghề[sửa]

2.1. Mục đích, phạm vi, phương pháp khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập[sửa]

2.1.1. Mục đích khảo sát
2.1.2. Phạm vi khảo sát
2.1.3. Phương pháp và nội dung khảo sát
Xem chi tiết: Mục đích, phạm vi, phương pháp khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập

2.2. Kết quả khảo sát[sửa]

2.2.1. Thực trạng chương trình dạy nghề và hướng dẫn đánh giá
2.2.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập
2.2.3. Thực trạng điều kiện bảo đảm đánh giá
2.2.4. Nhận định thực trạng đánh giá kết quả học tập

Chương 3. Đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề ở việt nam[sửa]

3.1. Một số giải pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề[sửa]

Từ cơ sở lý luận đánh giá theo năng lực, phân tích nhận định thực trạng chương trình và kiểm tra đánh giá tại các CSDN đề tài đề xuất một số giải pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực như sau:

3.1.1. Giải pháp 1: Chuyển hóa tiêu chuẩn năng lực sang chương trình đào tạo
3.1.2. Giải pháp 2: Thiết lập quy trình xây dựng công cụ đánh giá thực hành nghề
3.1.3. Giải pháp 3: Đánh giá theo năng lực cho nhóm dựa trên phân công lao động và tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nghề

3.2. Ứng dụng các giải pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề[sửa]

3.2.1. Nghề Hệ thống điện
3.2.2. Nghề Công nghệ ô tô và nghề Hàn

3.3. Khảo nghiệm đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề[sửa]

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
3.3.3. Tiêu chí khảo nghiệm đánh giá
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Kết luận và kiến nghị[sửa]

1. Kết luận
2. Kiến nghị

Danh mục công trình khoa học liên quan đã công bố[sửa]

Danh mục tài liệu tham khảo[sửa]

Xem chi tiết: Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề/Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Luận án Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề, Nguyễn Quang Việt, 2015

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này