Cơ sở lý luận đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề/Kết luận

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Kết luận chương 1

Năng lực là một khái niệm phức hợp và có thể được định nghĩa theo nhiều phương diện và tầng mức khác nhau. Trên quan điểm tiếp cận chuẩn đầu ra của đào tạo nghề thì năng lực cần được đặt trong bối cảnh và tình huống hoạt động nghề hay tác nghiệp/hành nghề và được mô tả bởi các TCNL do ngành nghề đặt ra. Khi một cá nhân muốn được công nhận là có năng lực thì phải cho thấy chứng cứ thể hiện năng lực đó. Có thể nói, năng lực là tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ chuyên môn đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề.

Đánh giá kết quả học nghề phải phản ánh đúng năng lực của người học để hành nghề trong TTLĐ. Việc đổi mới phương pháp đánh giá, về bản chất, là đổi mới phương pháp thu thập chứng cứ của giáo viên/ đánh giá viên để xác nhận năng lực của người học hay đối tượng đánh giá theo các TCNL. Mỗi phương pháp đánh giá sẽ có những công cụ đánh giá thể hiện qua các tiêu chí tương ứng phù hợp nhằm đạt mục tiêu đánh giá.

Đào tạo theo năng lực là phương thức khác cơ bản so với đào tạo truyền thống ở chỗ định hướng đầu ra với hai thành phần chính: dạy và học các năng lực; đánh giá và xác nhận các năng lực. Đánh giá theo năng lực là đánh giá tuyệt đối (nhị nguyên) dựa trên một số nguyên tắc và bảo đảm những yêu cầu nhất định. Bốn nguyên tắc đánh giá theo năng lực là: minh bạch, giá trị, tin cậy và linh hoạt. Ba yêu cầu đối với đánh giá theo năng lực bao gồm: các chứng cứ năng lực phải bảo đảm độ giá trị, độ chân thực, tính thời sự và đầy đủ; công cụ đánh giá phải đo được phạm vi rộng các kỹ năng đòi hỏi; điều kiện đánh giá phải bảo đảm đầy đủ và phù hợp với mục tiêu đánh giá.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây