Thực trạng chương trình dạy nghề và hướng dẫn đánh giá

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thiết kế chương trình dạy nghề[sửa]

Các chương trình dạy nghề của các trường hiện nay đều dựa trên chương trình khung do Bộ LĐTBXH ban hành và được xây dựng theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định về chương trình khung trình độ TCN, chương trình khung trình độ CĐN (sau đây gọi là Quyết định 58). Để thiết kế chương trình khung phải xác định các nội dung kiến thức, kỹ năng đưa vào cho từng nghề trên cơ sở TCKNNQG đã được ban hành hoặc bản sơ đồ phân tích nghề, phiếu phân tích công việc của nghề, đồng thời xác định yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của HSSV. Từ năm 2007 đến tháng 12/2013 đã có 233 bộ chương trình khung trình độ TCN, chương trình khung trình độ CĐN được xây dựng và ban hành áp dụng thống nhất trong hệ thống dạy nghề. Trong đó, sau thời gian triển khai đào tạo một số chương trình khung đã được cập nhật, chỉnh sửa như công nghệ ô tô, hàn,… Nội dung đào tạo đã chú trọng nhiều đến thực hành, giảm thời lượng dành cho lý thuyết. Chương trình khung quy định khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu mà người học nghề ở một trình độ đào tạo phải đạt được sau khoá học với 70% chương trình là bắt buộc (phần cứng) và phần tự chọn (phần mềm) chiếm 30% chương trình do các trường quyết định căn cứ vào đặc điểm vùng, miền và sự phát triển ngành nghề đào tạo ở địa phương. Như vậy, chương trình đào tạo có thể khác nhau giữa các CSDN ở phần nội dung tự chọn.

Nội dung chương trình khung quy định về thời gian khoá học, cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu dạy nghề theo cấp trình độ đào tạo cho từng nghề. Cấu trúc một chương trình khung cho từng nghề bao gồm:

a) Mục tiêu đào tạo.

b) Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu.

c) Danh mục chương trình môn học, mô-đun đào tạo bắt buộc; thời gian và phân bổ thời gian.

d) Chương trình của từng môn học, mô-đun đào tạo bắt buộc.

e) Hướng dẫn sử dụng chương trình khung cho từng nghề để xác định chương trình dạy nghề.

Tuy nhiên, hầu hết các chương trình khung hiện nay khi xây dựng đều chưa có TCKNNQG mà là dựa trên sơ đồ phân tích nghề và các phiếu phân tích công việc do ban chủ nhiệm tổ chức thực hiện. Mặc dù đây cũng là cách tiếp cận đầu ra định hướng các năng lực của nghề nhưng thực tế vừa qua quá trình phân tích công việc và xác định tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng lại không tổ hợp thành các đơn vị TCNL. Chính vì vậy, kết cấu mô đun còn dàn trải theo kiểu liệt kê một số bài lý thuyết và bài thực hành riêng lẻ mà chưa “gói” theo cách thức tích hợp các thành tố năng lực.

Hướng dẫn đánh giá[sửa]

Quy định kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp trong các chương trình hiện nay là thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ LĐBXH về ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy (sau đây gọi là Quy chế 14). Theo đó, kiểm tra kết thúc khoá học đối với trình độ sơ cấp nghề bao gồm kiểm tra kiến thức, KNN. Hiệu trưởng nhà trường căn cứ Quy chế 14 và các quy định của pháp luật khác có liên quan để xây dựng và ban hành nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp phù hợp với điều kiện của cơ sở mình. Nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp quy định cụ thể về các công việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động thi, kiểm tra; ra đề thi, kiểm tra; chấm thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và các hình thức xử lý vi phạm nhằm bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan trong quá trình thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp.

Hầu hết hướng dẫn kiểm tra đánh giá trong các chương trình khung hiện nay chỉ ghi “hình thức kiểm tra hết môn học, mô-đun: viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành” và thi tốt nghiệp gồm hai phần: i) Môn chính trị - hình thức thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm; ii) Kiến thức, kỹ năng nghề: Lý thuyết nghề - hình thức thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm; thực hành nghề: bài thi thực hành.

Tương tự, đối với mỗi môn học, mô đun thường có phần “Phương pháp và nội dung đánh giá” nhưng phần này thường chỉ ghi “Trắc nghiệm, tự luận, bài tập thực hành,...”. Trong khi đó, các bản tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề lại đề cập “Tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá”. Những vấn đề về kiểm tra đánh giá trong chương trình kể trên đã phần nào ảnh hưởng đến thực trạng đánh giá kết quả học tập trong các CSDN được trình bày dưới đây.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây