Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Năng lực và các khái niệm liên quan
Từ VLOS
-
Năng
lực
là
gì?
- Theo từ điển: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.[1]
- Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002)[2]
- Năng lực là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l'Education, 2004)[3]
- Theo CTGDPT thì năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.[4]
- Xem thêm các quan niệm khác về năng lực: Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
- Người ta cũng chia năng lực thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên môn, trong đó, năng lực chung, cốt lõi là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên môn.[5]
- Năng lực chung hay còn gọi là "năng lực cốt lõi" [6] [7] (key competences), bao gồm một số năng lực được coi là nền tảng. Theo CTGDPT[8] thì nó bao gồm 3 nhóm: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác và Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Trên cơ sở năng lực chung, các nhà lý luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt[9] hay còn gọi là năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định, ví dụ như năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ (Hoàng Thị Tuyết)[10]
- Từ các năng lực chuyên biệt, các nhà lý luận cụ thể hóa thành các năng lực thành phần.[9]
- Những năng lực thành phần này được cụ thể hóa thành các thành tố[11] liên quan đến kiến thức, kĩ năng... để định hướng quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá của GV[9]
- Người ta thường chia một năng lực cụ thể thành các thành tố khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng tiêu chí thực hiện, phạm vi và bối cảnh, kiến thức cơ sở cũng như nguồn minh chứng cho từng thành tố. Hình 1 cụ thể hóa mô hình giáo dục theo năng lực.[12]
- Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các năng lực thành phần. Sự liên hệ giữa mục tiêu, hoạt động dạy học và công cụ đánh giá được thể hiện như trong hình 2[9]
- Một năng lực là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động.[13]
Chú thích[sửa]
- ↑ http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/N%C4%83ng_l%E1%BB%B1c
- ↑ DeSeCo, Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key Competencies for the Knowledge Society. In: Proceedings of the DeSeCo Symposium, Stuttgart, 2002.
- ↑ Québec- Ministere de l'Education, Québec Education Program, Secondary School Education, Cycle One, 2004.
- ↑ Chương trình giáo dục phổ thông/Phụ lục/Giải thích thuật ngữ#Năng lực
- ↑ Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản#2. Năng lực là gì?
- ↑ Theo CTGDPTTT thì Năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.
- ↑ Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực cốt lõi bao gồm: những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản#2. Năng lực là gì?
- ↑ Chương trình giáo dục phổ thông/Phụ lục/Biểu hiện năng lực của học sinh
- ↑ 9,0 9,1 9,2 9,3 Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Vật lí cấp THPT#Về kiểm tra đánh giá
- ↑ Hoàng Thị Tuyết, Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu cầu. Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2013.
- ↑ Theo từ điển "Thành tố" nghĩa là "yếu tố trực tiếp tạo nên một chỉnh thể". Từ đó có thể hiểu "Thành tố năng lực" là "yếu tố trực tiếp tạo nên năng lực đó".
- ↑ Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản#3. Giáo dục dựa trên năng lực
- ↑ Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kĩ năng, thái độ
- ↑ Trích từ luận án “Đánh giá kết quả học tập theo năng lực trong đào tạo nghề” của tác giả Nguyễn Quang Việt
Liên kết đến đây
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
- Học tập vs Đào tạo