Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Sự trở lại của các thành bang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lời dẫn của người dịch[sửa]

Một bài viết rất thú vị giúp mình có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về các mô hình quốc gia/thành phố tự trị cùng các xu hướng dẫn đắt tương lai của tác giả Jamie Bartlett, giám đốc trung tâm Phân tích Mạng Xã Hội, Viện nghiên cứu Demos ở London.

Đây là link bài gốc mà mình lược dịch từ tạp chí Aeon: https://aeon.co/essays/the-end-of-a-world-of-nation-states-may-be-upon-us

Sự trở lại của các thành bang[sửa]

Các quốc gia có chủ quyền/nation-state chỉ mới xuất hiện sau này trong lịch sử, và có rất nhiều bằng chứng cho rằng chúng sẽ không thể tồn tại đến cuối thế kỉ này

Nếu bạn sinh ở phía Nam châu Âu cách đây 1500 năm, bạn sẽ bị thuyết phục rằng đế chế La Mã chắc chắn tồn tại mãi mãi. Thực ra đế chế này, sau hết, chỉ tồn tại gần 1000 năm. Chỉ sau một thời kì suy giảm về kinh tế và quân sự, đế chế dần tan rã và đến năm 476 sau công nguyên (CE), thì hoàn toàn biến mất. Đối với những ai từng sống dưới chế độ huy hoàng này, những sự kiện như thế này quả thật là không thể nghĩ tới. Điều này cũng giống với những ai được trải qua sự sụp đổ của các luật lệ Pharaoh hay Đại thế giới Cơ đốc giáo/Christendom hay chế độ quân chủ Pháp/Ancien Regime.

Chúng ta đã tự lừa dối bản thân rằng các mô hình quốc gia nơi chúng ta đang sinh sống là điều tất nhiên và sẽ trường tồn mãi mãi. Vâng, có những mô hình độc tài và có những mô hình dân chủ nhưng tựu chung lại cả thế giới này hầu như được tạo ra bởi những quốc gia có chủ quyền/nation-states. Điều này có nghĩa cả thế giới là một sự pha trộn của các "quốc gia" (tập hợp các nhóm người có cùng một thuộc tính/attributes và đặc điểm/characteristics) và "trạng thái chủ quyền/state" (một hệ thống chính trị có tổ chức với chủ quyền ở các vùng không gian xác định, với biên giới được đồng ý bởi các quốc gia có chủ quyền khác). Hãy thử hình dung một thế giới mà không có các quốc gia – một điều mà bạn hầu như không thể. Bởi quốc gia luôn gắn chặt với chúng ta qua cái cảm giác ta là ai, đến từ đâu cùng sự trung tín (tình cảm quê hương), quyền và trách nhiệm đi kèm.

Nghe có vẻ kì quặc nhưng sự hình thành các quốc gia có chủ quyền/nation-states thì thực sự không diễn ra từ quá lâu. Mãi tận đến giữa thế kỉ thứ 19, đại đa số thế giới là một tập hợp ngổn ngang của các đế chế, các vùng đất phi chủ quyền/unclaimed land, thành bang và các lãnh địa/principality (nơi vua hoặc chúa cai quản), các nhà du hành khi đó có thể đi xuyên qua các vùng đất này mà không cần phải thông qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt hay hộ chiếu như bây giờ. Quá trình công nghiệp hóa đã làm cho xã hội trở nên phức tạp hơn, kéo theo một hệ thống hành chính tập trung hóa quan liêu được hình thành để có thể quản lý sự rối rắm trên. Các chính quyền/governments được tạo ra trên nền đó có thể hợp nhất các vùng đất lại, lưu trữ các tài liệu/hồ sơ, và điều phối các hoạt động (đặc biệt là chiến tranh) đồng thời gia tăng quyền lực để đối phó với các quốc gia láng giềng của mình. Các cuộc cách mạng – đặc biệt là ở Hoa Kỳ vào năm 1776 và Pháp năm 1789 đã giúp phổ biến ý tưởng “lợi ích quốc gia/national interest”, cùng lúc đó các phương tiện giao tiếp được cải tiến đã giúp cho việc thống nhất lại những cá nhân có cùng ngôn ngữ, văn hóa và định danh. Sự mở rộng của chủ nghĩa đế quốc đã giúp lan tỏa mô hình quốc gia có chủ quyền ra khắp thế giới, và vào giữa thế kỉ thứ 20 mô hình này đã trở thành nhân tố duy nhất trong cuộc chơi toàn cầu. Hiện tại có tất cả 193 quốc gia có chủ quyền đang thống trị thế giới này.

Nhưng các quốc gia có chủ quyền với các đường biên giới, chính quyền tập trung, những con người giông giống nhau và với quyền tự trị dường như đang ngày càng lỗi nhịp với thế giới. Như Karl Marx đã quan sát thấy, nếu như bạn thay đổi trạng thái của quá trình sản xuất chi phối nằm ẩn dưới xã hội, cấu trúc chính trị và xã hội cũng sẽ thay đổi theo.

Các quan điểm chống lại mô hình các quốc gia có chủ quyền gần như không mới. Cách đây 20 năm, nhiều người đã dự đoán về cái chết sắp đến của nó. Toàn cầu hóa, khái niệm được đưa ra bởi các nhà tương lai học/futurists, đã làm giảm dần sức mạnh của mô hình quốc gia có chủ quyền và buộc mô hình này phải thay đổi. Sự phổ biến của mạng thông tin internet toàn cầu đã báo trước một tương lai không biên giới, tự do và ít tính định danh hơn. Đồng thời các vấn đề như sự thay đổi khí hậu, quản trị mạng và tội phạm quốc tế dường như vượt quá khả năng của một quốc gia. Khi đó các quốc gia riêng lẻ trở nên quá nhỏ bé để có thể giải quyết các thách thức mang tầm quốc tế cũng như quá ì ạch để xử lý các vấn đề địa phương. Lúc đó, những công dân đi bầu sẽ nhanh chóng nhận ra điều bất cập này và ngừng quan tâm đến việc bầu cử, khiến cho vấn đề của các quốc gia tự trị ngày càng tệ hại hơn. Vào năm 1995, hai quyển sách có cùng tựa đề “Cái kết của nhà nước có chủ quyền” – một bởi nhà ngoại giao Pháp Jean-Marie Guehenno, và một bởi nhà lý thuyết tổ chức người Nhật Kenichi Ohmae- tiên đoán rằng quyền lực cuối cùng sẽ gia tăng tập trung đến các định chế đa phương như Liên minh châu Âu hay Liên Hợp Quốc, hoặc suy giảm xuống tới các khu vực và thành phố riêng lẻ.

Các báo cáo trước đây về cái chết của nhà nước tự trị dường như đã bị phóng đại quá mức, và bản thân lý thuyết đó thì cũng bị lãnh quên vào thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nhưng bây giờ nó đã trở lại ở một thời điểm phù hợp hơn.

Nên nhớ, chỉ có khoảng 10 triệu người trực tuyến/truy cập internet vào năm 1995, thời điểm lần cuối lý thuyết đó được nhắc đến trong thiên niên kỷ cũ. Đến 2015, con số đã gia tăng đến 3 tỷ người và vào năm 2020, nó sẽ lên đến 4 tỷ người (với trên 20 tỷ thiết bị kết nối Internet). Công nghệ số thì hoàn toàn không giống như một quốc gia có chủ quyền. Trong Bảng tuyên ngôn độc lập về không gian số của John Perry Barlow năm 1996 đã tổng kết lại: “mạng thông tin internet được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự do cá nhân/libertarian principles. Không có kiểm duyệt, phi tập trung và không biên giới. Nó phổ biến ở khắp mọi nơi.”

Đây là một cú đánh đau đớn cho mô hình nhà nước chủ quyền theo nhiều nghĩa khác nhau. Hiện nay, dữ liệu của Trung tâm Dịch vụ Sức khỏe quốc gia của Anh có thể là mục tiêu của các phần mềm phá hoại đến từ Bắc Hàn và chỉ có một vài cách thức để ngăn chặn việc này hoặc đưa những kẻ phá hoại ra công lý. Các ứng dụng công nghệ như Uber và Deliveroo cũng giúp tạo ra những khoản tăng trưởng bất ngờ trong nền kinh tế gig/tạm thời (kinh tế không ràng buộc quyền lợi), được xem là nằm trong khoản chi phí 3,5 tỷ bảng một năm vào 2020-1. Cũng có hàng triệu người sẽ chuyển sang sử dụng tiền bitcoin và công nghệ blockchain/truyền dữ liệu mã hóa, được thiết kế nhằm đấu với quá trình kiểm soát dòng tiền từ các ngân hàng trung ương và chính phủ, và con số này sẽ ngày càng gia tăng. Nó cũng truyền cho chúng ta những giá trị mới, những giá trị không nằm tự nhiên trong bản thân một quốc gia có chủ quyền, kiểu như sự gia tăng của những người tự nhận mình là “công dân toàn cầu”.

Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2016, ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã đưa dòng thông tin sau trên Twitter của mình:” Một quốc gia mà không có biên giới thì không phải là một quốc gia đúng nghĩa. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ an toàn trở lại.” Sự cuồng nộ của đám đông đã làm mờ đi một điều rằng Trump đã hoàn toàn đúng. (dù thế nào đi chăng nữa, cũng đúng vế đầu). Đường biên giới sẽ xác định ai ở bên trong và ai ở bên ngoài, ai là công dân của mình và ai thì không, ai sẽ được đưa vào cái lẩu chung (common pot) này và ai sẽ bị tống ra ngoài. Nếu một quốc gia không thể bảo vệ đường biên giới của nó thì khả năng tồn tại của nó ít nhiều đã bị suy giảm theo một nghĩa nào đó, dưới hai dạng thức, ở những lo ngại diễn tiếp có cơ sở và ở cả những suy tưởng ít có cơ sở (mang tính huyền thoại) /agreed upon myth đồng ý với việc ấy.

Dòng trạng thái của Trump được tạo ra để chống lại các cam kết của Thủ tướng Đức Angela Merkel một năm trước đó, sẽ tạo một nơi trú ẩn tại Đức cho những người tỵ nạn từ Syria. Động thái tiếp theo của mọi người ở châu Âu – các thành viên liên minh châu Âu đã nhận được 1,2 triệu đơn xin tỵ nạn vào năm 2015 – đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo. Mà các ảnh hưởng lan tỏa của nó vẫn đang diễn tiếp. Điều này đã đóng góp vào quyết định rời khỏi liên minh châu Âu của Liên hiệp Anh. Nhưng con số 1,2 triệu người thì quá nhỏ bé so với những gì sắp xảy đến. Con số chính xác trong nhiều thập kỉ tới thì rất khó tính toán, và được xem là rất lớn, có ước tính cho rằng gần 200 triệu người sẽ trở thành người tỵ nạn của biến đổi khí hậu trong tương lai vào giữa thế kỷ này. Nếu cả EU phải vật lộn đấu tranh để kiểm soát biên giới với 1,2 triệu người, chuyện gì sẽ xảy ra với 200 triệu người? Bài học của lịch sử – dựa trên những nhìn nhận thực tế xuyên suốt chiều dài của nó – là khi con người đã muốn xê dịch và làm một điều gì đó, thì quả là khó để dừng họ lại.

Đây là cốt tử/crux của vấn đề: các nhà nước có chủ quyền đều dựa trên khả năng kiểm soát của họ. Nếu họ không thể kiểm soát thông tin, tội phạm, doanh nghiệp, biên giới và nguồn cung tiền, họ sẽ làm suy giảm nhu cầu của các công dân dành cho sự tồn tại của chính mình. Cuối cùng, các quốc gia chủ quyền cũng sẽ trở thành một huyền thoại được nhiều người tán đồng: chúng ta từ bỏ một vài sự tự do nào đó để đạt được những thứ khác từ chính quyền. Nhưng nếu giao dịch đó không còn hoạt động nữa, chúng ta sẽ ngừng tin tưởng vào huyền thoại này, và họ sẽ không còn có chút quyền lực nào trong mắt chúng ta nữa.

Vậy điều gì sẽ thay thế nó?

Thành phố tự trị (thành bang)/city-state dường như đang gia tăng trở lại thành một đối thủ đáng gờm. Đó là những thành phố với quyền tự trị như một quốc gia, những nơi kiểu như Singapore hay Monaco. Thành bang gần đây đã được đề cập nhiều hơn bởi các tạp chí quốc tế như Forbes (“Kỉ nguyên mới cho thành phố tự trị” 2010), Quartz (“Các quốc gia sẽ không còn dẫn dắt quá trình toàn cầu hóa mà là các thành phố”, 2013), The Boston Globe (“Sự trở lại của các thành phố tự trị”,2015) và How we get to next/Làm thế nào chúng ta đi đến bước kế tiếp do Quỹ Gates tài trợ (“Sự tái sinh của các thành bang”, 2016).

Những xu hướng gây tổn thương cho quốc gia tự trị thì lại đang giúp mở rộng mô hình thành phố tự trị. Trong một thế giới kết nối cao độ và hầu như phi biên giới, các thành phố là trung tâm của thương mại, tăng trưởng, sáng tạo, công nghệ và tài chính. Theo như Bruce Katz, Học giả trăm năm/Centennial Scholar của viện nghiên cứu Brookings ở Washington, DC và đồng tác giả (với Jemery Nowark) trong cuốn sách sắp xuất bản “Chủ nghĩa địa phương hóa mới/Localism: Làm thế nào để thành phố có thể vươn lên trong kỉ nguyên của chủ nghĩa dân túy/populism”. Một kiểu tập hợp các thành phố lớn theo mô hình hub/tập trung thì đặc biệt có giá trị cho nền kinh tế hiện đại:” Sự sáng tạo diễn ra liên tục bởi sự hợp tác và nó cần có sự gần gũi về không gian thời gian/proximity. Bạn cần một hệ thống kinh tế cô đặc và sự kết nối cao độ thì đang củng cố sự tập trung này.” Các thành phố cũng có sức nặng về nhân khẩu học ở phía của nó: lần đầu tiên trong lịch sử, năm 2014, đa số nhân loại đã tập trung đến sống ở các thành phố.

Điều này đã khiến cho các thành phố đóng vai trò chính trị quan trọng (political muscle) hơn bao giờ hết, có nhiều yếu tố đã củng cố điều đó. Ở khía cạnh biến đổi khí hậu, lấy ví dụ – thứ mà dường như các nhà nước tự trị thất bại thảm hại – thì các thành phố sẽ dẫn dắt việc này. Kể từ năm 2006, sáng kiến C40 đã đưa 60 thành phố đến gần nhau hơn để tăng cường hợp tác và phát triển công nghệ giảm thiểu phát thải khí ô nhiễm, và những thành tựu đạt được thường vượt xa các thỏa thuận quốc tế. Ở Hoa Kỳ, nơi mà chính quyền liên bang dường như bó tay trước việc biến đổi khí hậu, việc lãnh đạo và dẫn dắt đã được chuyển xuống cho các thành phố.

Sự chuyển dịch quyền lực thì hiển hiện theo cách thị trưởng của các thành phố chính yếu đã ngày càng đặt nặng quyền lợi chính trị của họ: hãy nghĩ đến Bill de Blasio của New York, Sadiq Khan ở London, Virginia Raggi ở Rome, Ada Colau ở Barcelona. Những thành phố đa dạng như Indianapolis và Copenhagen đang thử nghiệm cách thức sử dụng các tài sản vật chất, kinh tế và xã hội có sẵn để có thể tự chi trả cho các khoản đầu tư ở mức độ thành phố của mình.

Theo như Katz, thế giới đang chuyển động vượt xa khỏi mô hình quốc gia tự trị: “Chúng ta đang ở trong một thời kì nơi các thành phố đã có một kiểu quyền lực mới. Nó có một cơ hội lớn để thúc đẩy các lợi thế về kinh tế và tài chính để làm tăng thêm vị thế và tác động tạo ra thay đổi.” Tôi đã từng suy nghĩ về quyền lực ở khía cạnh nhị nguyên: bạn sẽ đạt được nó hoặc là không có gì cả. Nhưng theo Katz, chúng ta cần phải tái tư duy bởi có một cái gì đó ở giữa chúng, nơi các thành phố thì không hoàn toàn độc lập khỏi mô hình quốc gia tự trị, nhưng cũng không cần xin ân huệ hay hỗ trợ từ chính quyền quốc gia đó.”Các thành phố không phụ thuộc vào quốc gia, đó là một mạng lưới quyền lực của các định chế và các nhân tố thúc đẩy tạo nên nền kinh tế. Quyền lực trong thế kỉ 21 phụ thuộc vào những người giải quyết vấn đề. Chính quyền quốc gia suốt ngày tranh cãi và dần trở nên lung lay. Các thành phố hành động, các thành phố làm việc. Sức mạnh sẽ gia tăng dần từ các thành phố lên, chứ không phải được chuyển xuống từ quốc gia.”

Thực ra trong suốt một thời gian dài, quyền lực hầu như luôn được tìm thấy ở mức độ thành phố. Sau hàng ngàn năm, việc hình thành các đô thị cùng chính quyền tự trị cùng các bức tường thành phố đã cung cấp sự bảo vệ và các dịch vụ cho cư dân nhằm đổi lấy một phần thuế (tithes and taxes) từ họ đồng thời các quy tắc/luật được tạo ra cho cư dân nhằm quy định cách họ sống và trao đổi thương mại.

Các thành phố thuộc liên minh Hanse là một ví dụ – với quân đội và luật lệ riêng – họ kết hợp với nhau để gia tăng khả năng kinh tế nhằm cải thiện sức mạnh đàm phán với các quốc gia khác trong đầu thế kỉ 19, và trở thành một định chế/powerhouse kinh tế quyền lực ở con đường thương mại biển Baltic. Những thành phố này – bao gồm Bremen và Hamburg – nhận ra rằng họ có thể chia sẻ nhiều điểm chung với nhau, và những lợi ích chung sẽ được phục vụ tốt nhất nếu họ làm việc chung với nhau. Ngày nay đây là các trung tâm đô thị tư bản hóa toàn cầu, các thành phố lớn thì có nhiều điểm tương tự nhau hơn là các khu vực và tỉnh thành khác nằm trong các quốc gia tự trị. Điển hình tất cả đều là nơi tập trung/hub của tài chính, sáng tạo công nghệ, văn hóa và mang tính đa dạng cao độ cùng làn sóng nhập cư vào từ bên ngoài. Khi Liên hiệp Anh bầu để rời khỏi Liên minh châu Âu EU với tỷ lệ 52/48, những người ở thành phố London lại bầu để ở lại với tỷ lệ 60/40. (Có thể căn cứ theo tỷ lệ này, đã có một làn sóng ngắn hạn ở London tuyên bố độc lập khỏi quan điểm của phần còn lại của nước Anh). London, trong mắt nhiều du khách không có gì giống như phần còn lại của nước Anh. Cũng có thể đưa ra kết luận tương tự cho sự khác biệt to lớn giữa phần bờ đông và bờ tây của Hoa Kỳ.

Chúng ta sẽ thử đi một vòng các thành phố, nơi cho chúng ta cảm giác thuộc về liên minh Hanse hơn là Liên đoàn các Quốc gia (League of Nation): một hệ thống các thành phố thương mại, quyền lực, giàu kết nối. Bản thân liên minh Hanse cũng là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt. Trước đó nữa, chúng ta có thể tham khảo thành phố Venice, gần như đây là thành phố nổi tiếng nhất trong nhiều thành phố độc lập tự trị điểm chấm xuyên suốt chiều dài nước Ý ngày nay từ thế kỉ thứ 10 tới thế kỉ 16 bao gồm Florence, Bologna và Turin. Trong suốt chiều dài lịch sử của các thành bang, ta còn có thể hồi tưởng về nhiều thành phố khác như Jerusalem, trước đó nữa là Athen, trước nữa là Babylon thậm chí quay về đến Ur. Chỉ một vài thành bang chính thức còn tồn tại đến ngày hôm nay (Monaco, Singapore và Vatican là những thành phố tự trị hoàn toàn, những thành phố khác như Hongkong cũng có vẻ như vậy nhưng thực ra lại không có hoàn toàn quyền tự trị). Ngày nay thật là đặc biệt và dị thường khi chúng ta sống trong một thành bang như vậy.

Rõ ràng là các quốc gia tự trị sẽ không sụp đổ một cách buồn tẻ. Để đưa ra được một hình thức mới của chủ quyền lãnh thổ từ hiện trạng hiện tại là việc cực kỳ khó và sẽ khiến cho UN không hài lòng. Cũng có những lý do mang tính thế tục nhiều hơn. Vào năm 2015, có 2,1 triệu cư dân sống ở Venice của Ý (có 89% dân số đi bầu cử) bầu cho việc độc lập tự trị trong một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc. Các cư dân rất giận dữ vì thành phố phải chi trả gần 20 tỷ $ tiền thuế nhiều hơn những giá trị tương đương mà họ thu nhận về được và dĩ nhiên nước Ý chắc chắn không để 20 tỷ thu thuế từ Venice có thể mất đi dễ dàng.

Đây là lý do tại sao có rất nhiều nỗ lực nhằm tạo ra một thành phố hoàn toàn mới. Paul Romer, kinh tế trưởng của ngân hàng thế giới World Bank đã tham gia từ rất lâu vào các đề xuất nhằm tạo ra những thành phố với nhiều đặc quyền hơn, đặc biệt là các khu vực hành chính ở cấp thành phố mà hoạt động ở quy mô nào đó, hoàn toàn độc lập. Ông tranh luận, các thành phố phải ở quy mô hợp lý, đủ lớn để có khả năng thử nghiệm một điều gì đó mới nhưng không quá lớn để không bỏ tất cả trứng vào một rổ. “Một luật lệ nhằm tạo nhiều luật mới.” Romer chia sẻ trong một bài nói chuyện tại TED vào năm 2009. Một thành phố đặc quyền, xây dựng trong một khu vực chưa có dân cư sẽ cho phép những thử nghiệm những luật lệ và hệ thống mới nhằm thu hút các khoản đầu tư và cư dân. Ý tưởng cụ thể của ông là các quốc gia cần phải làm việc cùng với nhau như cách Trung Quốc và Liên hiệp Anh làm việc với nhau về vấn đề Hongkong. (Các đặc khu kinh tế, đã tồn tại một vài năm qua, cũng tương tự như vậy: các vùng địa lý quan trọng mang tính đảm bảo về mặt cơ cấu vật lý, hoạt động với những luật chơi kinh tế khác với các quốc gia mẹ, thường là nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài).

Nhưng cho dù nó không hề dễ chút nào, vì nó đòi hỏi các quốc gia phải thuê thêm đất bên ngoài, mà điều này lại khiến cho việc tự trị khó đạt được. Có một vài mô hình thực ra không cần đến điều đó.

Ở phía ngoài khu vực biên giới đầm lầy của Croatia và Serbia là một vùng trải dài 7 cây số vuông tên là Gornja Siga. Mặc dù đang nằm dưới quyền kiểm soát của Croatia, vùng đất nhỏ này về mặt kĩ thuật lại vô thừa nhận vì cả Croatia và Serbia đều tin rằng nó thuộc về nước kia. Theo như một trạng thái pháp lý dị thường – terra nullius – đây là nơi mà Vit Jedlicka, một người theo chủ nghĩa tự do của Cộng hòa Czech đã cố gắng tạo ra một thiên đường chủ nghĩa tự do ở tầm vóc một thành phố/city-sized của tự do, thương mại và thịnh vượng mang tên “Liberland”.

Liberland, một nơi không có người ở nhưng đã có hơn 100000 công dân đăng kí trực tuyến sẵn sàng đến nếu chính phủ Croatia không ngăn chặn đường vào, có những yếu tố/trappings hình thành nên một thành phố tự trị: Tiền tệ, hiến pháp, tổng thống và thậm chí một đội bóng. Tất cả được thiết kế nhằm tối đa hóa quyền tự do cá nhân. Lúc đầu, mọi người có thể tự do tham gia và rời khỏi nếu họ muốn. Đó có thể là một nhà nước tự trị đầu tiên trên thế giới nơi không có cái gì hoàn toàn bắt buộc, nơi bạn có thể làm bất cứ cái gì mà bạn muốn miễn là nó không gây hại tới cơ thể người khác. “Đây là một thiên đường thuế thực sự/tax heaven, chứ không phải là nơi trú ẩn về thuế/tax haven.” Jedlicka đã chia sẻ với tôi gần đây khi nói về quyển sách mới của ông mang tên “Những người cấp tiến/Radicals theo đuổi một xã hội không tưởng/Utopia” (2017). Trường học, bệnh viện, hưu trí, đường xá, công trình xử lý chất thải, thu thập rác thải và nhiều dịch vụ khác nữa sẽ được cung cấp bởi thị trường, nếu mọi cự dân đều cho rằng đây là thứ mà họ muốn và sẵn sàng chi trả tiền cho nó/stump up.

Như đa số những người theo chủ nghĩa tự do, Jedlicka yêu thích công nghệ số hiện đại, và xem nó thực sự hữu ích trong việc đấu tranh cho tự do, làm suy yếu các quốc gia tự trị và giúp mở ra cơ hội cho các mô hình mới như cái ông đang triển khai. Nó có vẻ như là một điều viển vông/pipe-dream – không có một quốc gia nào công nhận mảnh nhỏ của vùng đất sình lầy ấy – nhưng đây không phải là điều quan trọng, một vài nhà đầu tư có ảnh hưởng ở thung lũng Sillicon đã chia sẻ cùng tầm nhìn tự do với Jedlicka đồng thời gửi cho ông các khoản tiền hỗ trợ cho dự án. “Một trường hợp mang tính tiểu thuyết (hoang đường) cao độ”. Tờ Luật pháp Quốc Tế của Tuần báo Chicago đã viết như vậy trong một bài báo về Liberland trong năm 2016, và cho rằng Liberland đã gây chú ý ở vị thế một nước mới/statehood.

Vấn đề của Liberland là cảnh sát Croatia có thể đến bất cứ lúc nào mà họ muốn, đây chính xác là những gì mà họ làm khi tôi tìm cách tiếp cận vùng đất này để viết bài. Đây là lý do tại sao mà, nhà hoạt động theo chủ nghĩa tự do của Hoa Kỳ Patri Friedman chia sẻ khi chúng tôi gặp nhau ở Thung lũng Silicon, những thành phố mới sẽ không còn được xây ở trên đất liền nữa. Chúng sẽ được đưa đến các hải phận quốc tế vượt xa khỏi biên giới của quốc gia tự trị và quân đội của họ.

Vào năm 2008, Patri sáng lập viện Seasteading Institute, với sự hỗ trợ nửa triệu $ từ Peter Thiel, một tỷ phú công nghệ theo trường phái tự do người đã đồng sáng lập nên Paypal, và một kế hoạch nhằm xây dựng thành phố "đảo" nổi giữa đại dương mênh mông/các seastead như là một thử nghiệm sống còn cho nhân loại. “Seasteading sẽ tạo ra một thị trường nơi ở mới cho cư dân ở các quốc gia khác. Bạn chỉ có thể đi xa hơn bằng cách ráp nối và phá hủy các hệ thống cũ.”, Patri nói. Và trên tinh thần của người ông nổi tiếng của mình Milton Friedman, Patri chia sẻ: "Khi quốc gia nơi bạn sống không có khu vực dành cho những sáng kiến khởi nghiệp, sự tồn tại của họ thực sự rất bấp bênh… các quốc gia kiển như vậy chỉ cung cấp cho bạn những dịch vụ tệ hại và ít có sự thay đổi. Bạn cần có những khu vực dành cho sự sáng tạo để trở thành một mối đe dọa cho họ.” Trong thế giới của “Seasteads”, nếu bạn không ưa thích chính quyền hiện tại, thì thật dễ dàng để bạn di chuyển đến một nơi khác mà bạn thích. Nó dễ dàng như việc chuyển kênh trên Netflix, đặt xe Uber và gặp một ai đó mới trên Tinder.

Patri nghĩ rằng mỗi seastead sẽ rất khác nhau và nó sẽ tạo ra một thị trường các hệ thống/môi trường sinh sống khác biệt nhau khiến mọi người có nhiều lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống và qua đó nâng cao hiệu suất của mình. Đặc biệt là khi các quốc gia tự trị bắt đầu suy tàn (trong khi đó chúng ta không cần phải lo lắng về mực nước biển gia tăng ở các seastead).

Một lần nữa, công nghệ chính là chìa khóa: Patri đã đem tư duy của thung lũng Silicon và ứng dụng nó vào việc khắc phục bất cập của hình thái quốc gia tự trị. Có rất nhiều thứ bạn đang làm bây giờ không hề tồn tại khi mà hệ thống nhà nước hiện tại ra đời như hệ thống bầu cử trực tiếp trực tuyến, xây dựng thành phố thông minh, sử dụng tiền tệ được mã hóa. Và tất nhiên chúng ta vẫn đang phải sống trong những mô hình được sử dụng từ thế kỉ 19.

Hãy lên Google và gõ từ khóa “Seastead” và bạn sẽ tìm thấy những bản thiết kế phi thường của các đô thị nổi trong một thế giới giả tưởng được vẽ ra bằng máy tính đồ họa. Đó có lẽ là một giấc mơ hoang đường/pipe dream. Thậm chí khi mục tiêu khiêm tốn của viện Seasteading là sẽ có 150 seasteaders vào năm 2015 đã không hoàn thành.

Không bỏ cuộc. Trong năm nay, Patri cùng với giám đốc truyền thông của viện Joe Quirk đã phát hành một quyển sách khá toàn diện về seasteading nhằm phổ biến kiến thức và ký một thỏa thuận ghi nhớ tăng cường hiểu biết với khu vực Polynésie thuộc Pháp nhằm tạo ra một vùng bán tự trị ở vị trí nước nông gần bờ biển của họ để nhằm xây dựng một thành phố hình mẫu/prototype đầu tiên trên biển. Patri chia sẻ với tôi rằng họ sẽ tiến hành việc xây dựng sớm nhất có thể và chỉ trong vòng một vài năm, họ mong đợi sẽ có vài trăm người sẽ chuyển đến sinh sống khu đô thị nổi phía ngoài bờ biển của Tahili. Tôi đã hỏi Patri rằng đây có phải là một viễn cảnh thực tế. Anh đáp:”Dĩ nhiên”. Hãy nhìn vào giá bất động sản ở San Francisco, nếu có thể sống ở một đất nước khác có chuẩn mực tương tự với mức chi phí ít hơn rất nhiều, nhiều người sẽ chọn lựa điều đó. Patri đã có một danh sách hàng ngàn người xếp hàng chờ và nhiều người hỗ trợ cho dự án – đa số là các doanh nhân công nghệ – những người nhìn nhận điều này như một cơ hội đầu tư. “Đây là những người nhìn vào hệ thống vụn vỡ hiện tại và tự hỏi liệu chúng ta có thể thiết kế lên một thứ gì đó tốt hơn hay không.”

Quốc gia tự trị thì không thể sụp đổ chỉ sau một đêm. Không có kẻ man rợ nào đang rình rập ở cổng (There are no barbarians at the gate). Thậm chỉ thành Rome huy hoàng cũng không sụp đổ trong một ngày. Mô hình quốc gia tự trị trước đây đã bùng phát trong suốt thời kì công nghiệp hóa và qua hệ thống hành chính quan liêu giúp tập trung hóa các mệnh lệnh, khả năng kiểm soát cùng với sự trung thành quốc gia thì nay công nghệ hiện đại lại đi theo xu hướng đối nghịch: nó được phân phối, phi tập trung hóa và không thể kiểm soát. Nếu sự sắp đặt các yếu tố chính trị của chúng ta là tấm gương phản chiếu các giai đoạn của quá trình sản xuất và theo giả định về thời gian, thì tương lai sẽ không ủ rủ như những phế tích/relic còn lại của thế kỉ 19. Tương lai thì cực kỳ tươi sáng và nó hướng đến những thành phố hiện đại, giàu tính kết nối và linh hoạt cho dù nó ở trên đất liền, ở biên giới hay ở ngoài khơi xa xôi.

Nguồn[sửa]