Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
Qua việc chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa hai nước Phần Lan và Việt Nam, tác giả chỉ ra rằng "VN khó khăn, chiến tranh nhiều" không phải là lí do để GDVN không phát triển. Bằng chứng là PL còn khó khăn mà lại thành công.
[Khởi trích]
Nhân bà con đang sôi nổi bàn chuyện gd VN và Phần Lan, tôi xin trích một đoạn khác trong phần dẫn nhập cuốn sách của tôi để hầu bà con nhé. Điều này trả lời cho những ai hay biện minh kiểu: tại VN khó khăn, chiến tranh nhiều nên nó vậy!
«Một lý do khác làm chúng tôi chọn PL để so sánh, là đất nước Bắc Âu này tuy ở xa VN về mặt địa lý, khác biệt về mặt văn hoá và chính trị, nhưng lại có nhiều thứ tương đồng với VN.
Nếu VN bị giặc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm, và bị Pháp cai trị cả 100 năm, thì PL bị vương quốc Thụy Điển cai trị cả 7 thế kỷ, đến 1809, khi Thụy Điển thất trận trong cuộc chiến với Nga, PL lại rơi vào tay của Nga Hoàng hơn 100 năm. Tới năm 1917 khi Cách mạng tháng 10 nổ ra, người PL đã tuyên bố độc lập. Ngay sau khi độc lập, quốc gia non trẻ này đã phải trải qua hai cuộc chiến tuy không dài như VN nhưng hết sức tàn khốc, đã vậy còn thuộc bên thua trận nên phải đền bù chiến tranh, mãi tới năm 1952 mới trả hết, làm cho nền kinh tế hầu như kiệt quệ, tưởng chừng như không thể đứng vững.
Xét về bối cảnh địa lý, chính trị, khí hậu,tài nguyên thiên nhiên, có lẽ PL có nhiều điểm không thuận lợi như VN. Phần Lan không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể ngoài rừng thông với một khí hậu khắc nghiệt, với những mùa đông băng giá tuyết phủ, ở phía Bắc quốc gia này, nhiệt độ có lúc xuống dưới -40oC, thậm chí có khi xuống tới -50,5oC như vào năm 1999 (xem Võ Xuân Quế, 2010). Giáo sư Pasi Sahberg, nhà giáo dục nổi tiếng, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế (Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO), thuộc Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan, đã đại diện cho hệ thống giáo dục nước này phát biểu trong một bộ phim tài liệu do nhà báo Chantal Lavigne thực hiện: “Chúng tôi hiểu rằng đất nước chúng tôi không có vàng cũng chẳng có dầu lửa, nên chúng tôi chỉ biết trông chờ vào giáo dục, trông chờ vào người dân” (Video 1, 5:25 - 5:38).
Với những khó khăn như thế, nhưng hiện nay, đây là một đất nước nổi tiếng với nhiều lĩnh vực đứng đầu thế giới, qua các điều tra quốc tế của các tổ chức khác nhau trong đó có giáo dục. Đặt mình bên cạnh quốc gia này, đối diện với sự tụt hậu nói chung và sự non kém về giáo dục nói riêng, chúng ta không thể tiếp tục đổ lỗi cho chiến tranh mặc dầu các cuộc chiến đã gây khó khăn rất lớn cho chúng ta. Chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn do thiên tai địch họa, vì PL đã và đang có hoàn cảnh thiên nhiên khó khăn khắc nghiệt hơn chúng ta rất nhiều v.v. Người PL đã làm gì để thành công và đặc biệt thành công trong giáo dục như thế? » (tr 17 – 18)
[Hết trích]
Nguồn: Khanh Trung Nguyen
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Năng lực và các khái niệm liên quan
- Học tập vs Đào tạo