Tránh lỗi vệ sinh thông thường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một số thói quen vệ sinh thông thường cần được thực hiện thường xuyên. Dù tin rằng đã tiến hành vệ sinh đầy đủ, có khả năng bạn vẫn bỏ sót một vài điều. Tuân thủ những bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tránh lỗi vệ sinh thông thường, có một cơ thể khỏe mạnh, thơm tho và cảm thấy tuyệt hơn mỗi ngày.

Các bước[sửa]

Vệ sinh cơ thể[sửa]

  1. Đánh răng. Bạn nên đánh răng vài lần một ngày. Hầu hết chuyên gia vệ sinh răng miệng đều khuyến cáo đánh răng 2 lần mỗi ngày, sau khi dùng bữa sáng và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng và hơi thở có mùi.[1] Đừng quên xỉa răng hàng ngày để vấn đề vệ sinh răng miệng nói chung được thực hiện một cách tốt nhất.
    • Bạn nên thử dùng kem đánh răng có chứa flo - giúp làm chắc và tăng cường sức khỏe răng miệng. Bạn cũng có thể dùng nước sức miệng có chứa flo.[2]
    • Khi đánh răng, đừng quên phần còn lại của miệng. Bỏ sót lưỡi, vòm miệng hay má trong, vi khuẩn gây hại có thể sẽ tích tụ và dẫn đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Hãy đưa bàn chải đi khắp các bề mặt trong miệng và chà xát lưỡi bằng bàn chải mỗi lần đánh răng.
    • Thay bàn chải mỗi ba tháng. Nhờ đó, bàn chải có thể đem lại hiệu quả vệ sinh răng miệng cao nhất.[3]
    • Khám nha sĩ thường xuyên. Hai lần mỗi năm thường được khuyến cáo bởi hầu hết nha sĩ. Tuy nhiên, nha sĩ có thể sẽ đề nghị lịch khám riêng, phù hợp với bạn.[4]
  2. Xỉa răng hàng ngày. Bên cạnh đánh răng, xỉa răng nên được thực hiện mỗi ngày. Nhờ đó, góp phần đẩy lùi hơi thở có mùi và sâu răng. Hàng ngày, bạn nên kéo chỉ nha khoa qua từng kẽ, khắp các gờ răng, kể cả răng hàm.[5]
    • Đừng cà chỉ nha khoa vào nướu - nướu có thể bị chảy máu và không một ai mong muốn điều đó.
    • Nếu nướu luôn chảy máu khi xỉa răng, có thể bạn đang có vấn đề tiềm ẩn về răng miệng và nên gặp bác sĩ nha khoa.
  3. Dùng nước súc miệng. Một trong những cách để có hơi thở thơm mát cả ngày là dùng nước súc miệng. Nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn và đồng thời, chống sâu răng. Hãy súc miệng mỗi khi đánh răng xong. Sau khi ăn xong, nếu không thể đánh răng, nước súc miệng cũng có thể được dùng để loại bỏ mùi còn sót lại trong miệng.
    • Không dùng nước súc miệng để thay thế cho việc đánh răng hay ngăn ngừa nguyên nhân sâu xa dẫn đến hôi miệng. Nó chỉ có tác dụng bổ sung mùi hương thơm mát cho hơi thở và hỗ trợ những biện pháp vệ sinh răng miệng khác.[6]
  4. Rửa tay. Để duy trì vệ sinh cá nhân, hãy rửa tay thường xuyên. Rửa tay không đủ thường xuyên là một trong những sai lầm thường gặp nhất trong vấn đề vệ sinh. Rửa tay cần được thực hiện ở một số tình huống phổ biến như: sau khi dùng nhà vệ sinh, hắt hơi, trước khi chuẩn bị đồ ăn hay thức uống, trước khi ăn và sau khi sử dụng đồ vật được dùng bởi nhiều người. Nhờ đó, bạn luôn sạch sẽ và góp phần chặn đứng sự lan truyền của vi khuẩn, mầm bệnh.
    • Khi rửa, bạn nên đánh xà phòng bằng nước ấm và chà tay trong ít nhất 20 giây. Đảm bảo chà từng ngón và móng tay. Nhờ đó, xà phòng có thời gian tiêu diệt mọi mầm bệnh có mặt trên tay. Rửa sạch xà phòng bằng nước ấm và lau khô với khăn dùng một lần hay máy sấy.[7]
    • Nếu muốn ngăn ngừa hơn nữa sự lây lan của mầm bệnh, hãy hắt hơi vào khuỷu tay để che chắn mũi và miệng nhiều hơn. Đồng thời, giữ bàn tay không bị nhiễm mầm bệnh.
  5. Dùng khăn ướt. Khăn dùng một lần không còn là sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Nếu cảm thấy hơi bẩn và không có điều kiện tắm, bạn có thể dùng khăn ướt để vệ sinh cơ thể. Khăn ướt cũng là lựa chọn tốt để làm sạch sau khi đi vệ sinh.
    • Bạn có thể tìm thấy sản phẩm này ở của hàng tạp hóa hay bách hóa tổng hợp. Chúng nằm ở khu vực sản phẩm vệ sinh dành cho người lớn/trẻ em.[8]
  6. Tắm rửa thường xuyên. Để cơ thể sạch sẽ, khỏe khắn và có mùi dễ chịu, bạn nên tắm vòi sen hoặc tắm bồn hàng ngày hoặc ba ngày hai lần. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa mùi không mong muốn của cơ thể cũng như sự tích tụ vi khuẩn hay mầm bệnh trên da. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng nghỉ một ngày sau vài ngày tắm liên tục có lợi cho da và giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn tốt. Hãy tắm sạch toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bàn chân và phía sau tai.
    • Nếu đến phòng tập, di chuyển bằng phương tiện công cộng hay tiếp xúc với người bệnh mỗi ngày, bạn nên tắm hàng ngày để tránh phát tán mầm bệnh và duy trì tình trạng sạch sẽ.[9]
    • Đảm bảo rốn được rửa sạch. Đó có thể là vị trí mà bạn hay bỏ sót, thế nhưng, vô số vi khuẩn gây mùi lại phát triển từ đó.[10]
    • Nếu mùi cơ thể là mối lo ngại thường trực của bạn, hãy tư vấn bác sĩ về việc sử dụng sữa tắm chống vi khuẩn.
  7. Gội đầu. Bạn nên gội đầu 2-3 lần mỗi tuần. Với hầu hết mọi người, gội hằng ngày có thể khiến tóc bị tổn hại. Nếu gội hàng ngày, tóc có thể mất dầu tự nhiên, gãy và thương tổn. Khi tóc có quá nhiều dầu, có thể bạn sẽ cần gội đầu hàng ngày.
    • Số lần gội đầu nên thực hiện mỗi tuần có thể không đồng nhất từ người này sang người khác. Hãy nhận biết mùi tóc và lưu ý độ dầu của nó. Kiểm tra tóc để xác định tần suất gội tóc dành cho bạn.[11]
    • Nếu tập thể dục, tham gia sự kiện thể thao hay bất kỳ hoạt động nào khác khiến da đầu đổ nhiều mồ hôi, bạn nên gội thường xuyên hơn.
  8. Rửa mặt. Rửa mặt mỗi sáng và tối là một phần của thói quen vệ sinh tốt. Nhờ đó, rửa sạch mọi bụi bẩn tích tụ trên mặt trong ngày cùng lượng dầu tích tụ qua đêm. Nó cũng giúp loại bỏ lớp trang điểm, kem dưỡng ẩm hay kem chống nắng được dùng trong suốt cả ngày. Rửa mặt giúp ngăn ngừa mụn, cho bạn vẻ ngoài sạch sẽ, tươi tắn hơn mỗi ngày.
    • Chọn sữa rửa mặt phù hợp. Da mỗi người là không giống nhau, do đó, hãy thử cho đến khi tìm thấy sữa rửa mặt phù hợp với bạn. Nếu cần giúp đỡ, hãy trao đổi với bác/dược sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định lựa chọn phù hợp với loại da.
    • Bạn nên dưỡng ẩm sau khi rửa mặt. Nhờ đó, ngăn ngừa khô, kích ứng và đồng thời, tăng cường sức khỏe da.[12]
  9. Thường xuyên thay đổi sản phẩm vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt. Nếu là phụ nữ và đang ở thời kỳ kinh nguyệt, bạn cần thay sản phẩm vệ sinh (như băng vệ sinh hay tampon) thường xuyên để không bị tràn và dính vào cơ thể hay quần lót. Nếu điều đó xảy ra, bạn nên rửa sạch cơ thể hoặc dùng khăn ướt để giữ sạch cho đến lúc tắm.
    • Thay đổi sản phẩm vệ sinh thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy sạch sẽ hơn và đồng thời, ngăn ngừa mùi trên cơ thể.
    • Nếu nhận thấy bản thân hơi có mùi trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng chai xịt khử mùi vùng kín được thiết kế đặc biệt cho những trường hợp này. Dùng theo hướng dẫn trên vỏ chai. Đừng xịt trực tiếp lên vùng kín bởi chúng có thể gây kích ứng.

Ngăn ngừa mùi[sửa]

  1. Dùng chất khử mùi. Khi cơ thể đổ mồ hôi mỗi ngày, để không bị nặng mùi, bạn nên dùng chất khử mùi. Chất khử mùi che đậy và ngăn mùi khó chịu của mồ hôi, giữ cơ thể sạch sẽ hơn. Bạn cũng có thể dùng chất ức chế tiết mồ hôi - góp phần ngăn ngừa ra mồ hôi và nếu có, làm mồ hôi mau khô. Nhiều nhãn hàng là sự kết hợp ức chế mồ hôi/khử mùi.
    • Có nhiều loại chất khử mùi và ức chế mồ hôi, một số dành cho nữ và một số dành cho nam giới. Bạn có thể chọn bất kỳ loại nào, miễn là chúng đem lại kết quả tốt nhất cho bạn. Một số mùi có thể quá nồng hoặc không phù hợp với đặc tính hóa học của cơ thể. Hãy thử cho đến khi tìm được sản phẩm tinh tế, giúp bạn khô thoáng và có mùi dễ chịu.[13]
    • Nếu gặp rắc rối với việc đổ mồ hôi quá nhiều hay vẫn có vấn đề về mùi cơ thể dù đã vệ sinh tốt, hãy trao đổi với bác sĩ. Có thể, bạn mắc bệnh tiềm ẩn cần được điều trị.
  2. Tránh dùng hương thơm quá nồng. Bạn mong muốn cơ thể có một mùi hương dễ chịu. Thế nhưng, dùng quá mức cũng tệ chẳng kém gì không dùng. Hãy lựa chọn mùi hương dễ chịu nhưng không quá nồng. Khi dùng mùi tương đối mạnh, hãy sử dụng có chừng mực, vừa đủ để người khác ngửi thấy mà không trở nên quá mức.[14]
    • Không dùng chai xịt để che đậy mùi cơ thể. Thay vào đó, chúng nên được dùng để giúp bạn có mùi thơm dễ chịu. Bạn nên tìm và đối phó với nguyên nhân dẫn đến mùi cơ thể thay vì cố gắng che đậy chúng.
  3. Tắm rửa và thay quần áo. Để giữ vệ sinh cá nhân tốt, bạn nên thay đồ hàng ngày. Bạn cũng nên giặt đồ thường xuyên để giữ chúng sạch sẽ và thơm mát. Trừ tất và đồ lót, hầu hết quần áo có thể mặc ít nhất hai lần mỗi lần giặt. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quần áo có mùi không dễ chịu, hãy giặt trước khi mặc chúng.[14]
    • Bất kỳ đồ tập nào, dù là chơi thể thao hay trong các hoạt động khiến bạn đổ mồ hôi nhiều khác, cũng nên giặt sau mỗi lần sử dụng.
  4. Đổi ga giường hàng tuần. Đổi ra giường cũng cần thiết như thay quần áo thường xuyên. Vào đêm, bạn đổ mồ hôi và tế bào da chết bong khỏi cơ thể. Qua thời gian, chúng có thể tích tụ ở ra giường. Khi thay ra thường xuyên, bạn không chịu rủi ro ngủ trên da chết mỗi đêm hay để mùi mồ hôi từ đêm trước thấm vào da khi đang ngủ.
    • Bạn nên thay vỏ gối thường xuyên hơn. So với những phần còn lại của cơ thể, da mặt tiết nhiều dầu hơn và có thể, bạn cũng chảy dãi khi ngủ - chúng sẽ tích tụ trên gối của bạn.[8]
  5. Dùng bột khử mùi cho chân. Những bàn chân ướt đẫm, nặng mùi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, chẳng hạn như nấm da chân.[15] Dùng bột làm khô hay chống nấm trên bàn chân và rắc trong giày có thể giúp duy trì sự khô ráo và ngăn ngừa mầm bệnh ở bàn chân.[16]
  6. Để tâm đến những thực phẩm bạn ăn vào. Một số loại thức ăn và nước uống nhất định có thể gây mùi cơ thể. Muốn cơ thể có mùi tươi mát, hãy tránh thực phẩm nặng mùi như tỏi hay hành. Nếu thích những thực phẩm này và chuẩn bị ra ngoài, hãy chắc rằng bạn đã đánh răng hay dùng nước súc miệng sau khi ăn xong.

Sửa soạn[sửa]

  1. Cắt móng. Khi không được cắt tỉa gọn gàng, bụi bẩn và mầm bệnh có thể tích trữ dưới móng. Móng tay dài cũng gây khó khăn cho việc giữ vệ sinh nói chung. Bạn nên cắt tỉa móng bằng bấm hoặc kéo cắt móng khi chúng quá dài, mất dáng hay không gọn gàng.
    • Cố giữ móng khô và sạch hết mức có thể. Nếu không, bạn có thể nhiễm khuẩn và móng thường xuyên bị ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.
    • Để móng khỏe mạnh hơn, thường xuyên giữ ẩm móng bằng cách bôi sữa dưỡng vào phần biểu bì và lớp sừng.[17]
    • Đừng cắt hay tỉa phần biểu bì. Chúng có tác dụng bảo vệ sừng móng.[18]
  2. Chải đầu. Để có vẻ ngoài chỉnh chu, bạn nên chải tóc hàng ngày, gỡ rối và giúp tóc trông mượt mà, khỏe mạnh. Nó cũng có tác dụng phân bổ dầu tự nhiên, giúp tăng cường sức khỏe cho tóc. Đồng thời, làm sạch và kích thích da đầu.
    • Đừng chải đầu quá nhiều. Nó có thể làm gãy tóc và thực sự gây tổn hại hơn là có lợi cho mái tóc của bạn.[19]
    • Nếu có một mái tóc tự nhiên, hãy dùng ngón tay hay lược răng thưa gỡ rối trước khi chải để tránh gãy tóc.[20]
  3. Cạo lông tại một số vùng nhất định. Quá nhiều lông ở một số vùng có thể dẫn đến mùi cơ thể hay khiến bạn có vẻ lôi thôi. Cạo hay kiểm soát lông, tóc có thể là một kỹ thuật vệ sinh hiệu quả bởi nó cho phép nhiều khí hơn tiếp xúc với da, giúp làm giảm lượng mùi ở khu vực đó. Cạo sạch hay cắt tỉa gọn gàng cũng giúp làm nổi bật một số vùng nhất định. Tuy nhiên, đó là lựa chọn cá nhân và bạn nên làm điều khiến bạn thoải mái.[21]
    • Những vùng thường được xử lý bao gồm nách, ngực, chân, bộ phận sinh dục và mặt. Cạo lông nách và cạo hay kiểm soát lông ở bộ phận sinh dục có thể góp phần giảm mùi cơ thể. Những vùng này thường ra rất nhiều mồ hôi và không được chăm sóc đúng mực, mùi khó chịu có thể hình thành ở lông.
    • Kiểm soát hay cạo lông ngực, chân và lông mặt là các tùy chọn không bắt buộc. Nếu không cảm thấy thoải mái, bạn có thể bỏ qua lựa chọn này.[19]
    • Cạo nhẹ nhàng theo hướng lông mọc. Dùng gel hay bọt cạo để tránh kích ứng da.[21]
  4. Nhổ bỏ lông không mong muốn. Ở một số bộ phận trên cơ thể, lông mọc không đủ dày để cạo. Trong trường hợp này, có thể bạn cần nhổ bỏ để duy trì vệ sinh cá nhân. Đó thường là ở má, cổ và lông mày. Lông tóc cũng có thể mọc nhầm chỗ ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
    • Cả nam và nữ đều gặp vấn đề này. Vị trí có thể không giống nhưng nhìn chung, nhu cầu xử lý là như nhau.
    • Để nhổ bỏ lông không mong muốn, dùng nhíp kẹp chặt và nhổ ra. Tiếp tục cho đến khi toàn bộ đều được xử lí.[22]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.health.gov.au/internet/publications/publishing.nsf/Content/ohp-enhealth-manual-atsi-cnt-l~ohp-enhealth-manual-atsi-cnt-l-ch3~ohp-enhealth-manual-atsi-cnt-l-ch3.7
  2. http://www.colgate.com/app/CP/US/EN/OC/Information/Articles/Oral-and-Dental-Health-Basics/Oral-Hygiene/Oral-Hygiene-Basics/article/What-is-Good-Oral-Hygiene.cvsp
  3. http://www.ada.org/en/about-the-ada/ada-positions-policies-and-statements/statement-on-toothbrush-care-cleaning-storage-and-
  4. http://www.colgate.com/en/us/oc/oral-health/basics/dental-visits/article/how-often-should-you-go-to-the-dentist
  5. http://www.colgate.com/app/CP/US/EN/OC/Information/Articles/Oral-and-Dental-Health-Basics/Oral-Hygiene/Brushing-and-Flossing/article/What-is-Good-Oral-Hygiene.cvsp
  6. http://www.ada.org/en/science-research/ada-seal-of-acceptance/product-category-information/mouthrinses
  7. http://www.ab.ust.hk/hseo/sftywise/200508/page4.htm
  8. 8,0 8,1 http://www.primermagazine.com/2011/learn/15-hygiene-habits-that-you-shouldnt-miss-in-your-daily-routine
  9. http://www.med-health.net/How-Often-Should-You-Shower.html
  10. http://www.theatlantic.com/health/archive/2012/12/1-458-bacteria-species-new-to-science-found-in-our-belly-buttons/266360/
  11. http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=102062969&ft=1&f=1007
  12. https://www.aad.org/stories-and-news/news-releases/proper-skin-care-lays-the-foundation-for-successful-acne-and-rosacea-treatment-
  13. http://kidshealth.org/teen/your_body/take_care/hygiene_basics.html#
  14. 14,0 14,1 http://www.artofmanliness.com/2009/09/17/keeping-it-fresh-avoiding-bad-breath-body-odor-and-cheap-cologne/
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/basics/causes/con-20014892
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/basics/prevention/con-20014892
  17. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/nails/art-20044954
  18. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/health-and-beauty/every-stage-of-life/children/teaching-healthy-nail-care
  19. 19,0 19,1 http://ecdh.org/hygiene.php/What-Are-Your-Personal-Hygiene-Habits/40/2144/436/1246
  20. http://www.curlynikki.com/2012/07/best-detangling-tips-tools.html
  21. 21,0 21,1 http://www.pamf.org/teen/health/skin/pubichairremoval.html
  22. http://www.aafp.org/afp/2002/1115/p1913.html

Liên kết đến đây