Trò chuyện vui vẻ, thú vị qua tin nhắn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để có cuộc trò chuyện vui vẻ hoặc thú vị qua tin nhắn, đặc biệt nếu bạn đang cố làm quen với một người bạn mới hoặc bạn đang để mắt đến một đối tượng tiềm năng, có vẻ sẽ hơi khó khăn. Điểm mấu chốt để trở thành một người nói chuyện thú vị qua tin nhắn là đừng suy nghĩ quá nhiều và hãy thoải mái thể hiện những gì bạn nghĩ.

Các bước[sửa]

Để có cuộc trò chuyện sinh động[sửa]

  1. Bắt đầu với một chủ đề đơn giản. Bạn không cần tốn thời gian vào việc suy nghĩ những chủ đề sẵn có; chỉ cần hỏi đối phương liệu cô ấy đã xem tập mới nhất của chương trình truyền hình bạn yêu thích hoặc cô ấy đã làm gì vào cuối tuần là bạn đã có cách bắt đầu cuộc nói chuyện. Nếu bạn chọn chủ đề cả hai đều hứng thú, như thể thao, truyền hình hoặc cuộc bầu cử sắp tới, bạn đã có khởi đầu tuyệt vời.
    • Đừng đặt quá nhiều áp lực lên bản thân phải chọn được một chủ đề nói chuyện tuyệt vời nhất ngay lúc đầu. Nếu chủ đề bạn chọn ban đầu không dẫn đến đâu cả, thì bạn vẫn luôn có thể chuyển chủ đề khác. Hãy nhớ rằng bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn khi duy trì cuộc trò chuyện bằng tin nhắn không liền mạch so với khi bạn nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp.
    • Đối phương không hào hứng hoặc có vẻ đang bận, chỉ cần chuyến sang chủ đề khác, bạn chắc chắn sẽ tạo ra hứng thú hơn.
  2. Hỏi ý kiến. Mọi người đều thích khi bạn hỏi ý kiến của họ và họ sẽ luôn vui lòng đưa ra ý kiến của mình, dù bạn gặp mặt trực tiếp hay nhắn tin. Nếu bạn thể hiện bạn thực sự quan tâm về việc người khác nghĩ gì, họ sẽ cảm thấy vui vẻ khi nói chuyện với bạn. Hãy tập trung nhiều hơn vào việc lắng nghe người khác nói hơn là đưa ra ý kiến của bản thân mình.
    • Cố gắng đưa ra các câu hỏi mở. Thay vì hỏi: “Anh có thích bộ phim mới không?” hãy hỏi “Anh nghĩ gì về bộ phim mới?” hoặc “Tại sao anh lại không thích đi xem ca nhạc?”. Những câu hỏi kiểu này sẽ khiến người khác không có gì để nói.
  3. Các tin nhắn cần vui vẻ, lạc quan và hài hước. Thậm chí nếu bạn cảm thấy buồn chán, thì không có nghĩa là bạn nên để người kia biết được. Nếu bạn liên tục phàn nàn về sự buồn chán thì người kia có thể mất hết hứng thú và dừng nhắn tin, rồi nghĩ rằng họ đang làm bạn chán nản. Thay vào đó, hãy tập trung vào những câu chuyện tích cực trong cuộc sống của bạn và thể hiện sự hứng thú với bất kỳ chủ đề nào bạn đang bàn luận.
    • Tránh sử dụng các từ lặp lại. Rất khó để có một cuộc trò chuyện thú vị nếu lần nào bạn cũng trả lời tin nhắn với những từ cũ rích, đơn điệu như: "Lol", "Ah", "Wow", "Oh", v.v. Cố gắng pha trộn thêm để người kia bắt rằng bạn có hứng thú với những gì họ nói. Cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn khi bạn bớt nhắn những câu trả lời cũ.
    • Bạn có thể sử dụng một số biểu tượng hoặc dấu cảm thán để tạo hứng thú, mặc dù vậy bạn cũng không cần sử dụng quá nhiều.
    • Nếu bạn đã có một ngày tồi tệ và không muốn thể hiện mình có cảm hứng, hãy để người bạn kia biết điều đó.
  4. Để lại dấu ấn cá nhân trong tin nhắn của bạn. Nhắc nhở người kia rằng phía sau những câu chữ trên màn hình là một con người thực sự. Thêm biểu tượng nụ cười hoặc cảm xúc, sử dụng chữ thể hiện tiếng cười như "lol" (Laughing Out Loud - cười to), "rofl"( roll on the floor laughing - cười lăn lộn), "cqts" (Chuckling Quietly To Self - cười lớn) v.v., nếu chúng phù hợp với phong cách nhắn tin của bạn. Bạn muốn đối phương thấy kiểu nhắn tin độc đáo của mình, và không ai có thể giống bạn nếu bạn gặp mặt nói chuyên trực tiếp.
    • Đừng lo lắng quá nhiều về việc phải nói với bạn mình về những gì họ muốn nghe; để con người thật của mình tỏa sáng sẽ quan trọng hơn là tạo ra hàng rào bảo vệ cho bản thân.
    • Nếu bạn bình thường là người hơi ngốc nghếch, hãy để điều đó thể hiện ra! Đừng sợ mình hơi nực cười; sẽ không có ai đánh giá bạn cả.
  5. Nói về việc bạn đang làm. Một cách khác để có một cuộc trò chuyện thú vị là nói về chuyện gì đang diễn ra với bạn. Thậm chí nếu bạn chỉ xem truyền hình hoặc sẵn sàng giúp mẹ nướng bánh, hãy kể ra để xem liệu nó có thể khởi nguồn cho một cuộc trò chuyện thú vị không. Rồi đổi lại, đối phương sẽ nói về việc họ đang làm. Đây là phương pháp giúp bạn gần gũi với người kia hơn và cảm thấy mình có liên quan hơn đến cuộc sống của họ.
    • Chắc chắn bạn tỏ ra hứng thú với những việc người kia đang làm khi họ kể cho bạn hơn là việc bạn đang làm. Để họ nhận thấy bạn thực sự quan tâm đến chuyện gì đang diễn ra với họ.
  6. Tránh gửi tin nhắn chỉ có một từ. Bạn thường dễ soạn ra một tin nhắn với chỉ một từ hơn là dành thời gian nhắn một tin nhắn thực sự, nhưng kiểu tin nhắn một từ hiếm khi có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện nào cả. Dù bạn đặt câu hỏi chỉ có một từ hoặc trả lời bằng một từ, thì bạn cũng không thể nào có được một cuộc trò chuyện hào hứng. Bạn càng sử dụng nhiều từ, bạn càng có nhiều cơ hội có một cuộc trò chuyện vui vẻ và thú vị.
    • Nếu bạn đã gửi tin nhắn chỉ có một từ, hãy gửi thêm tin nhắn nữa với lời giải thích dài hơn hoặc bổ sung thêm thông tin. Bạn có thể chỉ thích nói những câu ngắn gọn cũng không sao cả miễn là bạn vẫn có thể duy trì cuộc trò chuyện của mình.
    • Nếu thực sự không còn nhiều điều để nói về một chủ đề nào đó, bạn có thể đặt thêm câu hỏi mở của bản thân mình hoặc bình luận về một chủ đề mới.
    • Dù người kia có hỏi bạn câu hỏi chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”, thì điều đó không có nghĩa là bạn cũng nên chỉ kết thúc như vậy; hãy nói “Có và…” hoặc “Không, nhưng…” và thêm ý kiến hoặc lý do của mình. Cuộc trò chuyện sẽ có cảm giác linh động và hứng khởi hơn.
  7. Gửi những tin nhắn ngẫu nhiên và gây ngạc nhiên. Khi không biết người kia sẽ nói gì, mọi việc sẽ trở nên vui vẻ và thú vị hơn. Hãy làm họ ngạc nhiên với một tin nhắn trả lời bất ngờ, hoặc một câu hỏi dường như không xuất phát từ đâu cả. Sự tùy hứng là điểm mấu chốt ở đây, và nó sẽ tạo ra nguồn cảm hứng tuyệt vời cho cuộc trò chuyện!
    • Giống như khi nói chuyện trực tiếp, bạn sẽ không muốn nghĩ quá nhiều về từng từ mình sẽ nói hoặc những gì sẽ kéo theo câu nói đó. Thay vào đó, nếu bạn bỗng nhiên muốn kể điều gì đó vui vẻ đã xảy ra ở trên lớp hôm đó, hoặc chủ đề của bộ phim tài liệu kỳ quặc bạn đã xem tối qua, hãy cứ tiếp tục.
    • Xem xét quanh mình xem có gì gợi cảm hứng không. Vật dụng trong gia đình đơn giản nhất và thông dụng nhất cũng có thể khơi nguồn cho cuộc nói chuyện tuyệt vời. Đó có thể là bất cứ vật dụng nào từ chiếc khăn đã sử dụng cho đến đầu đĩa DVD.
  8. Tin nhắn phải dễ đọc. Có thể đôi khi gõ nhầm chữ hoặc viết tắt sẽ tạo cảm giác dễ thương và có thể chấp nhận được, nhưng sẽ không có gì hài hước khi một người cứ phải căng mắt ra để hiểu tin nhắn của bạn. Cố gắng hạn chế tối đa sử dụng ngôn ngữ khi chat, đặc biệt nếu bạn đang nói chuyện với người bạn ít nhắn tin trước đó; hãy để cho người đó có thời gian làm quen với phong cách nhắn tin của bạn trước khi bạn sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào quá thông tục.
    • Thêm vào đó, không có điều gì làm cuộc trò chuyện trùng lại nhanh hơn là người kia phải yêu cầu bạn giải thích lại hoặc phải nhắc lại.
  9. Tránh những câu chuyện buồn chán, khoe khoang mỗi ngày. Những câu chuyện vặt thông thường sẽ chỉ hữu ích khi bạn hoàn toàn cảm thấy chán nản, nhưng nó hiếm khi tạo nên được cuộc trò chuyện đáng nhớ. Thay vì chỉ nói "Chúng ta đang có thời tiết đẹp quá", cố gắng nghĩ về những câu chuyện thú vị hơn. Nếu bạn đang muốn làm quen với một người bạn mới hoặc một người bạn đang để ý thì điều này càng quan trọng; bạn không nên nói những câu chuyện mà ai cũng nói.
    • Tránh nói những gì quá đơn giản hoặc cơ bản, như “Cậu có chuyện gì thế” “Tớ có một ngày dài quá,” hoặc “Hôm nay tớ mệt quá”. Bạn phải cho người kia thêm thông tin để nói chuyện nếu bạn thực sự muốn mình nổi bật.
  10. Gợi nhớ. Nếu bạn nhắn tin cho một người bạn cũ, bạn có thể luôn luôn gợi lại quá khứ để cùng nhau cười hoặc có khoảnh khắc bâng khuâng nhung nhớ. Hiếm khi bạn mắc sai lầm khi bắt đầu bằng những câu nói như "Nhớ hồi..." hoặc "Tớ nhớ lúc...". Chỉ cần chắc chắn sự xúc động của bạn không trở nên quá nghẹn ngào, nếu không cả hai cuối cùng sẽ đều cảm thấy trống rỗng đằng đẵng và sẽ không thể tiếp tục cuộc trò chuyện được.
    • Bạn có thể đề cập đến chuyện cũ kiểu này vào giữa cuộc nói chuyện, nhưng nếu bạn muốn bắt đầu nói chuyện với một người bạn cũ bạn đã lâu không nói chuyện, thì đôi khi câu nói hoàn hảo nhất sẽ là “Nhớ hồi xưa…”
  11. Gửi tin nhắn hình ảnh hoặc tin nhắn âm thanh. Cuộc trò chuyện sẽ hài hước thêm rất nhiều! Gửi một tin nhắn vui về bản thân bạn hoặc một bức ảnh ngộ nghĩnh. Thêm âm thanh của bài hát bạn yêu thích hoặc hiệu ứng âm thanh kỳ lạ để thêm thú vị. Tin nhắn hình và âm thanh đều dễ khiến cả hai người nói chuyện và cười hơn. Đây là cách tuyệt vời để kết thúc một cuộc trò chuyện hài hước. Để lại cho người bạn kia một hình ảnh lâu dài sẽ khiến người đó hào hứng nhận tin nhắn tiếp theo của bạn.
    • Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang nhắn tin bằng điện thoại có thể dùng hình ảnh, hiệu ứng âm thanh, hoặc những ứng dụng tuyệt vời khác. Bạn không nên làm bạn mình cảm thấy bối rối hoặc khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi khi bạn gửi một video hay hình ảnh mà họ không thể nhìn thấy.

Tuân thủ cách ứng xử phù hợp[sửa]

  1. Chắc chắn bạn phải thực sự lắng nghe điều người kia đang nói với bạn. Bạn có thể quá lo lắng về những gì mình phải nói tiếp theo hoặc có thể quá phấn khích chia sẻ ý kiến của mình về câu chuyện của người kia để gây sự chú ý. Có thể người đó có bí mật muốn chia sẻ hoặc có chuyện buồn gì đó mà họ rõ ràng rất buồn mặc dù không nói thẳng ra. Hãy chú ý tới những gì người kia nói để bạn có thể trả lời phù hợp.
    • Bạn sẽ không muốn mình trở thành người vô tình khi bỏ qua những dấu hiệu người kia muốn nói đến hoặc có điều muốn chia sẻ. Nếu người kia có vẻ vẫn chưa nói hết cho bạn toàn bộ câu chuyện, hoặc có chuyện gì đó hứng khởi đến với anh ấy, thì hãy để anh ấy có cơ hội được nói.
    • Cẩn thận đọc kỹ những gì người đó viết ra trước khi trả lời, đặc biệt nếu tin nhắn đó khá dài. Bạn sẽ không muốn mình bị đánh giá là người chỉ nghe nửa vời khi bạn đặt câu hỏi về thông tin họ vừa mới nói với bạn một phút trước.
    • Nếu người đó nói về chuyện gì đó quan trọng và nghiêm túc, thì chắc chắn bạn hoàn toàn có thể thực sự đồng cảm với anh ấy. Nếu người bạn đó nói với bạn chuyện bà của họ qua đời, thì bạn nên gọi điện thoại và nói chuyện với họ thay vì chỉ trả lời nửa vời cô ấy chỉ vì bạn đang trong giờ học toán.
  2. Đừng suy nghĩ quá nhiều. Một điều cần nghi nhớ là khi bạn nhấc điện thoại lên và bắt đầu nhắn tin thì bạn không nên đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mình. Đừng lo lắng phải nói điều gì đó hoàn hảo ngay từ dòng đầu tiên hoặc kể những câu chuyện thú vị nhất. Nếu bạn bị ám ảnh quá nhiều về chuyện đó, thì bạn sẽ mất nhiều thời gian mới có thể thực sự tiếp cận với người bạn kia, hoặc tiếp tục cuộc trò chuyện; người kia có thể nghĩ rằng bạn bận hoặc không có hứng thú trong khi thực tế là bạn đang bị quá ám ảnh về chuyện nên nói điều gì tiếp theo.
    • Tốt hơn là để cuộc trò chuyện diễn ra không hoàn hảo và tự nhiên chứ không cần phải đầu tư đến mười phút để soạn ra câu chuyện tuyệt vời nhất. Thêm nữa, bạn không phải lúc nào cũng biết người kia thích gì, và có thể làm lỡ mất cơ hội để nói chuyện với họ hàng giờ.
  3. Hãy kiên nhẫn. Nếu bạn chỉ bắt đầu nói chuyện qua tin nhắn, hoặc thậm chí nếu bạn đang ở lưng chừng cuộc trò chuyện quá nửa vời, bạn nên cân nhắc xem liệu người kia có đang làm dở dang việc gì đó không hay họ cũng đang nhắn tin với một ai khác nữa không. Bạn không nên quá hấp tấp hoặc mất kiên nhẫn khi lặp lại câu hỏi, gửi đi hàng trăm dấu chấm hỏi sau bình luận đầu tiên, hoặc tỏ ra mất lịch sự hay khó chịu cho đến khi người kia quay lại nói chuyện với bạn hoặc trở nên thô lỗ.
    • Hãy nhớ rằng cái lợi khi nói chuyện qua tin nhắn là bạn có thêm chút thời gian để chuẩn bị câu trả lời. Điểm bất lợi là người bạn đang cùng nói chuyện có thể không hào hứng bằng lúc họ nói chuyện trực tiếp với bạn; tốt nhất là bạn học cách chấp nhận điều này thay vì thể hiện sự khó chịu của mình bằng cách thể hiện rằng mình đang thiếu kiên nhẫn.
  4. Giữ thế cân bằng cho cuộc trò chuyện. Một điều bạn nên nhớ là một cuộc trò chuyện nên được duy trì ở thế cân bằng. Bạn không nên để đối phương cảm thấy như chỉ có một mình bạn nói, hoặc bạn đang đặt quá nhiều câu hỏi mà họ có thể khó mà trả lời thẳng thắn được. Cũng giống như khi nói chuyện trực tiếp, bạn nên chỉ nhắn một nửa số tin nhắn và đảm bảo người kia chia sẻ ý kiến của họ thay vì bạn cứ làm họ bị ngợp với những ý kiến của bạn.
    • Nhớ rằng tỏ ra mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn là khi bạn có một câu chuyện thú vị để kể. Thay vì kể cho người đó hàng triệu thứ hay ho bạn đã khám phá được trong ngày, tốt hơn bạn nên hỏi người đó về ngày vừa qua của họ, ý tưởng, kinh nghiệm của họ. Mọi người đều thích nói về bản thân mình hơn bạn nghĩ rất nhiều.
  5. Hãy gọi điện thoại trực tiếp cho người đó nếu bạn muốn chuyện gì đó thực sự quan trọng. Mặc dù nhắn tin là cách hoàn hảo để có một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng với một trong những người bạn của bạn khi bạn không có chuyện gì đặc biệt thú vị, nhưng bạn cần tránh dội bom vào người đó giữa cuộc nói chuyện khi họ đang nghĩ rằng cuộc trò chuyện này thật hài hước, thú vị. Nếu bạn có tin gì quan trọng, hoặc thậm chí là tin xấu cần chia sẻ với người đó, thì tốt hơn hết bạn nên gọi lại cho họ hoặc gặp mặt trực tiếp để nói với họ.
    • Bạn nên để người đó chuẩn bị tâm lý cho tác động của tình huống đó, đừng làm họ bị kinh ngạc.
    • Vi dụ, trong khi bạn đang trò chuyện về chương trình tivi tối qua thì cô bạn đột ngột thông báo cô ấy có thai! Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc: bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn của bạn thông báo một tin "bom tấn" qua tin nhắn?
  6. Tận dụng cuộc trò chuyện để bồi đắp mối quan hệ trực tiếp ngoài đời. Hãy nhớ rằng một mối quan hệ qua nhắn tin với cũng có thể kéo hai người gần nhau hơn, nhưng nó lại không bao giờ có thể xác định được toàn bộ mối quan hệ đó. Bạn nên tận dụng tin nhắn để nói chuyện với người bạn quý và để tìm hiểu thêm về họ, nhưng bạn không nên coi nhắn tin là hình thức thay thế liên lạc trực tiếp hoặc trò chuyện ngoài đời thực. Bạn càng thích nhắn tin với người bạn mới hoặc người bạn mến, thì bạn càng phải cố gắng gọi điện cho người đó và dành thời gian cho họ trực tiếp nếu bạn thực sự muốn mối quan hệ của mình nảy nở.
    • Bạn có thể thông qua tin nhắn để làm bước nhảy đến mối liên hệ ngoài đời thực với người đó. Ví dụ, nếu cả hai đang nói về bộ phim bạn yêu thích đang được trình chiếu, bạn có thể đặt câu hỏi đơn giản như: “Cậu có muốn đi xem cùng nhau không?” Hoặc nếu cả hai bạn đang nói về chuyện bạn cảm thấy buồn chán, bạn có thể hỏi câu hỏi như: “Cậu có muốn ra ngoài ăn kem không?”. Đừng ngại ngùng vì điều đó; bạn cần biết rằng bạn của mình có thể cũng muốn dành nhiều thời gian trực tiếp với bạn.

Tìm chủ đề thú vị để nhắn tin[sửa]

  1. Hỏi xin lời khuyên. Mọi người đều thích khi bạn hỏi xin họ lời khuyên, vì điều đó khiến họ cảm thấy vui khi nghĩ rằng họ có hiểu biết về vấn đề nào đó và họ có đủ khôn ngoan để có thể chia sẻ lại. Bạn không cần phải quá nghiêm trọng; chỉ cần bạn biết người đó có thể cho ý kiến về chuyện này. Đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi:
    • "Em sẽ đi chơi Thành phố Hồ Chí Minh lần đầu vào tuần này đấy. Anh có gợi ý nơi nào ăn ngon không?"
    • "Chị nghĩ em nên cùng bạn trai đi đâu nhân dịp sinh nhật anh ấy? Em hoàn toàn không có ý tưởng nào cả".
    • "Chị nghĩ em nên mặc bộ đồ nào trong ngày hội khiêu vũ ở trường? Em không thể quyết định được".
  2. Liên hệ tới những gì người đó đã nói trực tiếp với bạn. Có một cách để thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm là hỏi người đó về những gì bạn đã nói vào ngày hôm trước hoặc thậm chí là tuần trước. Bạn sẽ thể hiện cho người đó thấy rằng bạn thực sự để tâm và quan tâm đến những gì diễn ra khi hai người không nhắn tin với nhau. Đây là một số cách để liên hệ lại câu chuyện trước đó:
    • "Này, dạo này bà của cậu sao rồi? Bà vẫn nằm viện hả?"
    • "Cậu có trúng tuyển làm nhân viên phục vụ đã ứng tuyển tuần trước không?"
    • "Chuyến đi Sapa của cậu thế nào? Tớ cũng luôn muốn đến đó đấy."
  3. Gợi ý cùng nhau làm chuyện gì đó vui vẻ. Một cách khác nữa để bắt đầu có cuộc trò chuyện sống động là gợi ý hoạt động nào đó mà bạn và người kia có thể tham gia cùng nhau. Đó có thể là hoạt động trong tương lai xa hoặc ngay trong tuần sau; nếu hoạt động đó thú vị, thì bạn sẽ có rất nhiều chuyện để bàn bạc khi bạn tìm hiểu chi tiết. Đây là một số gợi ý cho bạn:
    • "Anh có tham dự buổi biểu diễn của ban nhạc hát lại những bài hát của thập niên 80 với em được không? Chúng ta có thể mặc đồ màu neon..."
    • "Cậu có muốn đi xem phim Người sói mới ra rạp với tớ tuần này không? Tớ nghe nói có bỏng ngô miễn phí vào chủ nhật đấy!"
    • "Cậu nghe đến đồ ăn Campuchia bao giờ chưa? Có một nhà hàng mới trong thành phố, tớ nghe nói rẻ và ngon lắm."
  4. Khen ngợi người đó. Lời khen ngợi luôn được đánh giá cao, bạn không cần phải gặp mặt trực tiếp người đó mới có thể đưa lời khen ngợi ý nghĩa. Một lời khen nhỏ cũng có thể là cách tuyệt vời để bắt đầu một cuộc trò chuyện và làm người kia cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ. Miễn là bạn khéo léo và không làm người kia cảm thấy không thoải mái, đây cũng là cách nói chuyện qua điện thoại rất hiệu quả. Đây là một số điều bạn có thể khen ngợi họ qua tin nhắn:
    • "Anh chơi trận hôm qua hay quá. Em ấn tượng lắm đấy".
    • "Em cực thích cái áo denim chị mặc hôm qua. Chị mặc những bộ đồ hướng cổ đó tuyệt lắm".
    • "Cảm ơn đã giúp tớ học toán tối qua. Cậu là người bạn thật tốt, tớ sẽ không thể giải được nó nếu không có cậu."
  5. Nói về những kế hoạch thú vị của bạn vào cuối tuần. Một cách khác để có một cuộc trò chuyện sống động là đề cập những gì vui vẻ bạn sẽ làm vào cuối tuần hoặc vào tuần sau. Bạn có thể nói về những gì bạn hứng thú, chia sẻ những thông tin thú vị về bản thân mình hoặc thậm chí khuyến khích người kia tham gia và dành thời gian quý giá với bạn. Đây là một số điều bạn có thể nói:
    • "Tớ sẽ đi công viên nước với em họ vào cuối tuần. Tớ luôn nghĩ chỗ đấy quá nhàm rồi nhưng tớ thực sự rất hào hứng".
    • "Tớ sẽ đi học lớp gốm sứ vào cuối tuần này. Chắc hay lắm đây".
    • "Tớ sẽ đi Hạ Long với gia đình vào cuối tuần này. Trước đây tớ chưa bao giờ đi biển cả".
  6. Khuyến khích người đó. Nếu họ sắp có bài kiểm tra quan trọng, phỏng vấn hoặc một sự kiện quan trọng nào đó sắp diễn ra, bạn có thể gửi cho họ một tin nhắn thể hiện rằng bạn đang nghĩ đến họ và bạn mong họ gặp suôn sẻ. Một chút khuyến khích có thể là điều họ cần để đạt được thành công và cảm nhận bạn thực sự quan tâm đến họ. Đây là một số cách để chúc người đó may mắn:
    • "Chúc cậu may mắn trong bài kiểm tra ngày mai. Tớ biết cậu sẽ làm tốt!"
    • "Hãy nghỉ ngơi một chút trước cuộc phỏng vấn nhé. Cậu sẽ làm họ ngạc nhiên cho xem".
    • "Chơi thật hay trong trận bóng chiều nay nhé. Tớ sẽ cổ vũ cho cậu trên khán đài."

Cảnh báo[sửa]

  • Không nhắn tin trong khi lái xe. Bạn sẽ gây nguy hiểm cho chính mình cũng như những người xung quanh.

Liên kết đến đây