Trị lẹo mắt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn lẹo (có tên y học là “hordeolium”) là chứng viêm ở mắt do vi khuẩn tụ cầu gây nên.[1] Nó xuất hiện dưới dạng những mụn đỏ nhỏ dọc bờ mi, phía trong hốc mắt hoặc trên mí mắt. Hầu hết các loại lẹo mắt thường tự khỏi sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị lẹo mắt thì biết cách xử lí và chữa trị sẽ giúp giảm bớt triệu chứng và làm cho mắt nhanh chóng trở lại bình thường.

Các bước[sửa]

Nhận biết Lẹo mắt[sửa]

  1. Biết những triệu chứng của bệnh. Có thể bạn sẽ không thấy mụn lẹo ở những ngày đầu nó xuất hiện, đặc biệt là khi nó mọc phía trong mí mắt. Thông thường, bạn sẽ thấy hơi cộm, khó chịu và thậm chí là đau rát. Tuy nhiên, do sự khác biệt về cơ địa mà mức độ đau ở mỗi người là khác nhau. Khi mắt bị đau, xác định triệu chứng là điều hết sức quan trong. Nếu triệu chứng không ổn định, bạn hãy tìm đến khác sĩ để khám và tư vấn cách chữa trị. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản khi mọc lẹo mắt.:[2]
    • Da bị đỏ, đau, sưng và đau ở mí mắt.
    • Một vết sưng nhỏ trên mí mắt hoặc rìa mí mắt.
    • Đau rát và/hoặc chảy nước mắt.
    • Nhạy cảm với ánh sáng.
    • Khó chịu khi chớp mắt.
    • Nổi một đốm màu vàng nhỏ ở giữa mụn lẹo (đây là mủ sẽ làm bề mặt của nốt lẹo cộm lên ngày một nhiều hơn).
  2. Phân biệt lẹo và chắp. Lẹo có hình dạng và triệu chứng đặc trưng.[3] Không có bất cứ chẩn đoán y khoa nào dành riêng cho lẹo mắt.[3] Đôi khi rất khó phân biệt lẹo và chắp. Chắp, cùng họ bệnh với lẹo, là chứng bệnh xuất hiện khi tuyến dầu - tuyến sản sinh chất nhờn ở viền mi mắt - bị tắc nghẽn, gây viêm và sưng mắt.[4] Tuy chúng xuất hiện khá giống nhau, nhưng chắp có một số triệu chứng khác so với lẹo. Chẳng hạn như:[5]
    • Không giống như lẹo, chắp thường không đau.
    • Chắp thường nổi ở bên trong mí mắt.
    • Chắp tiến triển chậm hơn lẹo. Nó thường sẽ hình thành và phát triển từ từ, phải mất vài tháng để chắp biến mất.
    • Chắp có thể to hơn lẹo. Nếu quá lớn, nó thậm chí có thể ức chế tầm nhìn.
    • Mặc dù hầu hết chắp sẽ tự khỏi, nhưng một số mụn chắp dai dẳng có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ.
  3. Khám bác sĩ khi cần thiết. Phần lớn lẹo sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc hai ngày và không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, lẹo có thể gây ra đau đớn và suy nhược. Nó thậm chí có thể tiến triển thành bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu mụn lẹo ở mí mắt của bạn có triệu chứng sau:[2]
    • Không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 48 giờ.
    • Tầm nhìn của bạn bị thay đổi và trở nên yếu hơn.
    • Nước mắt tiết ra quá nhiều.
    • Gây ra đau dữ dội khiến bạn gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

Xử lí và Điều trị Lẹo mắt[sửa]

  1. Giảm bớt sự khó chịu của bạn. Lẹo thường sẽ tự khỏi sau hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên, trước đó nó có thể khiến bạn khá đau đớn và khó chịu. Để giảm bớt sự khó chịu này, hãy sử dụng các phương pháp phổ biến dưới đây:
    • Chườm khăn ấm. Thấm ướt một chiếc khăn sạch bằng nước nóng và đặt nó nhẹ nhàng trên mắt mười phút, lặp đi lặp lại bốn lần một ngày.[6][7] Cách này không chỉ làm giảm đau và viêm, mà còn đẩy nhanh quá trình lành bệnh.[7] Hãy ấn khăn nhẹ nhàng - chỉ mạnh khi cần thiết để giữ khăn áp sát vào mắt.
    • Các bài thuốc chữa bệnh truyền thống để điều trị chắp, lẹo đều dựa trên nguyên tắc cơ bản sau: nhiệt độ ấm, hơi ẩm và áp suất ánh sáng. Ví dụ như cách truyền thống bọc một quả trứng mới luộc trong chiếc vớ mỏng, sau đó đặt nó lên mụn lẹo.
    • Thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đi cùng nhiễm trùng mắt. Sử dụng thuốc giảm đau/kháng viêm (như paracetamol hay ibuprofen) với liều lượng chỉ định.
  2. Bảo vệ mắt khỏi các kích ứng từ bên ngoài. Điều quan trọng nhất để giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh là phải đảm bảo các mụn lẹo ở mí mắt không bị kích thích hoặc chịu các tác động từ bên ngoài. Dù bạn rất muốn "làm gì đó" để cải thiện tình hình, nhưng bạn nên biết rằng đối với mụn lẹo, điều tốt nhất bạn nên làm không tác động gì đến nó. Hãy thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để bảo vệ cho mắt bạn:[7][3]
    • Không đeo kính áp tròng vì chúng sẽ gây kích ứng và nhiễm trùng mắt. Nếu bạn cần phải đi ra ngoài thì hãy đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn.
    • Không nặn, đâm thủng hay tác động lên mụn lẹo ra vì điều này có thể gây kích thích đến lẹo mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến cơn đau kéo dài.
    • Không nên trang điểm. Bạn có khả năng gây kích thích lẹo và khuếch tán vi khuẩn tụ cầu lan rộng ra khi trang điểm.
    • Nếu phải chạm vào mắt của bạn, hãy rửa tay cẩn thận trước.
  3. Sử dụng thuốc điều trị. Thuốc giảm đau không phải là phương pháp duy nhất để điều trị chắp, lẹo. Có rất nhiều phương thuốc đặc trị và đa dạng về hình thức như thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt và miếng dán tẩm thuốc. Hãy đến ngay hiệu thuốc gần bạn nhất, có rất nhiều sự lựa chọn.[4]
    • Polymyxin B sulfat là thuốc kháng sinh, rất hiệu quả trong điều trị chắp, lẹo và nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.[8]
    • Nước rửa mắt và thuốc nhỏ mắt có thể giúp giữ ẩm cho mắt và giảm khó chịu.[9]
  4. Tránh gây căng thẳng cho mắt. Không nên sử dụng máy tính quá nhiều hay đọc dưới điều kiện ánh sáng kém khi bạn nổi mụn lẹo ở mí mắt. Căng thẳng ở mắt có thể gây kích ứng mụn lẹo, kéo dài sự đau đớn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên nghỉ giải lao thường xuyên khi đọc sách hoặc làm việc với máy tính. Nhắm mắt lại trong một vài phút nếu cần thiết.
    • Hãy thoải mái làm việc nếu không bị ảnh hưởng gì khi sử dụng máy tính, đọc sách, v.v… Tuy nhiên, bạn nên cho phép mắt nghỉ ngơi đúng cách.
  5. Để mụn lẹo tự khỏi. Sau vài ngày, lẹo mắt tự động co lại và biến mất. Nó cũng có thể tự vỡ và chảy mủ. Khi mụn lẹo bị vỡ, hãy dùng khăn sạch thấm mủ và rửa sạch vết thương bằng dầu gội cho trẻ em và nước. Bạn có thể dùng gạc y tế để thấm mủ.[6]
    • Đừng cố đâm thủng hoặc nặn mụn lẹo ra. Hành động này dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng và cần các biện pháp mạnh hơn để điều trị.
  6. Đến gặp bác sĩ nếu cần thiết. Nếu sau 2-7 ngày mà mụn lẹo không tự động khỏi hoặc nếu nó xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị. Bạn có thể được chữa khỏi sau khi uống thuốc kháng sinh hoặc bôi thuốc mỡ, và, trong một vài trường hợp, mụn lẹo cần phải tiểu phẫu mới hết.[3]

Phòng ngừa Lẹo mắt[sửa]

  1. Nhận biết các nguy cơ gây nên chắp, lẹo. Mặc dù hầu như ai cũng có thể bị nổi lẹo ở mí mắt, nhưng có một số yếu tố có thể khiến bạn dễ mắc bệnh này hơn. Bằng cách loại trừ những điều kiện có thể gây nên lẹo, bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lẹo mắt trong tương lai. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là không phải yếu tố nào cũng dễ dàng bị loại bỏ. Dưới đây là một số nhân tố kích thích nổi lẹo ở mắt:[10]
    • Mức độ căng thẳng cao.
    • Lượng mỡ trong máu cao.
    • Bệnh đái tháo đường.
    • Viêm bờ mi (viêm mí mắt).
    • Tiết quá nhiều bã nhờn (một loại viêm da).
    • Một số bệnh gây suy nhược mãn tính khác.
    • Đang trong độ tuổi từ 30 đến 50 (trong trường hợp này, nguy cơ rủi ro là rất thấp)
  2. Xây dựng thói quen vệ sinh đúng cách. Để tránh nổi mụn lẹo, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, nhất là trước khi chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt.[1] Không dùng tay dơ dụi mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vàò mắt và gây nhiễm trùng mắt của bạn. Vệ sinh tay sạch sẽ giúp tiêu diệt nguy cơ sản sinh của loại vi khuẩn này.
    • Tránh dùng tay dụi mắt vì kể cả khi tay sạch vẫn có thể gây kích ứng cho đôi mắt của bạn.
  3. Thay đổi thói quen chia sẻ. Dùng chung vật dụng với người khác, nhất là vật có tác động đến mắt làm tăng nguy cơ nổi lẹo cho bạn. Một trong những vật phẩm bạn không nên chia sẻ với người khác đó là mỹ phẩm và cọ trang điểm mắt, khăn, kính mát, hoặc các vật dụng cá nhân khác, đặc biệt là với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử bị lẹo. Nếu không bạn có khả năng cao bị lây lẹo mắt và các bệnh về mắt khác từ họ.
  4. Sử dụng mỹ phẩm và cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh. Các vi khuẩn gây ra lẹo mắt có thể lây lan qua mỹ phẩm và cọ trang điểm mắt. Vì vậy, hãy giữ cho các dụng cụ này thật sạch sẽ trước khi sử dụng. Đồng thời, rửa sạch tay với xà phòng trước khi trang điểm mắt. Như đã lưu ý ở trên, tránh dùng chung dụng cụ trang điểm với bạn bè, đặc biệt với những người từng bị lẹo ở mắt.
  5. Giữ mắt sạch. Khi tuyến nhờn ở mắt bị tắc nghẽn, mắt bắt đầu viêm và nổi lẹo. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng lẹo ở mắt là ngăn ngừ tình trạng tắt nghẽn ở tuyến nhờn. Đeo kính râm hoặc các loại kính bảo vệ khác trong môi trường bụi bẩn hoặc có chất phóng xạ. Đặc biệt, nếu bạn làm việc tại một công trường xây dựng hoặc trong xưởng sản xuất, bạn phải luôn luôn bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi các tác động từ môi trường.
    • Nếu bạn đã từng bị lẹo, bạn có thể dễ nổi mụn lẹo hơn người khác. Trong trường hợp này, bạn hãy dành thời gian để rửa mắt hàng ngày bằng khăn sạch và nước ấm hay dầu gội dành cho trẻ em.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn không thể đến gặp bác sĩ ngay để điều trị, bạn có thể đun nước và rót ra một cái chén thủy tinh hoặc một cái tách. Đợi khi nước nguội, dùng khăn nhúng nước và chậm lên mắt để nhanh chóng làm sạch vết nhiễm trùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu sau 3 ngày mà mụn lẹo vẫn chưa khỏi hoặc bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.[1]
  • Tiểu phẫu là điều không tránh khỏi khi loại bỏ lẹo mắt tái trở lại.[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây