Trị vết đốt do côn trùng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chúng ta có thể tránh, nhưng sớm hay muộn thì hầu hết chúng ta đều bị côn trùng đốt hoặc cắn. Bị côn trùng đốt có thể khá đau và khó chịu. Tìm hiểu cách để điều trị vết cắn hoặc vết đốt có thể giúp bạn giảm đau và mau lành vết thương.

Các bước[sửa]

Điều trị Vết cắn Côn trùng[sửa]

  1. Rời khỏi nơi bị tấn công. Trước khi điều trị vết đốt, đi đến nơi an toàn, xa nơi bị đốt. Xác định nơi bị đốt và bao nhiêu vết đốt.[1]
    • Nhanh chóng và bình tĩnh rời khỏi khu vực.
  2. Lấy ngòi đốt ra. Dùng móng tay hoặc thẻ tín dụng cạy cẩn thận ngòi đốt ra khỏi da. Tránh dùng nhíp lấy ngòi đốt, vì điều này có thể làm lây lan nọc độc.[1]
    • Ngòi đốt thường có gai, đó là lý do tại sao nó có thể bám vào da.
    • Ong bắp cày sẽ không để lại ngòi đốt trên da bạn.
  3. Rửa vết thương. Lau nhẹ vết thương với xà phòng và nước. Thực hiện bước này sẽ loại bỏ vi khuẩn tiềm tàng và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.[1]
    • Rửa vết đốt nhẹ nhàng để tránh những tác hại sau này.
  4. Chữa trị vết thương. Dùng kem kháng histamine không theo đơn xoa lên nơi bị đốt. Dùng gạc lạnh hoặc đặt đá chườm lên để giảm nhẹ vết thương.[1]
    • Tránh làm xước nơi bị thương, thậm chí khi nó ngứa. Làm xước sẽ chỉ gây kích ứng thêm cho vết đốt.
    • Xoa kem hidrococtizon không kê đơn hoặc thuốc mỡ lên vết thương hai lần một ngày trong vài ngày. Nếu vết thương quá ngứa hay sưng phồng, uống thuốc kháng histamine như Benadry hoặc Zyrtec. Không dùng cả hai loại thuốc uống và thuốc bôi kháng histamine cùng nhau.
    • Với cơn đau, thử dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen, aspirin, hay acetaminophen.
    • Ngâm trong nước mát. Cho 14 g muối nở với 1 lít nước.[2]
  5. Biết những triệu chứng của vết đốt. Biết được sưng, ngứa, hoặc đau là những phản ứng thông thường của vết đốt côn trùng. Các phản ứng nghiêm trọng sẽ có những triệu chứng như thở khò khè, buồn nôn, phát ban, hoặc khó tiêu hay khó thở.[3]
    • Phản ứng thông thường sẽ khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng.
    • Phản ứng nghiêm trọng cần được đưa đi cấp cứu.
  6. Theo dõi vết đốt thường xuyên. Theo dõi vết đốt nếu có những dấu hiệu xấu. Báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào tệ hơn hoặc nếu bạn nghĩ vết thương bắt đầu nhiễm trùng.[3]
    • Các dấu hiệu của nhiễm trùng như: vết thương ửng đỏ nhiều, sưng hoặc đau, phồng rộp hoặc chảy mủ, hay vết ban đỏ lan rộng hoặc thành vệt từ vết đốt.
    • Đặc biệt chú ý đến vết đốt ở cổ và miệng. Nếu nó sưng lên có thể gây nghẹt thở. Chăm sóc y tế ngay lập tức nếu điều này xảy ra.

Xử lý Dị ứng[sửa]

  1. Tìm gặp thấy thuốc hoặc chuyên gia dị ứng. Nhờ bác sĩ kiểm tra những dị ứng ở vết đốt côn trùng. Biết được những chuẩn đoán từ vết cắn sẽ giúp bạn theo dõi và xử lý các vết cắn côn trùng sau này.[1]
  2. Dùng bút tiêm epinephrin nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng. Dùng bút tiêm epinephrin kịp thời sẽ giúp ngưng các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đảm bảo bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi dùng epinephrin.[4]
    • Chỉ bác sĩ mới có thể kê đơn cho phép dùng bút tiêm epinephrin.
    • Hỏi bác sĩ bạn nên dùng bút tiêm epinephrin khi nào.
    • Người bị dị ứng nghiêm trọng phải luôn luôn mang bút tiêm epinephrin khi ra ngoài.
    • Nếu bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu sau: tức ngực, sưng môi, mí mắt, hoặc cổ họng, thở khò khè, phát ban, ói mửa, chóng mặt hoặc ngất xỉu, rối loạn, hoặc tim đập nhanh, khó thở, Dùng bút tiêm epinephrin ngay khi có thể và đưa đi cấp cứu ngay lập tức.[5]
  3. Dùng thuốc kháng histamin nếu bạn bị dị ứng nhẹ. Uống một viên kháng histamine để giảm những phản ứng nguy hiểm đến tính mạng do vết đốt côn trùng, như sưng, ngứa, hoặc nổi đỏ.[1]
    • Chỉ dùng theo hướng dẫn.
  4. Sơ cấp cứu cho người có phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn bắt gặp người có những phản ứng nghiêm trọng do côn trùng đốt, hành động ngay lập tức. Thực hiện sơ cứu theo những bước sau:[1]
    • Hỏi nếu người đó có bút tiêm epinephrin, nếu cần, hỏi cả cách sử dụng.
    • Cởi quần áo nếu quá chặt.
    • Lật úp người bệnh xuống nếu họ ói mửa hoặc chảy máu từ miệng.
    • Giữ yên nơi bị đốt và thấp hơn tim để hạn chế nọc độc lan rộng.[2]
    • Gọi cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người đó ngưng thở hoặc không có phản ứng nếu bạn được huấn luyện về hô hấp nhân tạo.

Ngăn ngừa Vết đốt Côn trùng[sửa]

  1. Mặc áo dài tay. Mặc quần áo phủ đến chân và tay để hạn chế tiếp xúc với vết đốt. Mặc dù bạn có thể bị cắn xuyên qua lớp quần áo, nhưng nó sẽ bảo vệ bạn tốt hơn là không có gì. [6] [7]
  2. Tránh mặc màu sáng và có mùi hương mạnh. Mặc quần áo sáng màu hoặc có mùi hương mạnh có thể thu hút côn trùng. Hãy mặc quần áo màu trung lập và không dùng nước hoa khi đi dạo bên ngoài.[8]
    • Thuốc xịt côn trùng sẽ không có tác dụng khi ngăn cả tổ tấn công bạn. Tuy nhiên, xịt thuốc chống côn trùng lên người khi bạn có khả năng bị côn trùng cắn là điều nên làm.
  3. Hãy cẩn thận. Tìm tổ khi bạn đi dạo bên ngoài. Tổ côn trùng có thể treo trên cây hoặc hang trồi lên từ dưới đất. Chú ý đến những khu vực trên mặt đất mà bạn thấy côn trùng di chuyển hoặc bay xung quanh.[4]
    • Nếu thấy mối đe dọa, hãy tránh nó.
    • Phá tổ sẽ bị côn trùng tấn công.
    • Gọi chuyên gia đến loại bỏ ong bắp cày, ong bắp cày Mỹ, hay các loại côn trùng đốt khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn biết mình bị dị ứng với vết cắn hoặc vết đốt côn trùng, hãy mang bút tiêm epinephrin bên mình.[1]

Cảnh báo[sửa]

  • Bất kỳ phản ứng bất thường nào (bên cạnh việc ngứa, vết đốt hơi sưng hoặc đau thông thường) nên được báo với bác sĩ ngay lập tức.
  • Gọi cấp cứu và dùng bút tiêm epinephrin nếu có, nếu bạn biết mình có tiền sử với những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, sưng môi, mí mắt hoặc cổ họng, chóng mặt, ngất xỉu hoặc rối loạn, tim đập nhanh, phát ban, buồn nôn, co giật hoặc ói mửa, hoặc nếu đó là vết đốt nhỏ bởi bò cạp.[1]
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống aspirin. [9]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đá hoặc nước lạnh.
  • Muối nở.
  • Thuốc kháng histamin.
  • Ibuprofen, aspirin, hoặc acetaminophen.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây