Chuẩn bị cho buổi gặp mặt với chuyên gia trị liệu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong cuộc sống, ai cũng có lúc cần giúp đỡ trong việc xử lý các vấn đề của bản thân. Các chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp đỡ khách hàng giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau, họ đóng vai trò như người hướng dẫn trên con đường hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy e sợ khi lần đầu tới gặp họ. Bạn mong đợi gì từ quá trình trị liệu? Liệu bạn có khám phá phần con người mà bản thân đã che giấu bấy lâu? Bạn sẽ nói gì với chuyên gia? Bạn có thể làm nhiều việc để quản lý những mối lo ngại này và chuẩn bị tốt nhất cho buổi gặp mặt chuyên gia trị liệu. Trị liệu là quá trình nuôi dưỡng đòi hỏi sự nỗ lực hết sức từ cả hai phía: chuyên gia trị liệu khách hàng.

Các bước[sửa]

Quan tâm đến Vấn đề Hậu cần khi Trị liệu[sửa]

  1. Hiểu được sự sắp xếp tài chính. Tìm hiểu về chính sách của chương trình bảo hiểm trong trị liệu tâm lý hay kế hoạch chi trả cho quá trình trị liệu là bước vô cùng quan trọng.[1] Kiểm tra thông tin quyền lợi của bạn trong chương trình dịch vụ sức khỏe hành vi hay bảo hiểm cho sức khỏe tinh thần. Nếu có thắc mắc gì, hãy hỏi người đại diện của công ty bảo hiểm bạn đăng ký.[2] Hỏi chuyên gia trị liệu xem họ có chấp nhận loại bảo hiểm của bạn hay không trước khi đặt lịch. Nếu không, bạn có thể sẽ phải tự chi trả toàn bộ tiền phí trong khi hoàn toàn có thể tới gặp chuyên gia trị liệu có áp dụng bảo hiểm.
    • Khi gặp mặt, hãy nhớ để tâm tới việc thanh toán, lịch làm việc và chính sách bảo hiểm ở buổi trị liệu đầu tiên. Đây là cách để bạn kết thúc quá trình điều trị mà không phải lo lắng về các vấn đề hậu cần như kiêm trả lịch và thanh toán.[3]
    • Nếu bạn tới gặp chuyên gia trị liệu ở phòng khám tư, họ có thể xuất hóa đơn để bạn nộp cho công ty bảo hiểm và nhận tiền hoàn trả. Bạn phải trả tiền điều trị trước, sau đó nhận lại tiền từ công ty bảo hiểm.
  2. Kiểm tra trình độ chuyên khoa của chuyên gia trị liệu. Chuyên gia trị liệu có gốc gác khác nhau, phương pháp giáo dục, chuyên môn, bằng cấp và giấy phép hoạt động khác nhau. "Chuyên gia trị liệu tâm lý" là thuật ngữ chung chứ không phải một chức danh nghề nghiệp cụ thể hay cách thức giáo dục, đào tạo hoặc giấy phép. [1]Sau đây là một số trường hợp nguy hiểm mà các chuyên gia trị liệu có thể không đủ tiêu chuẩn hành nghề:
    • Không cung cấp thông tin về quyền lợi khách hàng, chính sách của phòng khám, lệ phí (tất cả những yếu tố trong quá trình điều trị).
    • Không được cấp giấy phép hoạt động.
    • Tốt nghiệp từ một tổ chức không được công nhận.
    • Khiếu nại không được giải quyết về giấy phép hoạt động.
  3. Chuẩn bị các tài liệu liên quan. [4] Chuyên gia trị liệu nắm được càng nhiều thông tin về bạn thì họ càng làm việc hiệu quả hơn. Bạn có thể chuẩn bị một số tài liệu hữu ích như báo cáo kiểm tra tâm lý trước đó hoặc kiểm tra sức khỏe gần đây. Nếu bạn đang là sinh viên, bạn có thể đem theo bảng điểm hoặc dấu ấn khác thể hiện sự tiến bộ.
    • Điều này sẽ hữu ích trong quá trình phỏng vấn, khi chuyên gia tâm lý yêu cầu bạn điền bảng mẫu về tình trạng sức khỏe thể chất-tinh thần trong quá khứ và hiện tại. [5] Nếu chuẩn bị trước tài liệu bạn sẽ lược bỏ được bước này, khi đó bạn và chuyên gia tâm lý sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu nhau ở mức độ giữa người với người.
  4. Tập hợp danh sách các loại thuốc bạn đã và đang dùng gần đây.[4] Bạn đang dùng thuốc điều trị sức khỏe thể chất, tinh thần hay đã ngừng dùng thuốc, bạn nên chuẩn bị trước các thông tin sau:
    • Tên thuốc
    • Liều lượng
    • Tác dụng phụ
    • Thông tin liên lạc của bác sĩ kê đơn
  5. Viết ghi chú nhắc nhở.[6] Khi gặp mặt lần đầu tiên, có thể bạn có rất nhiều câu hỏi và lo lắng khác nhau. Để giải quyết toàn bộ vấn đề bạn muốn biết, hãy viết ghi chú nhắc nhở để tập hợp toàn bộ thông tin bạn cần. Mang theo ghi chú này trong buổi trị liệu đầu tiên sẽ giúp bạn cảm thấy bớt bối rối và thoải mái hơn.
    • Ghi chú bao gồm các câu hỏi dành cho chuyên gia trị liệu như sau:
      • Bạn sử dụng phương pháp trị liệu nào?
      • Chúng ta xác định mục tiêu như thế nào?
      • Bạn có mong tôi hoàn thành công việc giữa các buổi trị liệu?
      • Tần suất gặp nhau?
      • Chúng ta sẽ trị liệu dài hạn hay ngắn hạn?
      • Bạn có sắn sàng hợp tác với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước đó của tôi để điều trị hiệu quả hơn không?
  6. Theo dõi lịch hẹn.[4] Vì trị liệu tức là cung cấp cho bạn không gian an toàn để điều trị cho bản thân nên cần phải sắp xếp thời gian một cách khôn ngoan. Một khi bạn bắt đầu trị liệu, chuyên gia trị liệu có trách nhiệm theo dõi lịch hẹn, cho phép bạn tập trung vào trả lời câu hỏi và điều chỉnh để cảm nhận sự trị liệu. tuy nhiên, bạn cũng có thể tự theo dõi nếu muốn. Bạn cần biết rằng nhiều chuyên gia trị liệu tư nhân vẫn tính phí những buổi trị liệu bạn bỏ lỡ, và các chi phí này không được bảo hiểm chi trả

Chuẩn bị để Chia sẻ[sửa]

  1. Ghi chép lại cảm giác và trải nghiệm gần đây.[7] Trước khi tới gặp chuyên gia, hãy dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn muốn nói và lý do bạn muốn bắt đầu trị liệu ngay từ đầu. Ghi chép lại cụ thể những điều bạn muốn người khác giúp bạn hiểu về bản thân, chẳng hạn như điều gì khiến bạn buồn bã hay bị đe dọa. Chuyên gia trị liệu sẽ đặt câu hỏi để đôi bên cùng thảo luận, tuy nhiên nếu hai bên cùng suy nghĩ trước thì sẽ hiệu quả hơn. Nếu bạn bị mắc kẹt và không biết phải làm gì, hãy tự hỏi bản thân những câu sau trước buổi trị liệu:
    • Tại sao tôi lại ở đây?
    • Tôi đang tức giận, không vui, căng thẳng hay sợ hãi....?
    • Mọi người xung quanh có tác động gì đến tình hình hiện tại của tôi?
    • Thông thường tôi cảm thấy thế nào? Buồn, thất vọng, sợ hãi, mắc kẹt ....?
    • Tôi muốn thay đổi gì trong tương lai?
  2. Tập dượt cách bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc không bị kiểm duyệt. Với vai trò khách hàng, cách tốt nhất để đảm bảo mức độ hiệu quả của quá trình trị liệu là phá bỏ luật lệ của bản thân về những điều nên nói và những điều nên giữ kín [3] Khi ở riêng, hãy nói thật to những suy nghĩ kỳ lạ của bản thân mà thông thường bạn không cho phép bản thân nói ra. Tự do khám phá sự thôi thúc, suy nghĩ và cảm giác khi chúng hình thành là chìa khóa quan trọng để thay đổi tâm lý trong trị liệu. Hãy quen với việc nói thành tiếng những suy nghĩ của bản thân để bạn có thể dễ dàng tiếp cận phần này trong buổi trị liệu.
    • Những suy nghĩ chưa được kiểm duyệt có thể bao gồm câu hỏi. Có thể bạn hứng thú với ý kiến chuyên gia của người trị liệu về tình hình hiện tại của bạn hay quá trình tiến hành trị liệu. Chuyên gia trị liệu có trách nhiệm cung cấp thông tin ở mức thích hợp.
  3. Chạm vào sự tò mò bên trong. Bạn có thể luyện tập cách bày tỏ suy nghĩ, cảm giác, lo lắng sâu thẳm bằng cách đặt câu hỏi "tại sao". Ngày qua ngày trôi qua và gần tới ngày trị liệu, hãy thử hỏi bản thân tại sao bạn lại cảm thấy như vậy hay có suy nghĩ như vậy.
    • Ví dụ, nếu bạn bè hay đồng nghiệp nhờ bạn giúp đỡ nhưng bạn thấy không muốn làm, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại từ chối họ. Cho dù câu trả lời quá thẳng thừng như "Tôi không có thời gian", tiếp tục hỏi btại sao bạn lại thấy không thể hay không nên dành thời gian cho họ. Mục tiêu không phải là đưa ra kết luận cho tình huống này mà để luyện tập chững lại và cố gắng thấu hiểu bản thân hơn.
  4. Nhắc nhở bản thân rằng chuyên gia trị liệu không chỉ là chuyên gia trị liệu. Sự kết hợp ăn ý giữa khách hàng và chuyên gia tâm lý là yếu tố quan trọng để trị liệu thành công. [8] Nếu bạn đặt kỳ vọng quá cao vào buổi gặp mặt đầu tiên mà không cân nhắc, có thể bạn sẽ cảm thấy bắt buộc phải tiếp tục điều trị với người này mặc dù họ không hoàn toàn phù hợp với bạn.
    • Bạn có kết thúc buổi trị liệu đầu tiên với nhiều dấu hỏi? Tính cách của chuyên gia trị liệu khiến bạn không thoải mái? Hay chuyên gia tâm lý gợi cho bạn nhớ tới một người mà bạn không có thiện cảm? Nếu câu trả lời là "có" cho tất cả các câu hỏi, bạn nên cân nhắc tới việc tìm cho mình một chuyên gia trị liệu mới.[9]
    • Bạn cần hiểu rằng cảm giác lo lắng ở buổi trị liệu đầu tiên là hoàn toàn bình thường, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn theo thời gian.

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi nhớ rằng hôm sau hoặc tuần sau sẽ có buổi trị liệu tiếp theo. Đừng hoảng loạn nếu bạn chưa kịp bày tỏ mọi điều. Cũng giống như những thay đổi thực tế, quá trình này cần nhiều thời gian.
  • Bạn cần tin tưởng rằng những điều bạn nói với chuyên gia trị liệu đều được giữ bí mật. Trừ khi họ nghĩ rằng bạn đang gây nguy hiểm cho bản thân hay người khác, họ được yêu cầu giữ kín tuyệt đối những gì diễn ra trong buổi trị liệu.

Cảnh báo[sửa]

  • Mặc dù chuẩn bị là bước vô cùng quan trọng, bạn cũng không cần phải lên kế hoạch chính xác từng câu từng chữ bạn định nói. Bạn chỉ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và luyện tập cách tiếp cận với cảm xúc sâu kín để buổi trị liệu hiệu quả hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]