Làm tê da

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có rất nhiều lý do để chúng ta làm tê da tạm thời. Chẳng hạn như giảm đau khi bị thương hoặc chuẩn bị trước khi tiêm thuốc ở phòng khám. Thật may là có khá nhiều lựa chọn để bạn có thể tìm xem cách nào là hiệu quả nhất với trường hợp của mình.

Các bước[sửa]

Giảm đau[sửa]

  1. Dùng túi đá. Khi bạn làm lạnh da, túi đá sẽ làm mạch máu co lại. Điều này giúp giảm lưu lượng máu chảy ở khu vực và có thể giảm sưng, nhức và co thắt cơ. Phương pháp này khá hiệu quả trong việc giảm đau vết bầm và vết thương nhỏ.[1]
    • Nếu không có sẵn túi đá trong ngăn lạnh, bạn có thể dùng túi chườm bằng đá viên hoặc rau đông lạnh.
    • Luôn luôn bọc đá viên trong khăn thay vì đặt trực tiếp lên da. Điều này sẽ giúp bạn không bị bỏng lạnh.
    • Sau 20 phút, lấy túi đá ra và để cho da ấm lại. Sau 10 phút, bạn có thể đặt lại túi đá lên da nếu cần.
  2. Làm tê vùng da nhỏ bằng kem gây tê. Các loại kem này thường có bán tại các hiệu thuốc và có thể làm dịu vùng da bị cháy nắng, vết bỏng nhỏ, vết cắn côn trùng, vết đốt, và vết trầy xước nhỏ. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang có thai, đang cho con bú, dùng cho trẻ nhỏ hoặc người già, hoặc đang dùng các loại thuốc khác, thuốc thảo mộc, hoặc các chất có thể gây phản ứng phụ với thuốc bôi. Đọc và làm theo hướng dẫn trên bao bì.[2]
    • Bạn có thể mua các sản phẩm này tại hiệu thuốc địa phương như bình xịt, thuốc mỡ, kem bôi, miếng dán, và băng keo cá nhân.
    • Các loại thuốc có thể bao gồm: benzocaine, benzocaine và methol, butamben, dibucaine, lidocaine, pramoxine, pramoxine và methol, tetracaine, hoặc tetracaine và methol. Nếu bạn không chắc về liều lượng hay tần suất sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ có thể đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng hiện tại của bạn và bệnh án.
    • Kiểm tra hạn sử dụng. Không nên dùng thuốc đã hết hạn.
    • Ngưng dùng thuốc và khám bác sĩ nếu bạn thấy không có cải thiện sau một tuần, chỗ bị thương bị nhiễm trùng, phát ban, hay bắt đầu thấy nóng hoặc nhức. Các triệu chứng của dùng thuốc quá liều bao gồm giảm thị lực, rối loạn, lên cơn, chóng mặt, cảm thấy quá nóng, quá lạnh, hoặc tê liệt, đau đầu, đổ mồ hôi, ù tai, nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, khó thở, uể oải. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy khám bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức.[3]
  3. Uống thuốc giảm đau. Thuốc chống viêm không steroid có thể giảm cơn đau do viêm khớp, đau cơ, đau răng, sốt, gút, đau lưng, đau đầu và đau bụng kinh. Các loại thuốc này thường được bán tại các hiệu thuốc ở địa phương. Nhiều loại có thể giảm đau chỉ trong vài giờ. Không nên sử dụng nhiều ngày liền mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này nếu bạn đang có thai, đang cho con bú, dùng cho trẻ em, hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác, thảo dược, hoặc thuốc bổ sung.[4]
    • Các loại thuốc phổ biến gồm: Aspirin (Anacin, Bayer, Excedrin), ketoprofen (Orudis KT), ibuprofen (Motrin, Advil, Nuprin), naproxen sodium (Aleve). Không bao giờ được cho trẻ em hoặc trẻ vị thành niên uống aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye.
    • Không dùng những loại thuốc này khi không hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, suy thận, viêm gan, dị ứng với các loại thuốc này, máu khó đông, hen suyễn, hoặc đang dùng thuốc có thể gây phản ứng với thuốc giảm đau như warfarin, lithium, thuốc tim mạch, thuốc viêm khớp, vitamin, và các loại thuốc khác.
    • Các tác dụng phụ thường gặp gồm tê, sưng phù, ợ nóng, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, và táo bón. Nếu bạn có các triệu chứng này hay bất kỳ tác dụng phụ nào, khám bác sĩ ngay lập tức.

Chuẩn bị thuốc giảm đau[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ về bình xịt lạnh. Ethyl chloride (Cryogesic) có thể xịt lên da ngay trước khi cơn đau bắt đầu. Chất lỏng phun lên da sẽ cho bạn cảm giác mát lạnh khi bốc hơi. Da bạn sẽ nóng lên trong vài phút. Bình xịt chỉ có hiệu quả giảm đau cho đến khi da bạn ấm trở lại.[5]
    • Bạn có thể dùng cách này ngay trước khi trẻ được tiêm thuốc. Nó có thể là giải pháp thay thế hữu hiệu khi trẻ bị dị ứng với các loại thuốc gây tê khác.
    • Không nên dùng bình xịt lạnh thường xuyên hoặc nhiều hơn liều lượng được cho phép bởi bác sĩ. Nó có thể gây bỏng lạnh.
    • Luôn luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ nhỏ hoặc nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.
    • Không xịt lên mắt, mũi, miệng, và vết thương hở.
  2. Thảo luận với bác sĩ về kem bôi. Nếu bác sĩ khuyên rằng bạn sẽ cần đến thuốc giảm đau cho quy trình chữa bệnh, bạn có thể được cho dùng thuốc gây tê trước đó. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn băng bó nơi bôi thuốc khi nó ngấm vào da. Không xoa thuốc lên mũi, miệng, tai, mắt, bộ phận sinh dục, hoặc vùng da bị trầy xước. Có hai loại thuốc thường được sử dụng:[5]
    • Tetracaine (Ametop Gel). Loại gel này được bôi lên da từ 30 đến 45 phút trước khi tiến hành quy trình chữa bệnh cần được gây tê. Bạn có thể rửa sạch thuốc ngay trước khi bắt đầu quy trình. Da bạn sẽ được gây tê đến 6 tiếng. Nó có thể khiến da bạn bị mẩn đỏ khi dùng thuốc.
    • Lidocaine và prilocaine (kem bôi EMLA). Bạn có thể bôi thuốc trước một tiếng và sau đó rửa sạch ngay trước khi bắt đầu quy trình. Thuốc có tác dụng đến hai tiếng. Tác dụng phụ của thuốc là da bạn có thể sẽ trông trắng bệch.
  3. Thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc gây tê khác. Nếu bác sĩ nghĩ thuốc bôi gây tê cục bộ có thể không đủ hiệu quả, ông ấy sẽ đề nghị gây tê diện rộng trên cơ thể. Cách này thường được dùng trong các tiến trình dưới da, sinh đẻ, hoặc phẫu thuật. Nó có thể bao gồm:[6]
    • Gây tê vùng. Gây tê vùng không làm bạn hôn mê, nhưng sẽ gây tê trên vùng da rộng hơn so với gây tê cục bộ. Bạn có thể được gây tê bằng cách tiêm cục bộ. Khi sản phụ được gây tê ngoài màng cứng khi sinh, bác sĩ sẽ gây tê vùng nhằm làm tê vùng nửa dưới cơ thể của sản phụ.
    • Gây tê toàn diện. Cách này được dùng trong nhiều quy trình phẫu thuật. Bạn có thể được gây tê bằng cách tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc hít khí gây mê. Tác dụng phụ có thể gồm: buồn nôn, ói mửa, cổ họng khô rát, lạnh người, mệt mỏi.[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]