Chữa bệnh nấm bàn chân một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh nấm bàn chân (tên tiếng Anh: Tinea pedis) là bệnh nhiễm nấm ở da bàn chân, với dấu hiệu đặc trưng là phát ban đau và ngứa. Đây là một loại hắc lào và thường có một trong ba biểu hiện: nấm ở khe ngón chân, mụn nước hoặc da dày, bong vảy.[1][2] Loại nấm này thích phát triển trong môi trường ẩm, ấm nên bàn chân và giày dép là nơi sinh sôi lý tưởng của chúng. Nếu bị nấm bàn chân, bạn có thể thử một số liệu pháp tự nhiên (mặc dù không hiệu quả bằng thuốc kê đơn) trước khi dùng đến kem và bột mua ngoài hiệu thuốc. Nếu liệu pháp tự nhiên không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc. Ngoài ra, cách tốt nhất là ngăn ngừa bệnh nấm da chân ngay từ đầu bằng một số mẹo hữu ích.

Các bước[sửa]

Xác định bệnh nấm da chân[sửa]

  1. Quan sát dấu hiệu da ẩm, tái. Bệnh nấm bàn chân có một trong ba biểu hiện. “Nhiễm nấm khe ngón chân” thường bắt đầu với dấu hiệu da tái, ẩm. Da thường ngứa hoặc bỏng rát, có thể có mùi bất thường. Loại nấm bàn chân này tương đối dễ điều trị.[2]
    • Loại nhiễm nấm bàn chân này thường xuất hiện giữa ngón út và ngón áp út. [3]
    • Khi nhiễm nấm tiến triển, khe ngón chân sẽ bong vảy, nứt hoặc lột da. Trong trường hợp nghiêm trọng, da có thể bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn có thể kéo dài đến phần bắp chân nếu không được điều trị, dẫn đến viêm mô tế bào.[2][4]
    • Nhiễm nấm khe ngón chân có thể gây mụn nước đột ngột xuất hiện.
  2. Quan sát mụn nước. “Nấm bàn chân loại mụn nước“ thường bắt đầu với những mụn đỏ, viêm, đầy mủ ở chân, thường là lòng bàn chân. [3] Loại nấm bàn chân này có thể xuất hiện do nấm khe ngón chân không được điều trị.[2] Nấm bàn chân loại mụn nước có thể điều trị tại nhà.
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, da chân có thể bị nhiễm khuẩn.
    • Bạn cũng có thể bị mụn nước ở lòng bàn tay, hai bên ngón tay hoặc những phần da khác tiếp xúc với bàn chân.[2]
  3. Quan sát dấu hiệu da khô, bong vảy. “Nấm bàn chân loại da dày, bong vảy” khiến da ở bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân và gót chân, trở nên khô, kích ứng và ngứa. Nấm bàn chân loại này có thể trở nên mãn tính và khó điều trị.[2][5]
    • Các dấu hiệu khác của nấm bàn chân loại này là da bỏng rát, dày lên và nứt. Trong trường hợp nghiêm trọng, móng chân có thể bị nhiễm trùng, dày lên và rơi ra. Bạn phải điều trị nhiễm nấm móng chân riêng.[2]

Ngâm giấm[sửa]

  1. Rửa chân. Luôn rửa sạch và lau khô chân trước khi ngâm giấm. Rửa chân thật sạch với xà phòng và nước ấm. Luôn nhớ rửa thật sạch xà phòng.[6]
    • Dung dịch giấm hoạt động hiệu quả nhất khi kết hợp với một phương pháp điều trị khác, ví dụ như tinh dầu tràm trà. Giấm không chữa khỏi nấm bàn chân nhưng sẽ giữ cho chân khô ráo. Ngoài ra, nấm còn tiêu diệt vi khuẩn để loại bỏ mùi hôi chân.[7]
  2. Lau khô chân. Phải đảm bảo chân được lau thật khô trước khi điều trị. Lưu ý không dùng khăn lau chân để lau người.[6]
  3. Pha giấm với nước. Cho 1 cốc giấm vào 4 cốc nước. Bạn có thể tăng lượng giấm và nước, chỉ cần giữ đúng tỉ lệ 1:4. [8]
    • Phương pháp này có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai bị nấm bàn chân vì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.[8]
    • Bạn cũng có thể ngâm chân trong dung dịch nước tẩy. Cho 1/4 cốc nước tẩy gia dụng vào bồn tắm đầy nước ấm.[8] Phụ nữ mang thai không được ngâm nước tẩy.
  4. Rửa sạch chân. Rửa sạch chân trong dung dịch giấm hai lần mỗi ngày. Sau khi ngâm, nên lắc chân cho nước giấm khô bớt.[8] Chỉ ngâm chân trong một lượng nước giấm vừa đủ và không dùng nước giấm đã ngâm chân để ngâm lại.
  5. Lau khô chân. Dùng khăn sạch lau khô chân và có thể dùng thêm một dung dịch khác như dầu tràm trà.[7]

Dùng tinh dầu tràm trà để chữa nấm bàn chân[sửa]

  1. Chọn tinh dầu đúng độ đậm đặc. Dung dịch tinh dầu trà 10% giúp giảm triệu chứng nhưng không chữa khỏi hoàn toàn nấm bàn chân. Bạn cần dùng dung dịch ít nhất 25-50% để chữa khỏi nấm;[9] tinh dầu với độ đậm đặc như vậy cũng có thể không hiệu quả bằng thuốc kháng nấm không kê đơn. [10]
    • Tinh dầu tràm trà có thể dùng điều trị triệu chứng nhưng thường không chữa khỏi nấm bàn chân.[11]
    • Tinh dầu tràm trà có thể điều trị nấm khe ngón chân hiệu quả hơn hai loại nấm bàn chân khác.[9]
    • Bạn có thể tìm mua kem với phần trăm dầu tràm trà phù hợp hoặc pha 1-2 phần tinh dầu cây trà nguyên chất 100% với 2 phần ethyl alcohol.[9]
  2. Thoa hỗn hợp lên chân đã rửa sạch. Thoa hỗn hợp lên bàn chân, bao gồm mu bàn chân, lòng bàn chân và hai bên. Đừng quên thoa cả ở khe ngón chân vì nấm có thể phát triển ở những vị trí bạn không nhìn thấy.[6]
  3. Rửa tay sau khi thoa kem. Nấm bàn chân cho thể lan đến các bộ phận khác trên cơ thể nên bạn cần rửa tay sạch sau khi thoa kem.
  4. Thoa kem hai lần mỗi ngày. Để đạt hiệu quả, bạn nên thoa kem vào buổi sáng và buổi tối . Ngoài ra, nên thoa kem tối đa một tháng.[12][9]

Dùng tỏi để điều trị nấm bàn chân.[sửa]

  1. Cắt nhỏ 3-4 tép tỏi. Tỏi có đặc tính sát trùng tự nhiên có thể giúp điều trị nấm bàn chân.[13] Một nghiên cứu cho thấy kem chứa Ajoene (thành phần hoạt chất trong tỏi) đã giúp chữa nấm bàn chân hiệu quả tương tự các loại kem khác.[14] Một số chuyên gia cho rằng cho tỏi băm nhỏ vào nước ngâm chân cũng mang lại hiệu quả tương tự.[15]
  2. Ngâm chân sạch trong nước tỏi 30 phút. Rửa chân thật sạch rồi ngâm vào bồn nước tỏi.
  3. Lau khô chân. Dùng khăn sạch lau chân thật khô. Nên nhớ lau khô cả ở khe ngón chân.
  4. Trộn tỏi nghiền với dầu ôliu. Bạn có thể điều trị nấm bàn chân với hỗn hợp tỏi nghiền và dầu ôliu. Trộn 2 tép tỏi băm nhuyễn với lượng dầu ô liu vừa đủ để tạo thành hỗn hợp. Dùng tăm bông phết hỗn hợp lên chân đã rửa sạch, ở vị trí bị nấm bàn chân. Nên áp dụng phương pháp này ít nhất một tháng.
    • Tỏi tương đối an toàn. Tuy nhiên, tỏi có thể gây cảm giác nhói nhẹ trên da và có thể khiến chân có mùi hăng của tỏi.[13]

Phòng ngừa nấm bàn chân[sửa]

  1. Tránh tạo môi trường ẩm. Nếu chân toát nhiều mồ hôi, bạn nên để chân được thông thoáng bằng cách tháo giày và vớ. Nếu không thể tháo vớ, bạn nên thay vớ thường xuyên, đặc biệt là khi vớ đẫm mồ hôi. [16]
  2. Mang giày dép khi ở nơi công cộng. Khi đến phòng tập thể hình, bạn không nên đi chân trần trong phòng thay đồ hoặc quanh hồ bơi. [16]
  3. Giữ chân sạch. Bạn luôn phải giữ cho chân sạch sẽ. Ngoài ra, nên vệ sinh ở giữa các ngón chân và lau chân thật khô.[6] Rửa chân hai lần mỗi ngày nếu có thể.[1]
  4. Không mang chung giày dép. Cho người khác mượn giày dép có thể lây nhiễm nấm bàn chân. Vì vậy, bạn nên mang giày dép của mình và không nên cho người khác mượn mang chung.[16]
    • Tương tự, không dùng chung vật dụng tiếp xúc với bàn chân như dụng cụ làm móng và khăn tắm.[17]
  5. Chọn chất liệu sợi tự nhiên. Khi chọn giày dép và vớ, bạn nên chọn loại chứa sợi tự nhiên vì như vậy, chân sẽ dễ “thở” hơn so với sợi tổng hợp.[6] Ngoài ra, nên chọn giày dép thoáng khí để giữ chân khô ráo.[1]
    • Bên cạnh đó, không nên mang giày quá chật vì sẽ khiến chân toát mồ hôi nhiều hơn.[17]
  6. Thay giày dép thường xuyên. Để ngăn nấm phát triển, bạn nên thường xuyên thay miếng lót giày hoặc thay cả giày, ví dụ như 6 tháng một lần.[17]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bệnh nấm bàn chân dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc uống kháng nấm. [8]
  • Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ đa khoa, những người có thể nuôi cấy nấm và xác định tác nhân tự nhiên có thể ức chế sự phát triển của nấm.
  • Liệu pháp tự nhiên sẽ không hiệu quả với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chữa lành nấm da chân nếu tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học và tuân thủ lối sống lành mạnh.

Cảnh báo[sửa]

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống thuốc kháng nấm. Thuốc uống kháng nấm không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai. [8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000875.htm
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 http://www.emedicinehealth.com/athletes_foot-health/page4_em.htm
  3. 3,0 3,1 http://www.cigna.com/healthwellness/hw/medical-topics/athletes-foot-hw28392
  4. http://www.emedicinehealth.com/cellulitis/article_em.htm
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/basics/symptoms/con-20014892
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Athletes_Foot_Jock_Itch_and_Ringworm
  7. 7,0 7,1 http://www.prevention.com/health/healthy-living/new-household-uses-vinegar/fight-foot-odor-and-athletes-foot
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 http://www.medicinenet.com/athletes_foot/page6.htm
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12121393
  10. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/natural/113.html
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1303075
  12. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-113-tea%20tree%20oil.aspx?activeingredientid=113&activeingredientname=tea%20tree%20oil
  13. 13,0 13,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/garlic
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11050588?itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum&ordinalpos=1
  15. http://well.blogs.nytimes.com/2011/01/06/remedies-garlic-for-athletes-foot/?_r=0
  16. 16,0 16,1 16,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/basics/prevention/con-20014892
  17. 17,0 17,1 17,2 http://www.princeton.edu/uhs/healthy-living/hot-topics/skin-care/#athletesfoot