Tiêm thuốc không đau

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiêm thuốc góp phần quan trọng tạo nên cuộc sống khỏe mạnh. Một số loại thuốc, xét nghiệm máu, và vắc-xin cần phải sử dụng hình thức tiêm. Nỗi sợ ống tiêm và cảm giác đau đớn là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu cơn đau trong khi tiêm.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị tiêm thuốc[sửa]

  1. Xác định vị trí tiêm. Việc chuẩn bị tiêm tùy thuộc vào vị trí tiêm trên cơ thể. Một số hình thức tiêm chẳng hạn như tiêm ngừa được thực hiện trên cánh tay, trong khi một số thuốc kháng sinh cần phải tiêm sau lưng hoặc mông. Bạn nên hỏi trước bác sĩ hoặc y tá vị trí tiêm ở đâu để chuẩn bị sao cho phù hợp.
  2. Vuốt phần da và tạo áp lực lên khu vực gần vị trí tiêm. Sau khi xác định vị trí tiêm, bạn có thể vuốt bề mặt da và đè lên khu vực gần vị trí tiêm. Cách này giúp cho vùng da có khả năng chịu áp lực của kim tiêm cũng như vết tiêm bớt gây đau hơn. Bạn nên chuẩn bị ngay trước khi đến phòng khám hoặc trên đường đi.[1]
  3. Bắt đầu chuẩn bị trong phòng chờ. Khi đang ngồi chờ trong phòng, bạn có thể thực hiện một số bước để chuẩn bị cho việc tiêm thuốc và giảm tập trung lên cơn đau sắp xảy ra.
    • Nắm chặt quả cầu sức khỏe. Cách này giúp thư giãn cơ bắp để chuẩn bị tiêm.
    • Nghe nhạc, đài phát thanh, hoặc sách nói. Bác sĩ thường không cho phép đeo tai nghe trong lúc tiến hành thủ tục, vì thế bạn nên nghe nhạc trong lúc chờ đợi để xao nhãng tâm trí khỏi nỗi sợ hãi tiềm ẩn.[2]
    • Đọc tạp chí hoặc sách. Nếu biện pháp đọc có tác dụng hơn nghe, bạn có thể đọc truyện hoặc bài viết có nội dung thu hút trong lúc chờ khám.

Nhận mũi tiêm[sửa]

  1. Tập trung chú ý sang khu vực khác. Đôi khi trạng thái đề phòng và nhận thức khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên chuyển hướng tập trung sang hướng khác trong lúc tiêm nhằm hạn chế cảm giác đau.
    • Tưởng tượng bạn đang ở nơi nào đó. Mường tượng khung cảnh trong đó bạn đang phơi nắng khi đang đi nghỉ hoặc uống cà phê với bạn bè. Chuẩn bị sẵn vài khung cảnh trong tâm trí trước khi tiêm và thả trôi dòng suy nghĩ.
    • Tập trung vào phần khác trên cơ thể. Tưởng tượng mũi tiêm sẽ được thực hiện trên bộ phận khác. Khi đó bạn sẽ cảm nhận cơn đau ở vùng khác và giảm sự tập trung vào vị trí tiêm thực tế.[2]
    • Đọc thơ hoặc hát lời bài hát. Nếu có điều gì cần vận dụng trí nhớ, đây là thời điểm lý tưởng để gợi nhớ lại. Năng lượng và sự tập trung sẽ được dùng trong việc nhớ lại nội dung và từ ngữ thay vì thời điểm hiện tại.
    • Nếu bác sĩ hay y tá thích trò chuyện, bạn có thể trao đổi với họ trước hoặc trong khi tiêm để gây xao nhãng đầu óc. Chủ đề cuộc nói chuyện không quan trọng; chỉ cần lắng nghe họ nói cũng giúp bạn chuyển hướng tập trung.
  2. Không nhìn vào kim tiêm. Việc tập trung có thể khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Nghiên cứu khoa học gần đây đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng việc không nhìn vào mũi kim trong lúc tiêm có tác dụng giảm thiểu cơn đau. Không nhìn vào mũi kim trong lúc tiêm mà nên nhắm mắt hoặc nhìn sang hướng khác.[3]
  3. Nín thở. Nín thở vài giây trước và trong khi tiêm. Cách này làm tăng huyết áp, dẫn đến giảm độ nhạy hệ thần kinh. Tuy rằng cơn đau chỉ giảm đi một ít, nhưng nếu kết hợp với phương pháp khác thì việc nín thở có tác dụng giảm đau.[4]
  4. Bình thường hóa nỗi sợ. Sự kỳ thị và sợ hãi mũi kim, quá trình tiêm thuốc, và cơn đau có thể khiến bạn đặt sự chú ý không cân xứng lên mũi tiêm. Trên thực tế việc sợ mũi kim là điều hết sức bình thường. Bạn cần biết rằng người khác cũng giống mình, và nỗi sợ này là bình thường để thư giãn trong lúc tiêm thuốc.[2]
  5. Không co thắt cơ bắp. Hành động co thắt cơ bắp có thể khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi tiêm cơ bắp, do đó bạn nên thả lỏng cơ. Phản xạ co thắt khi sợ hãi là bình thường, vì thế bạn nên áp dụng một số biện pháp để hỗ trợ.
    • Các bài tập hít thở, chẳng hạn như hít thở sâu, giữ hơi khoảng 10 giây, và sau đó thở ra có tác dụng tốt nếu thực hiện ngay trước khi tiêm.
    • Suy nghĩ, "Mình sắp được tiêm, " thay vì, "Mũi tiêm sẽ không đau." Câu đầu tiên giúp bạn chấp nhận điều không thể tránh khỏi để cơ thể thư giãn thay vì căng thẳng và sợ hãi.[5]
  6. Trao đổi với y tá về nỗi sợ của bản thân. Bạn nên đề cập trước về cảm giác sợ của mình về việc tiêm thuốc với y tá. Chuyên gia y tế sẵn sàng giúp bệnh nhân khi cần.
    • Y tá có thể sử dụng kem gây tê cục bộ thoa lên cánh tay để làm tê vùng da cũng như giúp cho việc tiêm thuốc ít gây đau hơn. Tham khảo trước khi tiến hành tiêm vì loại kem này phải mất lên đến một tiếng mới phát huy tác dụng.
    • Y tá cũng có khả năng làm xao nhãng tâm trí bệnh nhân và giúp họ thư giãn. Nếu bạn đề cập về nỗi sợ của mình trước đó, y tá sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh bằng kỹ thuật thư giãn.[6]

Chăm sóc vùng tiêm sau khi kết thúc[sửa]

  1. Đắp khăn ấm lên vùng tiêm. Khu vực này đôi lúc làm phiền bệnh nhân vào ngày tiếp theo, hoặc thậm chí là vài tiếng sau đó. Trong trường hợp này, bạn nên nhúng khăn vào nước ấm và đắp lên vùng tiêm để giảm đau và xoa dịu tức thời. [7]
  2. Mát-xa hoặc chà xát vị trí tiêm. Cách này có tác dụng phân tán thuốc và thư giãn cơ bắp.
    • Có hai trường hợp ngoại lệ không nên áp dụng biện pháp này. Không mát-xa sau khi tiêm Heparin và Lovenox vì có thể gây đau và bầm tím.[7]
  3. Dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Đau sau khi tiêm thường do viêm nhiễm gây nên. Thuốc kháng viêm hoặc giảm đau bán tại hiệu thuốc có tác dụng xoa dịu cơn đau, giảm sưng, và cảm giác khó chịu khác.[8]
  4. Di chuyển bộ phận được tiêm thuốc. Sau khi tiêm bạn thường giảm hoạt động và nghỉ ngơi, nhưng điều này đôi khi lại không có tác dụng giảm đau. Bạn vẫn nên tiếp tục hoạt động đặc biệt nếu tiêm ở tay để tăng tuần hoàn và trở lại bình thường nhanh chóng.[8]

Lời khuyên[sửa]

  • Không nghĩ về việc tiêm thuốc quá nhiều trước khi diễn ra thật sự. Vào những ngày trước khi tiêm, bạn nên duy trì sự bận rộn để tâm trí không cảm thấy lo lắng. Nếu tiến hành tiêm thuốc với tâm trạng nặng nề, bạn sẽ có phản xạ co thắt cơ bắp và gây đau cho bản thân.
  • Cố gắng thư giãn trước khi tiêm. Hít thở sâu khi đang ngồi trong phòng chờ, nghe nhạc, hoặc nắm chặt quả cầu sức khỏe.
  • Nếu chuẩn bị tiêm ở tay, bạn nên lắc hoặc di chuyển cánh tay trước khi tiêm để thả lỏng cơ bắp.
  • Nín thở và nhờ bác sĩ/y tá đếm và sau khi đếm xong bạn có thể hít thở bình thường.
  • Nắm tay người đi cùng bạn nếu có.
  • Trò chuyện với người khác (bố hoặc mẹ) về việc tiêm thuốc. Bạn có thể cho rằng "Điều này có tác dụng gì?", nhưng cách này lại giúp bạn bớt hoảng sợ sau khi tiêm xong và bố mẹ cũng như bạn bè có thể an ủi bạn.
  • Không nên nghĩ về việc tiêm quá nhiều; tự làm phân tâm và/hoặc nhìn sang hướng khác trong lúc tiêm.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu vùng tiêm tiếp tục đau hơn 48 tiếng, hoặc nếu bị sốt, rùng mình, hoặc chóng mặt, bạn nên đi khám bác sĩ vì có khả năng cơ thể đang phản ứng và cần có sự chăm sóc y tế.
  • Không đề cập về việc tiêm thuốc trước đây. Điều này có thể gây kích thích khiến bạn sợ hãi. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy dễ dàng khi nhớ lại những lần tiêm trước đó và cách họ quên đi sau một ngày hoặc thậm chí một tiếng, tùy vào từng người, và sau cùng đây là điều không quá to tát!


Nguồn và Trích dẫn[sửa]