Trọng Thủy Mỵ Châu thật...

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyện cổ tích : Trọng Thủy –Mỵ Châu kể rằng :

Thời vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế. Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng - tục ngữ gọi là thần Kim Quy - và dạy nhà vua cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để giữ nước .

Giặc phương Bắc lại ùn ùn kéo quân xâm chiếm nước ta, nhưng lần nào cũng rước lấy thảm bại. Tướng giặc là Triệu Đà vô cùng tức giận. Hắn bèn nghĩ ra một kế. Xin giao hòa với nước ta rồi sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn với con gái vua An Dương Vương tên là Mỵ Châu. Thâm ý của Triệu Đà là sẽ dùng con trai mình làm mật thám trong việc đánh chiếm nước ta.

Ngay tình, vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy.

Trong lúc hàn huyên, Triệu Đà cố tình dò hỏi, Mỵ Châu kể lại cho chồng nghe chuyện xây thành Cổ-Loa và chiếc nỏ thần. Một hôm, nhân lúc Mỵ Châu sơ ý, Trọng Thủy lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua An Dương Vương về thăm cha mẹ.

Lúc ra đi, Trọng Thuỷ căn dặn vợ :

- Trong lúc anh vắng nhà, nếu có chiến tranh em hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, em đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Anh sẽ theo vết lông nghỗng đi tìm em.

Về tới nhà, Trọng Thủy liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh nước ta. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mỵ Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mỵ Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rải xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết lông ngỗng rượt theo đến đó.

Đến núi Mộ Dạ cụt đường, nhà vua định tự sát thì thần Kim Quy hiện lên bảo:

- Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy !

An Dương Vương quay lại, thấy Mỵ Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm chém chết con gái. Sau đó, nhà vua phi ngựa nhảy xuống biển tự tử.

Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy tới được chân núi Mộ Dạ thì thấy Mỵ Châu chỉ còn là một xác không hồn.

Quá hối hận về việc mình đã làm, Trọng Thủy ôm xác vợ khóc nức nở, rồi gieo mình xuống một giếng gần đó. Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng. Hết chuyện kể .

Ta thấy ...Ngay đầu của câu chuyện những chữ ...’giặc phương bắc...’đã chỉ ra giặc xâm lấn nước của An Dương vương không phải là quân binh nước Nam Việt ....vì Nam Việt nằm ở phía Đông của Âu Lạc , Chuyện cũng kể tướng của đám giặc phương BẮC ấy là Triệu Đà chứ không hề nói vua của đám giặc ấy là vua Nam Việt Triệu Đà ...dị bản của chuyện chép ...Triệu Đà là chúa đất Nam Hải không hề có từ nào là... Nam Việt .

- Thực vậy những bài viết trước trong loạt bài viết về cổ sử Việt đã chỉ ra : Theo Sử ký của Tư mã Thiên Khi Doanh Chính lên ngôi Tần thủy hoàng đế năm 221 TCN thì đất Việt ngày nay đã nằm trong lãnh thổ Tần rồi .

- Dựa trên những tình tiết có được khi Triệu Đà xưng vương các sử gia Việt nam mới đây đã chỉ ra ...không thể nào Nam Việt ra đời trước năm 179 TCN là năm Lữ hậu nhà Tây Hán mất .

Theo sử nhà Tần thì cuộc hành binh bình định phương nam của họ kết thúc vào năm 214 TCN ...đã gọi là bình định phương nam không lẽ ...chừa đất văn lang –Âu lạc ra ...để đó chờ nhờ Triệu Đà làm giùm....?

- Theo Hán thư địa lý chí viết vào thế kỷ thứ I sau Công nguyên thì : Dân miền giao chỉ –Cửu chân là 912.850 người nếu cộng cả dân Nhật nam ( Chàm ?) 69.845 Thì tổng số dân Âu Lạc là gần 1 triệu người trong khi tổng số dân cả Quảng Đông và Quảng tây giả định là dân Nam Việt của Triệu Đà cũng chỉ có 390.555 người ...Hai đánh một không chột cũng què ...nên khả năng Triệu Đà đánh thắng và chiếm Âu Lạc khó như con lạc đà chui qua lỗ kim ...

- Không phải họ Triệu của Nam Việt Thì ai là tác gỉa của vụ án tráo nỏ thần ?

Theo sử sách Tàu thời Chiến quốc ...: Công tử Doanh Tử Sở cháu Tần Chiêu Tương vương , con của Tần Hiếu vương bị đưa sang nước Triệu làm con tin , Lã bất Vi một con buôn nổi tiếng ở thành Hàm Đan kinh đô Triệu đã dâng ái thiếp của mình là Triệu Cơ cho Tử Sở khi đã có thai..., Triệu Cơ sinh ra Doanh Chính ..., năm 257TCN khi quân Tần vây kinh đô Triệu Tử Sở phải nhờ Lã bất Vi giúp mới trốn được về Tần....và năm 250TCN Tử Sở lên ngôi Tần vương hiệu Tần Trang Tương vương , mẹ con Triệu Cơ Doanh Chính cũng năm này mới về đến Tần quốc , năm 246TCN Doanh Chính thay cha làm vương nước Tần , đến năm 221TCN xưng là Tần Thủy hoàng đế ...vua của cả thiên hạ .

- Tần và Tấn là 2 trong Xuân thu ngũ bá ; trọng lượng và vị thế gần ngang nhau , sang thời Chiến quốc Tấn bị chia thành 3 nước : Hàn triệu và Nguỵ , Triệu là nước yếu nhất trong tam Tấn ...như thế về sức mạnh Triệu không phải là đối thủ kiến Tần lo lắng đến nỗi đưa ‘hoàng thái tôn’ là Doanh Tử Sở sang làm con tin để cầu hoà ....kỳ lạ hơn nữa năm 260 Tần đại thắng trong trận Trường bình chôn sống 40 vạn quân Triệu trong khi con tin Tử sở vẫn sống tỉnh queo ở kinh đô nước Triệu ....đợi mãi tới năm 257TCN khi tướng Vương Ý vây hãm kinh đô Hàm Đan Tử Sở mới ...phải nhờ đến sự giúp đỡ của Lã bất Vi trốn về Tần ....thật là...chuyện như đùa ....,khôi hài hơn nữa Tử Sở còn ‘xài của thừa’ khi lấy nàng Triệu Cơ ái thiếp của Lã bất Vi làm vợ ..., ta luôn nhớ thời Vua chúa ...hôn nhân của hoàng gia là chuyện quốc gia đại sự ...thường phải mang ra triều đình bàn bạc ....chứ đâu dễ như mua tôm bán tép....với pháp kỷ nghiêm minh của nước Tần sau Thương Ưởng thì 10 cái đầu của Lã bất Vi cũng không còn chứ đừng nói đến chức tể tướng Tần sau này , ý trên chẳng qua chỉ là đoạn hài kịch lịch sử do đám ‘hài sử gia ‘ chăn ngựa phịa ra nhằm phỉ báng nàng Triệu Cơ và làm nhiễu loạn lộn ngược lịch sử Trung –Hoa đích thực nhưng chúng đâu biết là người Việt ai cũng thuộc câu thơ trái khoáy ...

- sinh con rồi mới sinh cha...

- Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông ...

- Cứ từ đó suy ra thì vải thưa không tài nào che nổi mắt thánh ....

Vậy nếu Tần không để con tin ở Triệu thì chuyện Doanh tử Sở – Triệu cơ có không ?

Nếu có thì thực sự xảy ra ở đâu ....?

Cùng hàng chư hầu với nhau Tần chẳng kiêng ai ...chỉ trừ có thiên tử ...mới có thể khiến vua quan nhà Tần lao tâm khổ tứ mà thôi ...

- Chiêu →Triệu - Chiêu → Châu.

Những kẻ rắp tâm đảo lôn lịch sử Trung hoa đã gỉa ngu ...biến Châu thành Triệu ...

Tên Triệu Cơ đảo lại thành Cơ Triệu → Cơ Châu , rất có thể Cơ Triệu biến âm thành ‘cô chiêu’ trong thành ngữ Việt ‘cậu ấm-cô chiêu ‘ chỉ những con nhà quyền qúy.

- Cơ cũng là họ của dòng vua nhà Chu , Châu là viên ngọc sáng ý chỉ người con gái sắc tài toàn vẹn , là điều Hoàn toàn là hợp lẽ khi cho Cơ Châu là con gái của Cơ Duyên tức Chu Noãn vương vị vua cuối cùng nhà Đông Chu bị nhà Tần diệt ; Cơ Châu đổi thành Mị Châu khi hư cấu lịch sử thành Truyện cổ tích lịch sử cũng là điều dễ hiểu vì Mỵ chỉ có nghĩa là con gái vua (con trai là lang) tức công chúa , Mỵ châu ý chỉ nàng công chúa ‘lá ngọc cành vàng’cũng cùng 1 ý với Cơ Châu nghĩa là châu báu ngọc ngà của dòng họ CƠ ...

- Sử thuyết họ HÙNG cho họ Triệu đã diệt vua cuối cùng đời An Dương vương là họ Triệu của vua nước Tần không phải họ Triệu vua Nam Việt và chuyện Trọng Thủy Mỵ châu là 1 chứng cứ có gía .

- Dưới thời Doanh Tứ hay Đinh Tứ Năm 316 trước công nguyên Tần chiếm đất Thục nay là Qúy châu còn gọi là Dã lang đất gốc tổ nhà Chu từ thời Thái vương Cổ công Đản phủ ( Sử thuyết họ HÙNG ) ; từ lúc đó bỏ tước ‘công’ và bắt đầu xưng là ‘vương’ , Doanh Tứ xưng là Huệ văn vương coi như không thần phục nhà Chu nữa qua thời Doanh Đảng ( 311 TCN-307 TCN) chính thức xưng là Tần vũ vương ý là đã kiến lập 1 thiên hạ mới thiên hạ của nhà Tần như vậy việc diệt Chu là điều bắt buộc vì thiên hạ không thể có 2 con trời cùng cai trị ...

- Nhà Tần bắt đầu thực hiện âm mưu của mình bằng việc phái Doanh tử Sở ‘hoàng thái tôn’ của Tần chiêu tương vương cầu hôn với con gái vua An Dương vương – Cơ Duyên là Cơ Châu và ở rể tại kinh đô nhà Chu tức kinh đô Âu Lạc ....có lẽ Doanh tử Sở là ‘điệp viên siêu hạng’ đầu tiên trên thế giới ..., Cơ Châu 1 lòng 1 dạ với chồng và hạ sinh Doanh Chính ....đứa con trai của 2 dòng đế vương Chu-Tần .... sau này chính là Tần thủy Hoàng , khi đã rõ quân tình và mọi điều cơ yếu Doanh tử Sở gạt vợ về quê ...và rồi chuyện xảy ra như trong truyện Trọng Thủy Mỵ Châu như đã kể ....cũng từ đó ngôn ngữ nước Nam có thêm từ Sở khanh chỉ những gã đàn ông chuyên lường gạt phụ nữ ...., Sở khanh ( công hầu khanh tướng ) nghĩa là vị quan lớn tên SỞ ý chỉ Doanh tử Sở và người bị gạt chính là người vợ hiền thục Mỵ châu hay Triệu Cơ , Sự nhẹ dạ và sự lường gạt có ‘ đẳng cấp quốc tế ’ này đã đưa đến thảm họa là vua cha An Dương vương phải cầm sừng Văn Tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ( với lối suy nghĩ hiện đại thì nơi đến của ngài không phải là ...Thủy phủ ...mà là Indonesia....và các bạn đừng ngạc nhiên nếu ở Indonesia tìm thấy những trống đồng to hơn thậm chí đẹp hơn trống tìm thấy ở Việt nam ).

- Một khi đã lần được đầu mối câu chuyện thì không khó để nhìn ra : Thủy trong Trọng Thủy chính là qúy danh...’Sở ’ của hoàng thái tôn nhà Tần ;

Sở → Sủy → Thủy .

Trọng nghĩa là con thứ hai ( thái – trọng – bá ) như vậy Tử Sở là con thứ 2 của Tần hiếu Vương - Doanh Trụ .

- Việc đối xử của Tần với vương tôn nước Thục đất gốc tổ nhà Chu cũng rất lạ ...không mổ bụng phanh thây ...như sự tàn bạo đối với đám bại binh nước Triệu ( chôn sống 40 vạn) mà chỉ giáng người cai trị nước Thục dòng vua Khai Minh xuống tước hầu và vẫn cho hưởng bổng lộc nơi đất cũ ... đây cũng là điều đáng suy nghĩ tìm hiểu ...phải chăng là vì ân tình của vua nhà Chu với dòng dõi họ Đinh của nước Tần ...? hoặc gỉa là vì dây mơ rễ má quấn quýt bởi huyết thống giữa dân nhà Chu và người nước Tần ?.

- Bình thường ra sự kiện nhà Tần thí chúa đoạt ngôi phải là sự kiện chấn động nổi bật hơn tất cả những sự kiện khác xảy ra giữa các chư hầu với nhau trong thời Xuân thu-Chiến quốc ...vậy mà ngược lại có rất ít tư liệu nói về sự kiện long trời lở đất đó ; ít tới nỗi ... có kẻ cạn nghĩ nói bừa ( hay cố ý? ) là nhà Chu tự nguyện dâng đất cho Tần ...đây cũng là 1 điều bất thường đáng suy nghĩ ...

- Với từ khóa SỞ KHANH và tung tích Trọng Thủy thật Mỵ châu thật ...thông qua những tình tiết của chuyện tích có thể kết luận :...

- Diệt triều An Dương vương chiếm đất ÂU-LẠC năm 256 TCN chính là nước TẦN .

- ÂU-LẠC cũng chính là ‘TRUNG - HỎA’ tức vùng ‘Trung tâm và văn minh’ của cả thiên hạ thời nhà Chu . - VĂN LANG chính là VĂN VƯƠNG tổ nhà Chu trong lịch sử Trung – Hoả ( Hoả ≠ Hoa ) cũng là 1 trong tứ thánh của dịch học và 2 chữ VĂN - LANG đã thành quốc hiệu thiêng liêng cổ xưa của con đàn cháu đống Việt nam ngày nay ..