Trở nên lạnh lùng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn cảm thấy mệt mỏi khi lúc nào cũng tỏ ra tốt bụng? Việc trở nên lạnh lùng bí ẩn thay vì ngọt ngào lôi cuốn mang lại cho bạn nội lực bên trong. Hành động lạnh lùng có thể khiến mọi người ở trường xem trọng bạn hơn hoặc giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong công việc. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng điều này vì bạn không muốn xa lánh người khác hoàn toàn. Nếu muốn thay đổi tính cách nồng hậu sang bản tính lạnh lùng, bạn có thể tìm hiểu nội dung bài viết sau đây.

Các bước[sửa]

Có thái độ lạnh lùng[sửa]

  1. Không nên cười thường xuyên. Nụ cười trên khuôn mặt thể hiện sự lôi cuốn và thân thiện làm thu hút mọi người xung quanh. Khi ai đó thể hiện sự nghiêm túc bạn sẽ khó đọc được cảm xúc trên khuôn mặt họ. Nếu muốn trở nên lạnh lùng, bạn không nên cười nhiều. Bạn nên để người khác nhìn mình và thắc mắc không biết bạn đang nghĩ gì trong đầu. Nói chung bạn không nên thể hiện cảm xúc và trở nên khó đoán.
    • Khi cười, bạn nên dằn lòng – không nên cười rộng miệng. Chỉ nên cười mỉm và bí ẩn. Thỉnh thoảng cười như vậy để mọi người luôn phải đoán định không biết bạn đang nghĩ gì.
    • Nam giới thường tận hưởng nhiều lợi ích hơn phụ nữ khi ít cười, vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông hay cười ít thu hút phụ nữ hơn.[1]
  2. Thành thạo ánh nhìn sắc đá. Khi ai đó đi ngang qua, bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ và nhăn mày như thể bạn cảm thấy bối rối và lo lắng bởi hành vi của họ. Bĩu môi nhẹ để thể hiện thái độ làm cao. Nâng cằm lên và nhìn xuống mũi Không để bản thân trông giận dữ hoặc khó chịu một cách lộ liễu. Bạn cần kiểm soát biểu hiện, dè dặt và lạnh lùng.
  3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể lạnh lùng. Thành thạo ngôn ngữ cơ thể là yếu tố quan trọng để trở nên lạnh lùng. Duy trì sự bí ẩn và kiểm soát bằng cách tránh nói chuyện khi bạn có thể dùng kỹ năng tinh tế hơn để giao tiếp.
    • Luyện tư thế tốt; đứng thẳng hơn so với những người ở xung quanh bạn.
    • Không cựa quậy tay chân. Không đùa nghịch với tóc.
    • Khi người khác nói điều gì đó khiến bạn khó chịu, bạn nên tỏ ra không cảm xúc và nhẹ nhàng quay đi. Ngừng tiếp xúc ánh mắt.
    • Bắt tay nhẹ thay vì ôm.
    • Cứng người nhẹ khi có người đụng chạm bạn.
  4. Nói bằng tông giọng đều. Khi nói, bạn không nên nâng hoặc hạ giọng rõ ràng. Duy trì tông giọng lạnh lùng, bình tĩnh, trầm đều, ngay cả khi bạn cảm thấy rất vui hoặc giận dữ. Không cười lớn hoặc khóc; bạn nên kiểm soát và không thể hiện cảm xúc quá nhiều. Tỏ ra cách biệt và xa lánh mỗi khi nói chuyện với người khác.[2]
  5. Không nói về bản thân. Bạn nên giữ khoảng cách với những người xung quanh bằng cách không nói quá nhiều về suy nghĩ, cảm giác, thói quen và đời sống riêng tư. Những người lạnh lùng thường không chia sẻ nhiều. Chỉ nói những gì cần nói, và tránh kể chuyện hay đùa giỡn làm tiết lộ thông tin quá nhiều.
  6. Không đặt nhiều câu hỏi. Đưa ra nhiều câu hỏi cho người khác có nghĩa là bạn quan tâm đến họ, và nếu mục đích là tỏ ra lạnh lùng, bạn nên hành xử ngược lại. Bạn có thể pha trò, nhưng không nên thể hiện sự quan tâm quá nhiều. Hành động như thể bạn chỉ bận tâm với ý niệm cao sang của bản thân để thảo luận về những vấn đề tầm thường trong đời sống của người khác.
  7. Không lặp lại câu nói. Nếu người khác không nghe thấy lần đầu thì đó là lỗi của họ. Bạn không nên lặp lại điều gì với bất cứ ai.

Có thái độ lạnh lùng[sửa]

  1. Sẵn sàng làm tổn thương người khác. Khi bạn không cười, đặt câu hỏi, hay thể hiện cảm xúc tích cực, người ta thường có cảm giác bị tổn thương. Đó là cái giá phải trả cho việc trở nên lạnh lùng. Không xin lỗi hay an ủi người khác nếu bạn nhận thấy họ bực bội hoặc khó chịu.
    • Nếu ai đó lại gần và hỏi tại sao bạn lại thô lỗ như vậy, bạn nên nhìn một cách lạnh lùng và nói rằng bạn không biết họ đang nói gì.
    • Nếu đối phương buồn bã hoặc tức giận, bạn có thể nói "Thật tiếc khi anh cảm thấy khó chịu như vậy," sau đó quay đi và quan tâm đến bản thân mình. Sử dụng phương pháp không xin lỗi là cách chắc chắn để cho người khác thấy rằng bạn là người khá lạnh lùng.
    • Lưu ý hành động tỏ ra lạnh lùng với nhiều người. Nghiên cứu chứng minh rằng những người lánh xa người khác có thể cảm thấy buồn phiền giống như những người bị xa lánh.[3]
  2. Cạnh tranh mãnh liệt. Nỗ lực làm tốt nhất, ngay cả khi điều này có nghĩa là bạn không thể hiện kỹ năng làm việc nhóm tốt. Sẵn sàng với những câu trả lời thông minh và nhanh nhất trong lớp học. Hăng say trên sân cỏ trong lúc tập bóng đá. Xuất sắc trong công việc, ngay cả khi hậu quả sẽ là người khác trông sẽ kém cỏi hơn.
  3. Luôn thực tế. Khi người khác háo hức đối với cuộc đấu lớn sắp tới, bạn nên nói rằng đó chỉ là trò chơi, và thật sự lãng phí thời gian của mọi người. Không thể hiện sự hào hứng đối với ngày lễ và sinh nhật.
  4. Không áy náy về việc giúp đỡ. Có một người phụ nữ trên đường làm rơi hết đồ đạc? Đi băng qua đường và nhìn ra xa, hoặc đi lướt qua người đó. Nếu điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi ai đó nhờ giúp đỡ là "Sao lại phải giúp?" thì bạn không nên giúp người khác. Không chần chừ và để cảm giác tội lỗi ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Một người lạnh lùng không không có sự thông cảm và trắc ẩn.[2]
  5. Trở nên tiêu cực. Người lạnh lùng luôn xem cốc nước chỉ còn một nửa. Tưởng tượng rằng bạn đang đi trên vỉa hè khi có xe chạy ngang qua và làm văng nước bẩn lên người bạn. Khi đó bạn sẽ nói gì? "Trời ơi, đó là cái áo mà tôi thích" hoặc "Tại sao lại là tôi?" Không phải như vậy, câu trả lời chính xác là 'C': nhìn một cách khó chịu và nói "Tốt nhất là anh nên bị tông xe và chết đi."
    • Chỉ trích những người xung quanh. Không nên khen ngợi họ. Nếu ai đó hỏi bạn có thích bộ trang phục của họ hay không, bạn nên ngoảnh đi và thay đổi chủ đề.[2]
  6. Cẩn thận với những người mà bạn tin tưởng. Hành xử lạnh lùng với mọi người có thể khiến họ trở thành kẻ thù của bạn. Hậu quả là sẽ có rất ít người mà bạn có thể tin tưởng. Những người mà bạn thật sự đặt niềm tin là những người hiểu rõ bạn không hề lạnh lùng thật sự.

Nhận biết khi nào nên lạnh lùng[sửa]

  1. Lạnh lùng nơi công cộng. Điều này giúp bạn cảm thấy an toàn khi ở chỗ đông người. Có thể bạn sẽ làm người khác phật ý, nhưng đây lại là điều tốt – đặc biệt khi họ cố tình muốn tán tỉnh hoặc xin xỏ. Lạnh lùng ở chốn đông người không làm ảnh hưởng đến danh tiếng hay gây tổn hại lâu dài.
    • Điều này có nghĩa là khi thấy ai đó thật sự cần giúp đỡ, bạn nên tạm gác hành vi lạnh lùng và giúp họ một tay. Đặt mình vào trường hợp của người đó khi bản thân cần giúp đỡ.
  2. Lạnh lùng khi điều này giúp bạn vượt trội. Có những khi sự lạnh lùng giúp bạn giải quyết được mâu thuẫn, kết thúc việc làm ăn, hoặc ghi điểm. Có thái độ cứng rắn, lạnh lùng khi tiến lên không phải là điều sai trái – trừ khi bạn quá lạm dụng và gây hại đến người khác. Điều quan trọng là bạn cần suy tính hậu quả do thái độ và hành động của mình gây ra.
  3. Không lạnh lùng với gia đình và bạn bè. Những người quan tâm và đối xử tốt với bạn đáng được nhận lại những gì họ cho đi. Lạnh lùng với gia đình và bạn bè chỉ khiến bạn cảm thấy bị cô lập. Sau nhiều năm bị đối xử lạnh lùng, ngoài cha mẹ ra thì không còn ai muốn quan tâm đến bạn nữa.
  4. Lưu ý tai tiếng mà sự lạnh lùng mang lại. Lạnh lùng có những lợi ích riêng, nhưng sau cùng những người hào phóng, nhân hậu và lịch lãm lại có nhiều bạn bè nhất. Bạn bè tốt mang lại niềm vui lâu dài,[4] cho nên bạn cần phát triển những phẩm chất này sau khi trải nghiệm sự lạnh lùng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tỏ ra lạnh lùng khi cần thiết.

Lời khuyên[sửa]

  • Không làm người dễ lợi dụng vì điều này rất khó chịu.
  • Cố gắng đối mặt với tất cả nỗi sợ hãi để bạn có thể chứng minh rằng bản thân không sợ bất kỳ điều gì.
  • Tỏ ra dửng dưng với người xung quanh.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên lạnh lùng với cấp trên hoặc những người mà bạn quan tâm. Không xa lánh người khác nếu bạn muốn duy trì công việc hoặc bảo đảm rằng sẽ có người chăm sóc bạn khi nằm xuống.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]