Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trở thành nhà thiết kế thời trang
Từ VLOS
Không có chương trình chính thống hoặc bằng cấp nào có thể đảm bảo sự thành công cho bạn khi dấn thân vào con đường thiết kế thời trang. Để trở thành một nhà thiết kế, bạn cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kĩ năng vẽ, may vá và thiết kế, bên cạnh đó là kiến thức về ngành công nghiệp thời trang và sự kiên trì bền bỉ. Bạn còn phải có một hồ sơ năng lực thiết kế thật ấn tượng và có hiểu biết chung về kinh doanh lẫn tài chính.
Mục lục
Các bước[sửa]
Mài giũa kĩ năng thiết kế thời trang[sửa]
-
Phát
triển
kĩ
năng
của
bạn.
Các
nhà
thiết
kế
thời
trang
danh
tiếng
thường
sở
hữu
rất
nhiều
kĩ
năng,
bao
gồm
vẽ,
khả
năng
phối
màu
và
chất
liệu,
khả
năng
mường
tượng
các
mẫu
thiết
kế
trong
không
gian
ba
chiều,
kĩ
thuật
may
vá
và
cắt
xén
trên
mọi
loại
vải.
- Hãy theo học một khoá cắt may đẳng cấp nếu hiện tại bạn chưa thành thạo kĩ năng này. Có khả năng may vá nhiều loại vải khó xử lý trong những tình huống thách thức sẽ giúp bạn giữ vững sự nghiệp của mình, tuy nhiên, bạn cần phải rèn luyện nó - đó là một kĩ năng khó đạt được đối với nhiều người.
- Nắm được độ mềm, độ thoáng mát, độ bền của vải.... Sự hiểu biết sâu sắc về các loại vải là cực kì cần thiết để có thể sử dụng nó đúng cách trong thiết kế. Ngoài ra, bạn còn phải biết các nguồn để nhập vải về.
- Học hỏi từ những nhà thiết kế đương thời, không chỉ họ là ai, mà còn cả xuất thân, phong cách riêng, quá trình học tập và nơi họ được đào tạo nữa. Những điều này sẽ giúp bạn trở thành một nhà thiết kế giỏi hơn vì bạn có thể mượn và phát triển những ý tưởng của họ.
- Học cách tạo ra bảng ý tưởng và phạm vi sản phẩm. Bạn cần phải giỏi trong việc nghiên cứu xu hướng thời trang và tìm ra cảm hứng từ các trang mạng xã hội, so sánh giá cả và chất lượng của nhiều nhãn hàng khác nhau và các chương trình triển lãm thương mại.
- Bắt đầu phát triển những kĩ năng này từ sớm. Hãy sẵn sàng dành thật nhiều thời gian trong việc hoàn thiện kĩ năng của mình. Mỗi ngày luyện tập một chút sẽ giúp bạn có được kiến thức sâu sắc về lâu dài nếu bạn định dấn thân vào sự nghiệp này. Nếu bạn cố gắng đạt được mọi thứ cùng một lúc, bạn sẽ rất dễ bị nản chí.
-
Học
hỏi
nhiều
hơn.
Nếu
có
thể,
bạn
nên
đi
học
để
lấy
được
bằng
hoặc
chứng
chỉ
trong
ngành
thiết
kế
thời
trang,
hoặc
theo
học
các
chương
trình
có
liên
quan.
Bạn
sẽ
học
được
nhiều
điều,
có
thêm
nhiều
mối
quan
hệ
tuyệt
vời
và
giành
được
nhiều
cơ
hội
để
thể
hiện
kĩ
năng
trong
một
môi
trường
đỡ
khắc
nghiệt
hơn
thực
tế
(nhưng
bạn
vẫn
phải
sẵn
sàng
đón
nhận
những
lời
phê
bình!)
Hãy
làm
một
trong
hai
(hoặc
cả
hai)
việc
sau:
- Học lấy bằng thiết kế thời trang. Hầu hết các chương trình đều kéo dài từ 3 tới 4 năm. FIDM và Parsons là hai trường đào tào thiết kế thời trang nổi tiếng nhất tại Mỹ. Bạn sẽ được học vẽ, phối màu và bố trí, tạo hoạ tiết và thiết kế rập.[1] Để có thể học được những kĩ năng thiết yếu đó, bạn sẽ phải làm việc cùng các chuyên gia trong ngành, đó là những mối quan hệ tiềm năng trong tương lai, họ có thể cho bạn những lời khuyên và góp ý về sản phẩm.
- Đăng kí thực tập hoặc học việc. Nếu bạn không thích theo học tại trường, hoặc đơn giản là bạn muốn học tập kinh nghiệm thực tế, hãy tìm các cơ hội để thực tập trong ngành thiết kế thời trang. Bạn sẽ cần tới một bộ hồ sơ cá nhân ấn tượng và sẵn lòng bắt đầu từ vị trí thấp nhất; các thực tập viên sẽ được giao những nhiệm vụ nho nhỏ như đi lấy cà phê. Những mối quan hệ mà bạn có được trong quá trình thực tập hoặc học việc sẽ rất quan trọng trong sự nghiệp tương lai, và kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia trong ngành sẽ mang lại cho bạn cơ hội được trực tiếp học hỏi những kĩ năng quan trọng.
Tìm ra niềm đam mê trong phong cách thời trang[sửa]
-
Quyết
định
xem
bạn
thích
lĩnh
vực
thiết
kế
thời
trang
nào
nhất.
Có
thể
bạn
sẽ
phải
bắt
đầu
từ
con
số
0,
nhưng
bạn
vẫn
nên
định
sẵn
một
số
mục
tiêu
về
loại
thiết
kế
mà
mình
sẽ
theo
đuổi
lâu
dài.
Bạn
thích
nhất
là
may
đo
cao
cấp
(haute
couture),
thời
trang
tiện
dụng,
trang
phục
thể
thao,
thời
trang
phổ
cập
hay
hướng
tới
những
thị
trường
độc
đáo
hơn
như
thời
trang
sinh
thái?
Mỗi
lĩnh
vực
đều
có
ưu
điểm
và
nhược
điểm
mà
bạn
cần
phải
nghiên
cứu
trước
khi
ra
quyết
định
cuối
cùng.
Trong
từng
lĩnh
vực
chính
như
trên,
bạn
cũng
sẽ
phải
quyết
định
về
một
số
nhánh
con
khác.
Bạn
có
thể
muốn
thực
hiện
thật
nhiều
ý
tưởng,
nhưng
khi
mới
tập
tành
vào
nghề
thì
đừng
tự
ép
bản
thân.
Tốt
hơn
là
bạn
nên
hoàn
hiện
thiết
kế
của
mình
trong
một
lĩnh
vực
trước,
sau
đó,
thử
nghiệm
các
ý
tưởng
khác
khi
đã
có
chỗ
đứng
vững
chắc
trong
ngành.
Ví
dụ:
- Trang phục nữ ban ngày, trang phục nữ buổi tối
- Trang phục nam ban ngày, trang phục nam buổi tối
- Trang phục trẻ em nam/nữ; trang phục thanh thiếu niên
- Trang phục thể hình/thể thao/vận động
- Đồ dệt kim
- Trang phục dã ngoại, thám hiểm, đồ mặc ngoài
- Trang phục cưới
- Phụ kiện
- Trang phục thường ngày
- Đồ hoá trang dành cho kịch, phim, quảng cáo và bán lẻ.
- Hạ thấp cái tôi. Nghĩ về những nhu cầu thật sự trước khi để tâm tới danh tiếng. Những bộ trang phục lộng lẫy không thể giúp bạn kiếm đủ tiền. Nếu bạn định trở thành nhà thiết kế thời trang, bạn sẽ không thể chỉ tự may quần áo cho mình hoặc những người nổi tiếng được. Làm như vậy sẽ không giúp bạn kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống vì những người đó không chiếm tới 1% dân số. Ngay cả khi bạn thấy những cái tên nổi như cồn trên tạp chí đi nữa thì đó cũng chỉ là quảng cáo, không phải là thực tế. Mọi việc sẽ không diễn ra như vậy. Những người sở hữu cơ thể không hoàn hảo mà vẫn muốn có vẻ ngoài xinh đẹp mới thật sự cần tới các nhà thiết kế thời trang. Thái độ thiếu tôn trọng họ sẽ cản trở việc kiếm tiền của bạn. Thực tế là bạn sẽ không thiết kế trang phục cho mình mà là cho người khác.
- Hỏi nhu cầu của khách hàng. Hãy thực tế: nếu bạn sống tại một đất nước có khí hậu ấm nóng, bạn sẽ không thể bán được áo khoác trượt tuyết. Bạn cần phải quan sát xung quanh. Mọi người cần gì và muốn gì? Ví dụ: nếu bạn định thiết kế cả một bộ sưu tập, bạn sẽ cần làm ra nhiều áo hơn chân váy/quần, vì nhìn chung, hầu hết ai cũng sở hữu nhiều áo hơn. Để thay đổi diện mạo, áo sẽ là loại trang phục tuyệt vời, còn một chiếc quần trơn vừa vặn sẽ luôn phù hợp với hầu hết mọi kiểu áo. Hãy luôn đơn giản và thực tế. Những bản phác thảo thiết kế xa hoa trên giấy luôn trông rất tuyệt với, nhưng những chiếc áo và quần bò đẹp mới đem lại doanh số bán hàng áp đảo so với váy dạ tiệc.
- Hãy nhượng bộ. Thời trang phổ thông có thể không lộng lẫy bằng những chiếc váy dạ tiệc hoặc trang phục xa hoa, nhưng nó có thể giúp bạn tiến xa và kiếm được tiền. Nếu bạn cần phải sáng tạo nên một kiểu trang phục để sản xuất tới hơn trăm lần, bạn sẽ phải làm đúng ngay từ đầu. Việc này sẽ cải thiện kĩ năng thiết kế cho bạn vì bạn sẽ phải hiểu biết tuyệt đối về loại vải cần dùng. Những kiểu dáng trang phục xấu sẽ bị ế và làm sếp bạn bị lỗ vốn.
- Lấy cảm hứng từ những đối thủ cạnh tranh. Quan sát và lưu tâm tới chất liệu vải họ sử dụng; kích cỡ khoá kéo của họ (để quần áo của họ được bền khi sử dụng); chất lượng vải và các đặc tính của nó như độ thấm hút, thoải mái, thoáng mát; màu sắc thịnh hành ở nơi bạn sinh sống. Tham khảo đối thủ cạnh tranh không phải là sự sao chép: đó là sự quan sát. Nhờ việc học hỏi những ưu điểm của từng sản phẩm và phân tích chúng, bạn sẽ hiểu thêm về đặc điểm của một bộ trang phục "được yêu thích". Chúng thường là những bộ đồ bán chạy nhất. Khách hàng của bạn (dù họ mua về để bán lại hay chỉ là khách mua lẻ thông thường) sẽ muốn những bộ đồ khiến họ trở nên xinh đẹp hơn. Những trang phục lộng lẫy chỉ được mặc một năm vài dịp thôi, và chúng không thể mang lại cho bạn đủ thu nhập.
- Lên kế hoạch cho những trang phục chủ chốt. Điểm mạnh tuyệt đối của bạn trong thiết kế là gì? Có thể bạn thiết kế phụ kiện thời trang rất có nghề, hoặc bạn là thiên tài trong việc tạo ra những chiếc quần yoga. Niềm đam mê và kĩ năng chính là điều kiện cần. Đương nhiên, điều kiện đủ là chúng phải phù hợp với thị hiếu - mà trong thời trang, một phần của thị hiếu chính là thuyết phục người mua và phần còn lại nhận ra nhu cầu của thị trường.
Ngành công nghiệp thời trang có đón nhận bạn không[sửa]
-
Trung
thực
đánh
giá
kĩ
năng
và
cá
tính
trước
khi
theo
đuổi
sự
nghiệp
thiết
kế
thời
trang.
Bạn
có
thể
rất
thích
quần
áo,
nhưng
đó
mới
chỉ
là
một
phần
trong
việc
theo
đuổi
ngành
thiết
kế
thời
trang.
Bạn
còn
cần
cả
kĩ
năng
giao
tiếp
tốt,
sẵn
sàng
làm
việc
chăm
chỉ
(thường
là
24/7),
có
bản
lĩnh
khi
bị
phê
bình,
khả
năng
đương
đầu
với
sự
căng
thẳng,
cởi
mở
với
nhiều
đối
tượng
khách
hàng
khác
nhau
và/hoặc
cấp
trên,
đôi
khi
chấp
nhận
sự
cô
đơn
hoặc
bị
cô
lập
(tuỳ
thuộc
vào
cách
bạn
khởi
nghiệp)
và
khả
năng
bám
sát
kỉ
luật
cũng
như
tự
lập.
- Bạn phù hợp với công việc này nếu: Bạn muốn cống hiến cả đời cho công việc này ("sự nghiệp cả đời" của bạn), bạn không màng tới sự bấp bênh hoặc không ổn định của nghề, bạn muốn bảo vệ niềm tin của mình, bạn có những ý tưởng khác biệt về những điều quan trọng trong thời trang, bạn biết lắng nghe khách hàng, bạn biết rất rõ về ngành công nghiệp thời trang, và bạn ăn, ngủ, hít thở cùng thời trang.
- Bạn không phù hợp với công việc này nếu: Bạn không giỏi đối phó với sự căng thẳng, bạn không thích sự bấp bênh hoặc thiếu ổn định của nghề này, bạn muốn một công việc ít biến động, bạn cần người khác phải khen ngợi mọi nỗ lực của mình, bạn cần được hướng dẫn nhiều, bạn ghét phải bận tâm tới tài chính và bạn có quá nhiều sở thích khác.
Trang bị để thành công[sửa]
-
Học
hành
chính
thống
về
lĩnh
vực
kinh
doanh
thời
trang.
Để
trở
thành
một
nhà
thiết
kế
thời
trang
thành
công,
bạn
không
chỉ
cần
tới
tài
năng
và
sự
sáng
tạo,
bạn
còn
cần
tới
kiến
thức
sâu
rộng
về
kinh
doanh
và
marketing
trong
thế
giới
thời
trang.
Luôn
cập
nhật
những
tin
tức
mới
nhất
trong
ngành
thời
trang
bằng
cách
đọc
những
tạp
chí
như
Women's
Wear
Daily
và
Daily
News
Record.[1]
- Nhiều chương trình thiết kế thời trang có bao gồm cả khoá học về marketing.[2] Một số chương trình/chuyên khoa đề cao marketing hơn những chương trình khác, vì thế hãy tìm hiểu về đồ án môn học trong chương trình mà bạn chọn. Nếu bạn đã tham gia một khoá học nhưng trong đó không hướng dẫn mảng tài chính hoặc marketing, hãy đăng kí học các khoá ngắn hạn về lĩnh vực đó.
- Hãy học cả những điều nằm ngoài thiết kế. Có cả một chuỗi cung ứng liên quan tới ngành công nghiệp thời trang, và bạn cần phải hiểu công việc của từng bộ phận trong đó, như vậy, bạn sẽ hiểu được quan điểm của họ để có thể thoả hiệp, đáp ứng nhu cầu và nắm được cách tổ chức mọi việc. Hãy tìm hiểu công việc của người khác, ví dụ như người mua, thương lái, thợ cắt rập, thợ vải, người quản lí chất lượng, người phân loại, thợ phụ, nhân viên kinh doanh, nhân viên PR, nhà báo chuyên mảng thời trang, nhà bán lẻ, nhà tổ chức sự kiện, các nhà tạo mẫu...
- Hiểu biết về khách hàng. Đây là kĩ năng cơ bản và rất cần thiết, mọi nhà thiết kế thời trang đều không được lơ là kĩ năng này. Biết được số tiền mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra, phong cách sống của họ, cách họ mua sắm, sở thích và những điều họ không thích. Biết được đâu là nhu cầu bức thiết và đâu là những món đồ chỉ được mua khi thu nhập sau thuế của khách hàng còn dư dả. Nếu bạn đã học qua môn marketing, bạn sẽ có những hiểu biết vững chắc về việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Hiểu về đối thủ cạnh tranh. Luôn quan sát những việc mà các nhà thiết kế thời trang đang làm trong lĩnh vực mà bạn yêu thích. Ít nhất, hãy luôn theo kịp họ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn phải luôn dẫn trước họ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Hội chợ thương mại là một nơi tuyệt vời để hiểu sâu hơn về cách vận hành của thị trường thời trang, cũng như những điều phù hợp với bản thân trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ vững khả năng cạnh tranh.
-
Tìm
kiếm
những
công
việc
thiết
kế
thời
trang.
Có
rất
nhiều
cách
để
tìm
được
công
việc
này,
tuỳ
thuộc
vào
loại
thiết
kế
mà
bạn
thích.
Trong
một
số
trường
hợp,
sự
linh
hoạt
sẽ
giúp
bạn
rất
nhiều,
nhờ
đó,
bạn
có
thể
học
được
kinh
nghiệm
để
dấn
thân
vào
niềm
đam
mê
thực
sự
của
mình
sau
này.
Và
trong
hầu
hết
các
trường
hợp,
bạn
sẽ
phải
kiên
trì
ứng
tuyển
ở
nhiều
nơi
thì
mới
bước
chân
vào
nghề
được.
Đối
với
người
mới
bắt
đầu,
các
bạn
có
thể
ứng
tuyển
tại:
- Các trung tâm thiết kế thời trang có tiếng - hãy tìm kiếm các vị trí thực tập, công việc có lương-không đòi hỏi kinh nghiệm, trợ lý cho các nhà thiết kế...
- Vị trí phụ trách trang phục cho các đoàn làm phim, đoàn kịch, các cửa hàng đồ hoá trang...
- Quảng cáo trên mạng thông qua các đơn vị môi giới công việc trực tuyến
- Nhờ giới thiệu - hãy nhờ những người quen trong ngành hoặc trường học giới thiệu cho bạn một công việc phù hợp. Trong một ngành rất coi trọng lời nói của các bậc tiền bối như thời trang, đây là một cách tuyệt vời để khởi đầu công việc của mình.
-
Nếu
bạn
định
khởi
nghiệp,
hãy
luôn
chi
tiêu
một
cách
khôn
ngoan.
Có
thể
bạn
là
người
cực
kì
sáng
tạo,
nhưng
hãy
chắc
chắn
rằng
nếu
định
tạo
ra
thương
hiệu
riêng,
bạn
cần
phải
hiểu
biết
về
kinh
doanh.
Bạn
cần
phải
hiểu
về
những
con
số
và
hoá
đơn
trên
bàn
làm
việc
của
mình.
Nếu
bạn
ghét
những
thứ
đó,
vẫn
còn
nhiều
lựa
chọn
khác
như
thuế
kế
toán
để
lo
việc
quản
lí
tài
chính,
tuy
nhiên,
tốt
nhất
là
bạn
vẫn
nên
để
mắt
tới
mọi
việc.
Và
nếu
bạn
thật
sự
ghét
phải
tự
lo
mảng
tài
chính,
hãy
làm
việc
cho
một
xưởng
thời
trang
thay
vì
tự
mình
kinh
doanh.
- Bạn sẽ kinh doanh theo hình thức nào? Có rất nhiều khả năng, bao gồm: kinh doanh độc lập, hợp tác, liên hợp... Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng mà bạn nên thảo luận kĩ với các cố vấn tài chính và pháp lý trước khi tiến hành. Đảm bảo rằng bạn luôn được bảo vệ pháp lý trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi bạn sinh sống trong một nền văn hoá đặc biệt.
-
Hãy
thực
tế.
Có
thể
bạn
sẽ
phải
thay
đổi
cho
phù
hợp
với
thị
trường,
nhưng
điều
đó
còn
phụ
thuộc
vào
cách
bạn
làm
việc
và
bán
hàng.
Bám
sát
thực
tế
có
nghĩa
là
bạn
phải
nhận
ra
rằng:
sẽ
không
có
ích
gì
nếu
cứ
cố
bán
thời
trang
may
đo
cao
cấp
cho
những
người
chỉ
muốn
mua
những
bộ
đồ
tiện
dụng
ở
tỉnh
lẻ,
tương
tự,
bạn
sẽ
không
thể
bán
đồ
bơi
cho
những
người
đang
sống
ở
xứ
lạnh.
Bạn
sẽ
cần
phải
tập
trung
vào
vị
trí
địa
lí
của
thị
trường
mục
tiêu,
liệu
bạn
có
nên
sinh
sống
và
làm
việc
tại
vùng
đó
không,
hoặc
làm
cách
nào
để
phân
phối
sản
phẩm
từ
vị
trí
hiện
tại
của
mình
tới
địa
điểm
dễ
tiêu
thụ
sản
phẩm
nhất.
- Xem xét những ảnh hưởng từ ngoại cảnh. Một phần trong quá trình sáng tạo thời trang của bạn là cùng làm việc với những người tương đồng và làm sáng tỏ những ý tưởng cũng như đề xuất của họ. Việc này sẽ trở nên khó khăn hơn nếu bạn làm việc một mình hoặc làm với những người không có cùng định hướng thời trang.
- Bạn cũng nên nhớ rằng thời tiết cũng gây ảnh hưởng tới thiết kế thời trang, và có thể ảnh hưởng tới cả loại trang phục mà bạn đang sản xuất cũng như địa điểm mà bạn muốn bán chúng.
- Xem xét khả năng bán hàng trực tuyến. Miễn là bạn sử dụng những hình ảnh ba chiều có chất lượng tốt để khách hàng có thể phóng to và xem hàng từ nhiều góc độ, việc bán quần áo trực tuyến tới mọi nơi hiện nay cũng là một việc khả thi. Nó cho phép bạn linh động trong việc chọn nơi sinh sống và làm việc. Ngoài ra, việc di chuyển hàng ngày của bạn cũng sẽ được tiết giảm tối đa. Đây cũng là lựa chọn lí tưởng nếu bạn định tạo ra một thương hiệu thời trang nhỏ. Tuy nhiên, sau này, bạn vẫn nên kiếm đủ tiền để đi dự các buổi biểu diễn thời trang danh tiếng.
-
Sống
tại
một
thành
phố
có
ngành
công
nghiệp
thời
trang
phát
triển
sẽ
rất
có
ích
đối
với
nhiều
nhà
thiết
kế
thời
trang.
Theo
tổ
chức
Global
Language
Monitor
(GLM),
các
thành
phố
dưới
đây
là
thủ
phủ
của
thời
trang
trong
năm
2012
theo
thứ
tự
giảm
dần:[3]
- London, Anh
- New York, Mỹ
- Barcelona, Tây Ban Nha
- Paris, Pháp
- Thành phố Mexico
- Madrid, Tây Ban Nha
- Rome, Ý
- Sao Palo, Brazil
- Milan, Ý
- Los Angeles, Mỹ
- Berlin, Đức
- Mumbai, Ấn Độ
Tạo ra hồ sơ năng lực[sửa]
-
Tạo
ra
một
hồ
sơ
cho
các
công
việc
của
bạn.
Hồ
sơ
cá
nhân
của
bạn
sẽ
rất
cần
thiết
khi
ứng
tuyển
vào
các
vị
trí
thiết
kế
và
thực
tập,
bởi
vì
nó
là
cơ
hội
để
bạn
quảng
bá
bản
thân
và
công
việc
của
mình.
Trong
đó,
bạn
nên
nêu
ra
những
công
việc
nổi
bật
nhất,
đề
cao
các
kĩ
năng
và
sự
sáng
tạo
của
mình.
Hãy
dùng
loại
bìa
kẹp
tài
liệu
có
chất
lượng
tốt
để
thể
hiện
sự
nghiêm
túc
trong
công
việc
thiết
kế.
Hồ
sơ
của
bạn
nên
bao
gồm:
- Bản phác thảo vẽ tay hoặc ảnh chụp của chúng
- Các thiết kế bạn vẽ trên máy tính
- Lý lịch tự thuật
- Trình bày ý tưởng
- Trình bày màu sắc hoặc hoạ tiết
- Bất kì thông tin nào khác cho thấy khả năng làm việc của bạn
Lời khuyên[sửa]
- Mặc trang phục tự thiết kế của bạn vào bất kì lúc nào có thể. Còn cách nào tốt hơn để quảng bá cho trang phục tự thiết kế ngoài việc tự mặc chúng? Khi mọi người hỏi về chúng, hãy giải thích mọi thứ ngắn gọn, dễ hiểu để gây hứng thú.
- Bạn có thể sáng tạo hơn với các mẫu thiết kế của mình bằng cách bổ sung thêm màu sắc.
- Có khả năng chấp nhận những lời xúc phạm. Không ai là hoàn hảo cả. Hãy đón nhận những lời khuyên của bạn bè và gia đình. Đừng bao giờ bỏ cuộc, bạn không thể từ bỏ niềm đam mê của mình được.
- Nếu bạn định khoe mọi người những bức vẽ thời trang của mình, hãy nghĩ xem trông bạn sẽ như thế nào trong những thiết kế đó.
- Nếu bạn định tạo ra một thương hiệu riêng, hãy thiết kế một biểu tượng logo đẹp. Nó sẽ định nghĩa cho phong cách của bạn từ cái nhìn bên ngoài, vì thế, bản thân nó cũng phải đẹp. Bạn nên thuê một nhà thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp nếu không giỏi việc này.
- Học cách chuẩn bị bữa ăn và đồ ăn nhẹ đủ chất. Trong lĩnh vực thiết kế thời trang, thời gian làm việc có thể bị kéo dài, đôi khi bạn sẽ không thể rời khỏi khu vực làm việc. Não của bạn vẫn cần được nhận đủ chất dinh dưỡng, vì thế, hãy luôn đem theo những bữa ăn lành mạnh để có thể duy trì sự minh mẫn và khoẻ khoắn khi đang làm việc, tránh tình trạng đói lả và kiệt sức.
- Các công việc thực tập và học việc thực tế trong bất kì bộ phận nào của xưởng thời trang, dù nhỏ hay có tiếng, cũng sẽ giúp bạn học được các mẹo kinh doanh trước khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp riêng. Bạn cũng cần những lời khuyên bổ ích về mọi thứ ngay từ đầu. Luôn có bên mình một đội ngũ đáng tin cậy để cố vấn trong việc quản lí tài chính, pháp lý và quảng bá sản phẩm. Họ có thể bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia mà bạn trả tiền công cho họ dựa vào những gì bạn cần, thay vì thuê họ như những nhân viên trong công ty.
- Đọc nhiều. Hãy tìm đọc những cuốn sách tự thuật và những câu chuyện có thật về các biểu tượng thời trang trong lĩnh vực mà bạn thích. Học hỏi mọi kinh nghiệm của họ và xem liệu bạn có thể áp dụng chúng để rèn giũa bản thân không. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển sang thời trang sinh thái, có rất nhiều nhà thiết kế giỏi trong nghề mà kinh nghiệm của họ đã được ghi chép lại, ví dụ như cuốn sách "Start Something That Matters" của Blake Mycoskie, hoặc bất kì cuốn sách nào của Anita Roddick về ngành công nghiệp làm đẹp.
- Thiết kế mọi lúc mọi nơi như một cách để tìm kiếm nguồn cảm hứng và thể hiện sự tiến bộ của mình. Việc này sẽ giúp những nhà tuyển dụng thấy được khả năng học hỏi và phát triển của bạn.
- Tập trung vào bản thân. Đừng ghen tị với những người khác. Bạn nên đón nhận lời khuyên của họ.
- Hãy làm những điều mà bạn có thể. Đừng làm những việc giống như người khác, hãy lắng nghe trái tim mình.
- Ghi lại những lời phê bình để có thể xem lại và thiết kế tốt hơn.
- Nếu bạn định tạo ra một dòng thời trang riêng thay vì thiết kế thuê cho một xưởng thời trang, hãy bắt đầu từ việc kinh doanh trên mạng. Sau đó, bạn có thể phổ cập các mẫu thiết kế của mình trên những trang mạng như ASOS (nơi các nhà thiết kế bán mẫu trang phục của mình) và Etsy.com (nơi mọi người bán những đồ thủ công như quần áo, trang sức, nến và các tác phẩm nghệ thuật khác).
Cảnh báo[sửa]
- Thiết kế thời trang có thể là một công việc rất vất vả về mặt thể chất. Bạn sẽ phải sẵn sàng làm việc cật lực trong một khoảng thời gian dài để đuổi kịp hạn chót của dự án.
- Thiết kế cho các sàn diễn thời trang và thời trang cao cấp sẽ đưa bạn đến với những mặt tối của ngành, bao gồm việc sử dụng những người mẫu thiếu cân (khiến bạn cũng trở thành đồng loã trong việc sử dụng hình ảnh phụ nữ và nam giới không lành mạnh), sự đố kị của bạn đồng nghiệp và giới tinh hoa trong ngành, những đòi hỏi khắt khe bao gồm deadline gấp gáp. Nếu bạn vốn là một người quyết đoán, bạn nên dành thời gian cải thiện kĩ năng trong việc giao tiếp và bảo vệ nguyên tắc của mình.
- Ngành công nghiệp thời trang là một nơi cạnh tranh gay gắt; bạn chỉ nên theo đuổi ngành này nếu bạn thực sự muốn cống hiến. Bạn cũng nên rèn luyện bản lĩnh vững vàng ngay từ đầu và học cách tiếp thu những lời chỉ trích - hầu hết chúng đều không mang tính xây dựng, và nếu bạn tự tin, bạn sẽ biết khi nào chúng có ích và khi nào chúng chỉ mang tính công kích cá nhân.