Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Trông giữ trẻ em
Từ VLOS
Trông giữ trẻ nhỏ, cho dù là anh chị em trong nhà hoặc hàng xóm, đòi hỏi bạn cần phải được đào tạo, có tính kiên nhẫn, và có sự am hiểu. Thông thường, với tính cách của thanh thiếu niên, trông giữ trẻ có thể trở thành một nhiệm vụ khó khăn nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bằng cách lên kế hoạch và có sự sắp xếp cụ thể, nghề trông trẻ có thể trở nên đầy thú vị và hấp dẫn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Trở thành Người trông giữ trẻ[sửa]
- Tham dự các lớp học chăm sóc trẻ em hoặc trông giữ trẻ. Mặc dù bạn không cần thiết phải được cấp phép hoặc giấy chứng nhận để có thể trông giữ trẻ, bạn cần phải hiểu biết về trách nhiệm cũng như kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ em. Hãy tham gia các lớp hướng dẫn về cách chăm sóc trẻ, phương pháp hồi sức tim phổi (CPR), và sơ cấp cứu để bạn có thể được trang bị đầy đủ kiến thức và đủ điều kiện để có thể lần đầu tiên thực hiện công việc trông giữ trẻ. Bạn có thể tìm học các lớp bồi dưỡng này tại Hội Chữ thập đỏ, Nhà Văn hóa Phụ nữ, và các trung tâm cộng đồng khác. Bạn cũng có thể đọc sách về lĩnh vực này để có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em trong các tình huống cụ thể.
- Trở thành bảo mẫu. Có mặt khi cha hoặc mẹ ở nhà sẽ cho bạn cơ hội để có thể thực hành và đạt được những kinh nghiệm mà bạn có thể dùng chúng để quảng cáo cho bản thân. Giúp đỡ anh chị em trong gia đình cũng là một cách hay để thực hành kỹ năng.
-
Thiết
lập
một
thời
gian
biểu
cụ
thể.
Trở
thành
một
người
trông
trẻ
có
nghĩa
là
bạn
sẽ
tự
làm
việc
cho
chính
mình
(thay
vì
cho
một
công
ty)
và
vì
vậy,
bạn
cần
phải
lập
một
thời
gian
biểu
riêng
cho
bản
thân.
Mặc
dù
nghe
có
vẻ
lỗi
thời
nhưng
bạn
nên
điền
vào
tờ
lịch
ngày
giờ
bạn
rỗi
để
khi
có
phụ
huynh
nào
đó
gọi
điện
nhờ
bạn
trông
trẻ
giúp,
bạn
sẽ
biết
chính
xác
thời
gian
bạn
có
thể
bắt
đầu
làm
việc.
- Hình thành một hệ thống đánh dấu theo màu sắc trên lịch sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc sắp xếp các ngày bạn ‘bận’.
- Thường xuyên cập nhật thời gian biểu để tránh đặt “trùng giờ”.
-
Quyết
định
mức
lương.
Mặc
dù
vài
bậc
phụ
huynh
sẽ
có
sẵn
một
mức
giá
cụ
thể
trong
đầu
khi
họ
muốn
thuê
người
trông
trẻ,
nhiều
người
thường
dựa
vào
mức
giá
theo
giờ
mà
người
giữ
trẻ
đề
nghị.
Có
hai
lựa
chọn
mức
lương:
trả
công
theo
giờ,
hoặc
theo
số
lượng
trẻ.
Lựa
chọn
đầu
tiên
phù
hợp
cho
gia
đình
nhỏ
trong
khi
lựa
chọn
thứ
hai
là
lựa
chọn
tốt
nhất
nếu
bạn
dự
định
trông
giữ
nhiều
hơn
hai
đứa
trẻ
cùng
một
lúc.
- Tại Việt Nam, mức lương trông trẻ theo giờ thường dao động trong khoảng 30,000- 35,000 một giờ, nhưng có thể nhiều hơn hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào gia đình chủ nhà.
- Mức lương trông trẻ theo đầu người dao động từ 20,000 – 30,000 một trẻ, một giờ.
-
Tạo
một
danh
sách
các
thông
tin
sức
khoẻ/an
toàn.
Bạn
cũng
cần
biết
thêm
các
thông
tin
chi
tiết
của
từng
trẻ
(chẳng
hạn
như
thông
tin
về
dị
ứng),
và
bạn
cũng
nên
lập
một
danh
sách
số
điện
thoại
tổng
quát
dành
cho
các
"trường
hợp
xấu
nhất".
Danh
sách
của
bạn
nên
bao
gồm:
- Trung tâm kiểm soát chất độc
- Đồn cảnh sát
- Trạm cứu hoả
- Đường dây nóng y tế
- Một người đã từng có con mà bạn tin tưởng (chẳn hạn như dì hoặc cha mẹ) để liên lạc trong trường hợp bạn gặp khó khăn
- Các số điện thoại có liên quan khác
-
Quảng
cáo
bản
thân.
Nếu
bạn
là
người
mới
bắt
đầu
bước
chân
vào
lĩnh
vực
trông
giữ
trẻ,
bạn
cần
phải
thông
báo
cho
mọi
người
biết.
Thông
tin
truyền
miệng
thường
là
phương
pháp
tốt
nhất
để
tìm
kiếm
việc
làm.
Hãy
nói
chuyện
với
hàng
xóm,
những
người
bạn
gặp
tại
nhà
thờ,
hoặc
các
gia
đình
có
con
nhỏ
mà
bạn
gặp
tại
trường
học.
Hỏi
chuyện
những
người
bạn
cũng
đang
làm
công
việc
trông
trẻ
để
tìm
kiếm
các
vị
trí
đang
còn
trống.
Nếu
anh
chị
của
bạn
vừa
mới
chuyển
nghề,
bạn
có
thể
liên
lạc
với
khách
hàng
của
họ.
- Tốt nhất là bạn nên nhận trông trẻ cho gia đình mà bạn quen biết hoặc cho người mà bạn đã từng nghe bạn bè giới thiệu. Nếu bạn là người mới bắt đầu công việc trông trẻ, bạn có thể lựa chọn chỉ giữ trẻ cho những gia đình bạn biết rõ.
- Nếu phương pháp truyền miệng không đem lại kết quả, hãy xem xét việc đăng quảng cáo trong khu vực bạn sống. Bạn có thể dán các tờ rơi trước cửa nhà hàng xóm hoặc gửi thư điện tử cho họ nếu khu vực bạn sống có bản liệt kê danh sách các hộ gia đình. Nếu bạn quyết định quảng cáo cho bản thân, hãy tham khảo ý kiến của cha mẹ bạn trước. Họ có quyền được biết mỗi khi bạn muốn sử dụng thông tin cá nhân.
- Tạo một bản sơ yếu lý lịch và nêu rõ các kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể của bạn. Ví dụ, nếu bạn tham gia khoá học đào tạo kỹ năng trông giữ trẻ, bạn có thể ghi vào lý lịch của bạn. Lập danh sách các kinh nghiệm chăm sóc trẻ em mà bạn có – thậm chí ngay cả khi những đứa trẻ đó chính là em trai, em gái, hoặc em họ của bạn. Bạn có học khoá đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu tại trường hay không? Bạn có biết lái xe không? Đây là những điều bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của bạn. Trước khi bắt đầu, bạn cũng nên suy nghĩ về khoảng thời gian bạn muốn làm việc hoặc mức độ công việc bạn muốn làm và bạn muốn được trả công như thế nào.
-
Cần
biết
phải
làm
gì
trong
buổi
phỏng
vấn.
Thật
khó
để
tìm
được
gia
đình
thích
hợp
để
bạn
có
thể
bắt
đầu
công
việc
này.
Nói
thì
dễ
hơn
là
làm.
Bây
giờ
chính
là
thời
điểm
thích
hợp
cho
các
buổi
phỏng
vấn
để
bạn
có
thể
tìm
hiểu
thêm
về
các
bậc
phụ
huynh
và
con
cái
của
họ.
- Cũng giống như khi bạn muốn tìm hiểu xem đây có phải là một công việc phù hợp với bạn hay không, các bậc phụ huynh cũng muốn tìm hiểu về bạn càng nhiều càng tốt. Hãy nói cho họ biết về bản thân, gia đình, trường học của bạn và về lý do tại sao bạn muốn làm công việc trông giữ trẻ.
- Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi trước buổi phỏng vấn. Viết các câu hỏi ra giấy để bạn không quên mất chúng. Câu trả lời bạn nhận được cho các câu hỏi này sẽ giúp bạn quyết định xem liệu đây có phải là công việc thích hợp cho bạn hay không.
- Nếu bạn đã từng phỏng vấn gia đình đang cần thuê người trông trẻ và bạn đã từng gặp con cái họ nhưng bạn vẫn muốn tìm hiểm thêm, hãy đề nghị gia đình cho phép bạn đến thăm họ để bạn có thể dành thêm thời gian tìm hiểu con cái họ. Hầu hết các bậc phụ huynh sẽ vui vẻ trước nỗ lực tìm hiểu của bạn.
-
Nhận
biết
“vùng
an
toàn”
và
các
giới
hạn
của
bạn.
Trước
khi
đến
các
buổi
phỏng
vấn,
bạn
cần
biết
rõ
về
những
điều
làm
bạn
cảm
thấy
thoải
mái
và
những
điều
ngược
lại.
Bạn
cần
cảm
thấy
rằng
bạn
đang
nắm
quyền
kiểm
soát.
Nếu
bạn
không
chắc
chắn
về
công
việc,
tốt
hơn
hết
là
bạn
nên
chờ
cơ
hội
tiếp
theo.
Sự
an
toàn
của
bạn
cũng
quan
trọng
như
sự
an
toàn
của
những
đứa
trẻ
mà
bạn
sẽ
trông
nom.
Nếu
đây
là
lần
đầu
tiên
bạn
trông
trẻ,
hãy
chắc
chắn
rằng
gia
đình
chủ
nhà
đem
lại
cho
bạn
cảm
giác
thoải
mới
khi
tiếp
xúc
với
họ.
Hãy
tin
vào
bản
năng
của
bạn,
và
không
nên
nghĩ
rằng
bạn
phải
đồng
ý
nhận
việc
ngay
lập
tức.
Hãy
nói
cho
gia
đình
chủ
nhà
được
biết
nếu
bạn
muốn
thao
khảo
ý
kiến
của
cha
mẹ
bạn
trước
khi
quyết
định
nhận
việc.
Khi
bạn
nhận
thức
được
những
điều
bạn
cần
và
những
điều
bạn
mong
đợi,
trông
giữ
trẻ
sẽ
là
một
trải
nghiệm
thú
vị
cho
bạn
và
cho
cả
những
đứa
trẻ
mà
bạn
sẽ
chăm
sóc.
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn không có đủ kỹ năng để chăm sóc trẻ sơ sinh thì bạn không nên nhận việc.
- Nếu bạn bị dị ứng với một vài loại động vật, có thể bạn sẽ phải từ chối công việc nếu gia đình chủ nhà có vật nuôi.
-
Hãy
tự
hỏi
bản
thân
các
câu
hỏi
sau
trước
khi
đưa
ra
quyết
định.
- Bạn có thích dành thời gian chơi đùa cùng trẻ nhỏ?
- Bạn đã sẵn sàng để chăm sóc trẻ em?
- Bạn có biết trẻ em có những nhu cầu gì?
- Bạn có từng tham gia lớp đào tạo kỹ năng trông giữ trẻ?
- Bạn có từng chăm sóc em nhỏ hoặc em họ trong gia đình?
- Bạn có thể đem lại lợi ích gì cho gia đình chủ nhà và con cái họ?
- Bạn muốn tìm công việc giữ trẻ bán thời gian hay lâu dài?
- Nếu bạn quan tâm về thu nhập, liệu thời gian làm việc và mức lương này có phù hợp với yêu cầu của bạn?
- Bạn phải trông nom bao nhiêu đứa trẻ?
- Độ tuổi của những đứa trẻ này? Nhu cầu của trẻ em sẽ khác nhau theo từng độ tuổi.
- Những đứa trẻ này có các nhu cầu đặc biệt hay không? Trẻ có chế độ ăn uống đặc biệt hay không?
- Gia đình chủ nhà có nuôi thú cảnh không? Họ có hồ bơi không?
- Thời gian làm việc mong muốn của bạn?
- Bạn được phép làm gì trong nhà của chủ nhà (ví dụ, sử dụng máy tính của họ, dùng đồ ăn có sẵn trong nhà của họ hoặc bạn phải tự đem theo đồ ăn)?
- Nếu bạn có bằng lái xe, chủ nhà có yêu cầu bạn phải đưa đón con cái họ?
Chuẩn bị cho Công việc[sửa]
-
Lưu
lại
thông
tin
của
phụ
huynh
và
con
cái
họ.
Khi
bạn
đến
nơi
làm
việc,
hãy
bắt
đầu
bằng
việc
lưu
lại
tất
cả
thông
tin
về
phụ
huynh
và
về
thời
gian
mà
họ
rời
khỏi
nhà
và
nơi
mà
họ
dự
định
sẽ
đến.
Hãy
ghi
lại
họ
tên
đầy
đủ
và
số
điện
thoại
của
họ,
những
địa
chỉ
nơi
họ
sẽ
đến,
và
thời
gian
mà
họ
dự
kiến
sẽ
trở
về
nhà,
và
các
thông
tin
liên
lạc
trong
các
tình
trạng
khẩn
cấp.
Và
bạn
cũng
nên
ghi
chú
lại
thông
tin
về
những
đứa
trẻ
mà
bạn
sẽ
trông
nom,
chẳng
hạn
như
thông
tin
về
bệnh
dị
ứng
của
trẻ
(hoặc
các
thông
tin
sức
khoẻ
khác).
Danh
sách
này
cần
phải
được
ghi
đầy
đủ
hơn
và
chi
tiết
hơn
nếu
bạn
phải
trông
trẻ
trong
một
thời
gian
dài.
- Hãy nói phụ huynh hướng dẫn cho bạn vị trí của các vật dụng sơ cấp cứu và thuốc.
- Ghi vào giấy danh sách thuốc mà mỗi đứa trẻ sẽ phải uống, hoặc có thể được phép sử dụng trong trường hợp gặp tai nạn hoặc chấn thương (chẳng hạn như thuốc Tylenol để chữa trị các cơn đau hoặc đau đầu).
- Ghi lại thời gian biểu của trẻ/toàn bộ trẻ mà bạn trông nom. Hầu hết các gia đình thường có một bảng thời gian biểu chung (hoặc đôi khi chúng có thể trở nên chi tiết hơn) cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Thời gian biểu thường bao gồm thời gian cho trẻ ăn, thời gian dành cho một số công việc nhà/bài tập cụ thể, và thời gian cho trẻ đi ngủ. Ghi lại thời gian biểu này trước khi bắt đầu làm việc sẽ giúp bạn tránh được việc bị trẻ (đối với trẻ lớn) “dắt mũi” khi cha mẹ vắng nhà.
- Tìm hiểu về các hoạt động mà trẻ được phép thực hiện. Mỗi gia đình có các luật lệ khác nhau, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu xem trẻ được phép làm gì. Hỏi về thời gian trẻ được phép xem truyền hình/chơi game/sử dụng vi tính, thời gian/địa điểm mà trẻ được phép ra ngoài chơi đùa, tìm hiểu xem nếu trẻ được phép dẫn bạn bè về nhà, và tìm hiểu về các khu vực trong nhà mà trẻ không được phép đến. Các quy định này có thể khác nhau theo từng độ tuổi của trẻ trong cùng một gia đình, vì vậy bạn hãy nhớ ghi cụ thể.
- Lập thực đơn nấu ăn cho trẻ. Tuỳ thuộc vào khoảng thời gian mà bạn sẽ phải trông trẻ, bạn có thể sẽ cần cho trẻ nhỏ/trẻ lớn dùng một hoặc hai bữa ăn. Hãy tham khảo ý kiến của cha mẹ trẻ xem trẻ thích ăn gì, và loại thức ăn nào là phù hợp để cho trẻ ăn nhẹ. Hãy tìm hiểu rõ về các loại thực phẩm mà trẻ không được phép ăn; các thực phẩm này thường là các loại bánh kẹo ngọt mà trẻ có thể sẽ hỏi xin phép bạn cho trẻ ăn khi cha mẹ chúng vắng mặt.
- Tìm hiểu về các biện pháp “răn đe” mà bạn được phép thực hiện khi trẻ em không vâng lời. Tại một thời điểm nào đó, đứa trẻ bạn đang phải trông nom có thể sẽ không vâng lời bạn. Thay vì phán đoán và trừng phạt trẻ quá ít hoặc quá nhiều, hãy hỏi ý kiến phụ huynh xem họ thường làm gì khi con cái họ không vâng lời. Thông thường, các biện pháp răn đe trẻ bao gồm tịch thu đồ chơi của trẻ hoặc bắt trẻ phải ‘đứng một mình trong góc nhà’. Cha mẹ của trẻ có thể sẽ bảo rằng bạn không cần phải trừng phạt trẻ, và thay vào đó bạn nên báo cáo toàn bộ các hành động không vâng lời của trẻ cho họ biết. [1]
Trông nom Trẻ em[sửa]
- Dành thời gian làm quen với trẻ. Trông giữ trẻ là một nghề tạo cho bạn cơ hội để tận hưởng sự hiện diện của trẻ con. Trẻ sẽ dễ vâng lời bạn và tuân theo các quy tắc bạn đề ra hơn nếu trẻ thích bạn, và trẻ sẽ nhanh chóng quý mến bạn hơn nếu bạn cố gắng phát triển một mối quan hệ với chúng. Hãy nói chuyện với trẻ, hỏi chuyện trẻ, và đùa giỡn với trẻ để có thể tăng cường sự hoà hợp với trẻ.
-
Cùng
chơi
với
trẻ.
Mặc
dù
nhiệm
vụ
của
bạn
là
trông
nom
trẻ
con,
bạn
nên
tương
tác
với
chúng
càng
nhiều
càng
tốt
bằng
cách
chơi
đùa
cùng
chúng.
Các
trò
chơi
sẽ
khác
nhau
tuỳ
theo
từng
độ
tuổi
của
trẻ;
nếu
bạn
đang
phải
trông
nom
trẻ
sơ
sinh,
bạn
sẽ
không
thể
làm
gì
khác
hơn
là
làm
mặt
xấu
và
vẫy
các
đồ
chơi
trước
mặt
trẻ.
Hãy
tự
sáng
tạo
ra
các
trò
chơi
của
riêng
bạn
để
gây
sự
chú
ý
cho
trẻ
và
giữ
trẻ
tránh
khỏi
rắc
rối.
Trò
chơi
giả
vờ
cũng
là
một
trò
chơi
khá
hay.
- Hãy trở thành một người hoạt náo viên. Các phụ huynh rất thích người trông trẻ có thể giúp con cái họ vui chơi và học tập trong khi vẫn duy trì các luật lệ và kỷ luật. Hãy yêu cầu trẻ cho bạn xem đồ chơi mà trẻ thích nhất. Tham khảo ý kiến phụ huynh hoặc ý kiến của những người giữ trẻ khác để tìm hiểu về các trò chơi phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Nếu có thể, hãy cho trẻ vui chơi ngoài trời.
- Chơi với đồ chơi, trò chơi cờ bàn, và các trò chơi vận động là các lựa chọn hoàn hảo cho trẻ lớn. Hãy hỏi ý kiến trẻ về trò chơi mà trẻ thích nhất. Bạn có thể cũng đem theo đồ chơi hoặc trò chơi yêu thích của bạn khi bạn bằng tuổi của trẻ.
- Kể chuyện. Trẻ em rất thích nghe kể chuyện, và thậm chí người kể chuyện dở nhất thế giới cũng sẽ tạo được ấn tượng với chúng. Hãy chuẩn bị một vài câu chuyện cổ tích mà có thể trẻ chưa từng được nghe qua, chẳng hạn như câu chuyện "Người Thợ đóng giày và Yêu tinh" hoặc "Vũ điệu của 12 Công chúa". Bạn cũng có thể sử dụng các câu chuyện như là phần thưởng cho trẻ.
-
Hãy
cùng
trẻ
thực
hiện
các
dự
án
thú
vị.
Nếu
bạn
phải
trông
trẻ
trong
một
khoảng
thời
gian
dài,
bạn
có
thể
cùng
trẻ
làm
các
dự
án
mà
cả
bạn
và
trẻ
đều
thích.
Xem
xét
việc
cùng
trẻ
thực
hiện
một
dự
án
nghệ
thuật
và
dự
án
thủ
công
hoặc
nấu/nướng
theo
một
công
thức
nấu
ăn
mới
(hoặc
công
thức
cũ
mà
cả
hai
thích
nhất).
Một
hộp
bánh
chứa
các
loại
bánh
brownie,
bánh
quy,
và
bánh
ngọt
sẽ
khá
ngon.
Hoàn
thành
một
sản
phẩm
nào
đó
sẽ
đem
lại
cảm
giác
hữu
ích,
“giết”
thời
gian,
và
đem
lại
cho
trẻ
một
thành
tựu
gì
đó
mà
trẻ
có
thể
tự
hào.[2]
- Đưa trẻ đến sân chơi dành cho trẻ em nếu cha mẹ của trẻ cho phép. Các trò chơi đơn giản như rượt bắt hoặc trốn tìm sẽ giúp trẻ vận động và giữ gìn vóc dáng cho trẻ (một chủ đề quan tâm hàng đầu ngày nay). Nhảy cùng trẻ cũng là một biện pháp tập thể dục tuyệt vời!
- Thường xuyên kiểm tra nhu cầu của trẻ. Trẻ em không giỏi trong việc điều chỉnh thời gian như người lớn, và thường quên phải giải quyết các nhu cầu cơ bản cần thiết của cơ thể. Sau khoảng một giờ bạn nên kiểm tra xem trẻ có muốn đi vệ sinh không, khát nước không, mệt không hoặc đói bụng không. Phần lớn thời gian trẻ sẽ không tự mình nói với bạn các điều này, vì vậy bạn cần phải nhớ hỏi thăm trẻ.
- Tuân theo thời gian biểu của gia đình trẻ. Giả sử như các bậc cha mẹ đã đưa cho bạn một bản tóm tắt các hoạt động hằng ngày, và bạn phải nhớ thực hiện đúng theo lịch trình. Hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ ăn đúng giờ, cho trẻ ngủ trưa, bắt trẻ làm bài tập đúng giờ, v.v.[3]
Tránh Mắc phải các Sai lầm[sửa]
- Không bao giờ để trẻ ở nhà một mình. Trong bất kỳ trường hợp nào, công việc của bạn là trông giữ trẻ tại nhà của chúng – để bạn không thể rời mắt khỏi chúng. Hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ để trẻ ở nhà một mình. Bạn và trẻ có thể ở trong các căn phòng khác nhau của cùng một ngôi nhà, tuy nhiên bạn không được phép để trẻ ở nhà một mình nếu bạn có dự định đi chợ hoặc đi dạo mà không cho trẻ đi cùng. Và tương tự với trẻ lớn, trừ khi các bậc phụ huynh có đề ra các hướng dẫn rõ ràng rằng trẻ có thể ở nhà một mình trong một khoảng thời gian ngắn.
- Không mời bạn bè sang nhà của trẻ. Trừ khi trẻ đã lên kế hoạch gặp gỡ một số bạn bè từ trước, không ai được phép vào nhà trong thời gian làm việc của bạn. Bạn cũng không nên mời người khác – bạn bè hoặc gia đình của bạn – sang nhà chơi trong khi bạn đang làm việc. Có thể bạn sẽ muốn mời bạn bè đến chơi vào buổi tối muộn khi trẻ đang ngủ, tuy nhiên điều này cũng không được phép.
- Không lạm dụng các thiết bị điện tử. Ngày nay, với sự phổ biến hơn bao giờ hết của các loại điện thoại, máy tính bảng, và máy tính xách tay, sẽ rất dễ để bạn bị cuốn vào việc nhắn tin cho bạn bè hoặc đọc Facebook. Cũng giống như mọi ngành nghề khác – bạn phải tránh sử dụng các thiết bị điện tử trừ trường hợp khẩn cấp. Bạn được trả công để trông nom trẻ chứ không phải để tán chuyện với bạn bè.
- Không mở phim ảnh/TV với chế độ lặp lại liên tục. Trẻ em thường sẽ yêu cầu bạn mở phim ảnh hoặc TV cho chúng xem, và trẻ em chỉ nên xem phim ảnh/TV trong thời gian ngắn, cho trẻ xem phim ảnh trong thời gian dài sẽ làm chúng trở nên thụ động. Nếu cha mẹ của trẻ chưa đặt chế độ hẹn giờ cho các thiết bị điện tử, bạn có thể điều chỉnh chúng tự động tắt sau khoảng 2 giờ hoặc ít hơn. Trẻ em sẽ thích có người cùng chơi với chúng, và các bậc phụ huynh sẽ không nghĩ rằng bạn lười biếng hoặc “trốn việc” khi chơi đùa cùng trẻ.[4]
- Không mở cửa cho bất kỳ người nào trừ khi bạn có hẹn gặp ai đó và chỉ mở cửa khi bạn chắc chắn rằng người đó chính là người bạn đã hẹn gặp. Nhìn qua lỗ nhỏ trên cửa ra vào (không nên mở cửa) trước khi trả lời. Người gõ cửa có thể là một người lạ mặt. Trước khi cha mẹ của trẻ rời khỏi nhà, hãy hỏi họ xem liệu họ có hẹn gặp ai hay không.
- Dọn dẹp trước khi phụ huynh về nhà. Mặc dù đôi khi bạn sẽ quên mất công việc này, một nhiệm vụ quan trọng trong nghề trông trẻ là dọn dẹp “bãi chiến trường” của trẻ. Có thể bạn sẽ không phải dọn dẹp nhiều, tuy nhiên nếu bạn nấu ăn hoặc cùng trẻ thực hiện một dự án nào đó, hãy chắc chắn rằng mọi thứ đã được trả về chỗ cũ. Cha mẹ của trẻ sẽ rất cảm kích khi bước chân vào một ngôi nhà sạch sẽ và có thể sẽ cân nhắc để tiếp tục thuê bạn trong tương lai.
-
Không
để
trẻ
"đòi
gì
được
nấy".
Thật
hấp
dẫn
để
trở
thành
một
người
trông
trẻ
"sành
điệu",
người
cho
phép
trẻ
thực
hiện
những
điều
mà
cha
mẹ
trẻ
không
bao
giờ
cho
phép.
Hãy
nhớ
rằng,
bạn
không
phải
là
cha
mẹ
của
chúng,
vì
vậy
bạn
không
có
quyền
đặt
ra
luật
lệ
của
riêng
bạn.
Bạn
không
thể
trở
thành
người
bạn
tốt
của
trẻ
em
mọi
lúc
mọi
nơi.
- Cần biết khi nào bạn nên nói không và khi nào bạn nên cho phép trẻ thực hiện những điều nhỏ mà trẻ muốn, ví dụ như thỉnh thoảng cho phép trẻ thức thêm 15 phút so với giờ ngủ quy định của trẻ trước khi bắt trẻ đi ngủ thực sự.
- Trẻ em sẽ thách thức bạn. Cố gắng vượt khỏi giới hạn để xem chúng có thể trốn thoát được đến đâu là cách mà các đứa trẻ thông thường (thậm chí đối với trẻ đang tập đi) tìm hiểu và nhận thức được vị thế của chúng. Tuy nhiên mặc dù trẻ thích chống lại luật lệ, chúng thực sự sẽ cần và sẽ phát triển tốt nhất trong khuôn khổ của các giới hạn và quy tắc. Vì vậy bạn cần tìm hiểu về luật lệ của gia đình trẻ, và tuân theo luật lệ, thậm chí ngay cả khi bạn không đồng tình với các luật lệ đó! Cách này không chỉ thích hợp cho trẻ mà còn giúp bạn đạt được sự tôn trọng và sự tin tưởng từ chúng.
- Người trông trẻ tốt nhất sẽ là người đặt tránh nhiệm lên hàng đầu, sau đó mới đến việc vui chơi hoặc kiếm tiền. Không có gì xứng đáng hơn việc nhận được sự tin tưởng và tình cảm của một đức trẻ.
- Gọi điện cho cha mẹ của trẻ khi cần. An toàn là trên hết, và hầu hết các bậc phụ huynh sẽ cảm kích trước sự quan tâm của bạn.
Các Nhiệm vụ Cơ bản khi Trông giữ trẻ[sửa]
- Biết cách thay tã cho trẻ.
-
Nhận
biết
được
việc
bạn
cần
làm
khi
đến
giờ
đi
ngủ.
Hãy
chuẩn
bị
tinh
thần
để
đối
phó
với
vô
vàn
các
lời
than
van
và
các
vấn
đề
của
trẻ.
Đối
với
trẻ
lớn,
bạn
cần
phải
biết
phân
biệt
sự
khác
nhau
giữa
các
vấn
đề
thực
sự
và
các
“chiến
thuật”
của
trẻ
khi
trẻ
không
muốn
đi
ngủ.
Đối
với
trẻ
sơ
sinh,
bạn
cần
chắc
chắn
rằng
phòng
ngủ
của
trẻ
thực
sự
an
toàn.
Sau
đây
là
một
vài
lời
khuyên
để
giờ
ngủ
trở
nên
dễ
dàng
hơn.
- Đưa ra lời cảnh báo trước khi bắt trẻ đi ngủ. Bạn có thể cho phép trẻ thức thêm 10-15 phút sau giờ ngủ mà cha mẹ trẻ đã quy định – hãy nhớ cho trẻ biết rằng đây là một ngoại lệ đặc biệt. Và sau đó thì bạn hãy cứng rắn với trẻ khi đã đến giờ đi ngủ thật sự.
- Biết thói quen trước khi đi ngủ của trẻ. Các thói quen trước giờ ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn và báo hiệu cho cơ thể biết rằng đã đến giờ ngủ. Hãy tham khảo ý kiến cha mẹ của trẻ để tìm hiểu thói quen của trẻ trước khi đi ngủ. Có thể các bậc phụ huynh đã đưa ra quy định chẳng hạn như không xem TV hoặc không sử dụng máy vi tính một giờ trước khi đi ngủ. Hoặc nếu trẻ có thói quen đọc sách, thì thầm nhỏ nhẹ, hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ, hãy thực hiện theo các thói quen của trẻ.
- Thực hiện các nhu cầu căn bản. Dắt trẻ đi vệ sinh (hoặc sử dụng tã ban đêm cho trẻ). Giúp trẻ chải răng. Tìm hiểu thêm thông tin từ phía cha mẹ của trẻ để biết được các hoạt động cần thiết của trẻ trước khi đi ngủ.
- Luôn nhớ đặt trẻ nhỏ (và trẻ lớn) vào đúng nơi dành riêng cho trẻ (chẳng hạn như giường của trẻ, cũi, nôi của trẻ, v.v). Điều này thật sự quan trọng cho trẻ sơ sinh vì trẻ có thể bị chấn thương nếu không được ngủ tại đúng nơi dành riêng cho trẻ.
- Hãy chắc chắn rằng bạn đặt trẻ nhỏ nằm ngửa khi cho trẻ ngủ vì như vậy sẽ giúp làm giảm nguy cơ ngạt thở cho trẻ.
- Trước khi bạn đặt trẻ vào cũi, hãy bỏ gối đệm ra khỏi cũi. Trẻ sơ sinh không nên ngủ cùng với người khác, vì vậy bạn không nên nằm ngủ cùng trẻ. Tránh để trẻ phải thường xuyên ngủ trên võng hoặc trong xe đẩy.
- Đưa cho trẻ những vật dụng có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như ti giả, thú bông, hoặc chăn, những vật dụng mà trẻ thường ngủ cùng. Không nên đưa thú bông hoặc các vật dụng tương tự cho trẻ nhỏ.
- Nếu trẻ gọi bạn hay thức giấc, hãy chờ một phút trước khi vào phòng của trẻ. Trẻ có thể sẽ tự ngủ lại ngay sau đó.
- Nếu trẻ không thể ngủ lại, vuốt ve nhẹ nhàng cánh tay hoặc bụng của trẻ. Nếu trẻ sử dụng ti giả, bạn cũng có thể dùng nó để giúp trẻ ngủ lại. Hãy tìm hiểu cách dỗ dành trẻ mà cha mẹ của trẻ thường sử dụng.
- Tránh bật đèn quá sáng, nói chuyện, đùa giỡn, v.v khi trẻ đang nằm trên giường.
- Hãy nhắc nhở trẻ rằng đã đến giờ trẻ phải giữ yên lặng và đi ngủ. Hãy cứng rắn khi nói lời "Chúc ngủ ngon" cuối cùng và hãy nhớ chúc trẻ "Ngủ ngon!"
Lời khuyên[sửa]
- Hãy chắc chắn rằng trẻ đã chìm vào giấc ngủ sâu trước khi bạn đi ngủ. Bạn sẽ không muốn trẻ thức dậy và chơi đùa suốt đêm trong khi bạn đang ngủ.
- Hãy gọi thêm một người khác đến giúp bạn trông trẻ nếu bạn phải trông giữ nhiều hơn bốn đứa trẻ. Người đó có thể là bạn bè của bạn hoặc một người trông trẻ khác muốn giúp đỡ bạn.
- Đối xử tử tế với trẻ em. Trẻ em thường vâng lời và quý mến người giữ trẻ nào? Người thường ngồi trên ghế bành để đọc Facebook hay là người thường đối xử tử tế và chơi đùa cùng chúng?
- Đôi khi trẻ em thường sợ quái vật sẽ xuất hiện vào buổi tối. Nếu bạn gặp tình trạng tương tự, hãy bảo trẻ lặp lại câu thần chú "xua đuổi quái vật", hoặc tạo ra một bình xịt nước "khử quái vật" để trẻ yên lòng. Bạn cũng có thể đề nghị trẻ cho phép bạn kiểm tra tủ quần áo của trẻ, dưới gầm giường, sau rèm cửa, và các vị trí khác mà quái vật có thể ẩn náu.
- Khi bạn thay tã cho trẻ trên bàn thay tã, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các vật dụng cần thiết (khăn giấy ướt cho em bé, tã, phấm rôm, v.v) ngay trước mặt để bạn không phải đi lấy chúng khi đang thay tã cho trẻ. Không để trẻ ở một mình cho dù đó chỉ là một giây phút ngắn ngủi, vì trong giây phút ấy trẻ có thể sẽ lăn khỏi bàn.
- Nếu bạn đang tắm cho trẻ và trẻ không muốn bạn hiện diện trong nhà tắm cùng với chúng, bạn có thể đi nơi khác! Hãy nhớ dùng sự phán đoán tốt nhất của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ và bạn cần phải có mặt với chúng, hãy tham khảo thêm sách hoặc tạp chí để tìm hiểu cách giúp trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn với sự có mặt của bạn.
- Nếu trẻ bị bệnh hoặc bị đau, hãy ở cùng trẻ và gọi điện thoại cho phụ huynh của trẻ nếu các triệu chứng kéo dài.
- Hãy nhớ tìm hiểu kỹ lưỡng các tình trạng y tế quan trọng của trẻ mà bạn cần phải biết, bao gồm các dạng dị ứng thực phẩm.
- Khi bạn bắt đầu một trò chơi hoặc một hoạt động, hãy chắc chắn rằng trẻ sẽ vui vẻ tham gia. Nếu trẻ không thích chơi một trò chơi nào đó, hãy đổi sang trò chơi khác. Hãy chắc chắn rằng trẻ sẽ cho ba mẹ chúng biết rằng chúng đã có một khoảng thời gian tuyệt vời cùng bạn.
- Nếu trẻ không vâng lời, bạn không nên la mắng trẻ mà chỉ cần nói với trẻ rằng: Con có thể ra góc nhà và ngồi một mình ở đó để suy nghĩ hoặc con có thể chơi một trò chơi khác! Và nếu như trẻ vẫn không vâng lời bạn, hãy gọi điện cho cha mẹ của trẻ. Và nếu giờ ngủ đang đến gần, bạn có thể chơi các trò chơi nhẹ nhàng hoặc đọc sách cho trẻ nghe!
Cảnh báo[sửa]
- Hãy nhớ không bao giờ đồng ý làm các công việc bạn không thích. Cho dù đó là vì lý do địa điểm, tuổi tác, hoặc số lượng trẻ bạn phải chăm sóc.
- Hãy nhớ kiểm soát ngôn ngữ và hành động của bạn. Trẻ em học hỏi khá nhanh và sẽ nói cho cha mẹ chúng biết nếu bạn dạy chúng một điều gì đó.
- Giữ an toàn cho trẻ tại các khu vực trẻ chơi đùa. Hãy chắc chắn rằng các ổ cắm điện đã được đậy kín và hãy dọn dẹp các đồ vật sắc nhọn sang nơi khác. Hãy chắc chắn rằng trẻ không đến gần các chất tẩy rửa. Đặt thuốc xa khỏi tầm với của trẻ, trẻ có thể tưởng nhầm thuốc là kẹo và ăn chúng. Đóng cửa sổ. Nếu bạn đang trông nom trẻ đang tập đi, hãy đóng tất cả các cửa tầng hầm và cửa phòng tắm.
- Nếu bạn đang trông giữ trẻ sơ sinh, bạn chỉ cần cho trẻ ăn lượng thức ăn bằng với kích thước nắm tay của trẻ hoặc ít hơn.
- Tránh ngủ gục khi đang trông trẻ trừ khi bạn trông trẻ qua đêm (hoặc nếu cha mẹ trẻ về khá trễ và cho phép bạn). Ngủ gục khi đang làm việc không phải là một ý hay, đặc biệt khi những đứa trẻ mà bạn đang trông nom có thể gặp nguy hiểm hoặc gặp rắc rối.
- Không để trẻ ở một mình với người lạ mặt, ngay cả khi trẻ có vẻ quen biết người đó.