Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hình thành ý tưởng kinh doanh
Từ VLOS
Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều: lên kế hoạch kinh doanh, tìm nhà đầu tư, vay vốn và tìm nhân sự. Tuy nhiên, trước hết, bạn hình thành nên ý tưởng kinh doanh của bản thân. Đó có thể là một sản phẩm, dịch vụ hay một phương pháp mới. Dù là gì, đó phải là thứ mà khách hàng sẽ trả tiền vì nó. Ý tưởng tuyệt vời ấy cần đến sự suy tư, sáng tạo và tìm tòi. Nếu đang tìm cách khởi nghiệp, hãy ghi nhớ những điều dưới đây khi nỗ lực tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho riêng mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát triển ý tưởng[sửa]
- Nghĩ về những hàng hóa hay dịch vụ sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của bạn. Không ngừng ý thức về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Khi nhìn vào đó, có điều gì chợt lóe lên trong tâm trí, điều sẽ giúp bạn có cuộc sống tốt hơn hay không? Dành thời gian nghiền ngẫm trải nghiệm của chính bạn. Với thời gian và đôi chút sáng tạo, có khả năng bạn sẽ có thể định hình một vài sản phẩm hay dịch vụ - những thứ sẽ giúp được bạn.[1]
-
Xác
định
liệu
bạn
muốn
cung
cấp
sản
phẩm
hay
dịch
vụ.
Ý
tưởng
kinh
doanh
mới
nhiều
khả
năng
sẽ
dựa
trên
một
sản
phẩm
hay
dịch
vụ
nào
đó.
Loại
ý
tưởng
nào
cũng
cần
đến
tư
duy
và
sáng
tạo.
Chúng
đều
có
ưu
điểm
và
thách
thức
mà
bạn
nên
cân
nhắc
trước
khi
đưa
ra
lựa
chọn.
- Với sản phẩm mới, bạn sẽ phải phát triển hoặc cải tiến một sản phẩm sẵn có và rồi đầu tư sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm đó. Dù tốn kém nhưng một sản phẩm thành công có thể sẽ đem lại lợi nhuận vô cùng lớn.
- Cung cấp dịch vụ sẽ loại bỏ nhu cầu phát triển và sản xuất sản phẩm mới. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ phải thuê thêm người bởi rất khó để phát triển doanh nghiệp khi mà bạn là người cung cấp dịch vụ duy nhất.
- Cả hai lựa chọn đều cần đến tiếp thị và quảng cáo. Vì vậy, hãy lường trước việc phải đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng, bất kể lựa chọn của bạn là gì.
- Xác định vấn đề với ngành công nghiệp hiện hữu. Thông thường, doanh nghiệp hay phát minh, sáng kiến bắt nguồn từ việc ai đó thất vọng với cách làm hiện tại. Do đó, tìm vấn đề chính là một cách tốt để hình thành kế hoạch kinh doanh. Nếu cảm thấy thất vọng về điều gì, có thể người khác cũng cảm thấy như vậy và đó sẽ là thị trường tiềm năng của bạn. Có thể không ai trong vùng cung cấp dịch vụ sửa chữa máy cắt cỏ. Giờ đây, bạn đã xác định được một vấn đề mà bản thân có thể điều chỉnh bằng cách cung cấp dịch vụ ấy.[2]
-
Dựa
trên
ý
tưởng
kinh
doanh
sẵn
có.
Thay
vì
vấn
đề
với
ngành
công
nghiệp
hiện
tại,
có
thể
bạn
sẽ
lưu
ý
điều
mà
một
doanh
nghiệp
đang
làm
tốt.
Xem
xét
nó
và
cân
nhắc
liệu
bạn
có
thể
phát
triển
thêm
hay
không.
Bằng
cách
tiến
thêm
một
bước
so
với
những
gì
ngành
đang
thực
hiện,
bạn
có
thể
tạo
nên
ngách
thị
trường
tốt
cho
chính
mình.
[3]
- Chẳng hạn như, khi Google vừa mới ra đời, đã có vô số công cụ tìm kiếm trực tuyến. Tuy nhiên, Google vẫn được biết đến với thuật toán cực kỳ chính xác, giúp cải thiện kết quả tìm kiếm. Họ đã tiếp nhận một ý tưởng tốt – công cụ tìm kiếm trực tuyến, và phát triển thêm dựa trên đó một cách thành công.
- Nhìn về tương lai. Những người khởi nghiệp thành công là những nhà cải cách. Họ không bám vào phương thức hay công nghệ cũ mà thay vào đó, hướng về phía trước và dự đoán điều gì sẽ thành công trong tương lai. Bạn có thể làm điều đó bằng cách tự hỏi bước hợp lý tiếp theo cho một sản phẩm hay dịch vụ là gì. Chẳng hạn như, vì giáo dục từ xa và họp video đang ngày một phổ biến hơn, có thể bạn sẽ muốn bắt đầu công ty chuyên về thiết lập, sắp xếp các cuộc họp hoàn toàn trực tuyến. Bằng cách nhìn vào xu hướng hiện tại và tiến xa thêm một bước, bạn có thể hình thành nên ý tưởng đi trước thời đại với tiềm năng cách mạng hóa thị trường.[2]
-
Tiến
hành
nghiên
cứu
khách
hàng
sơ
bộ.
Dù
nghiên
cứu
thị
trường
thường
chỉ
được
dùng
sau
khi
ý
tưởng
đã
được
hình
thành,
bạn
có
thể
thực
hiện
một
vài
nghiên
cứu
sớm
nhằm
xác
định
điều
mà
mọi
người
coi
trọng
là
gì.
Nhờ
đó,
xây
dựng
ý
tưởng
dựa
trên
mong
muốn
và
nhu
cầu
của
họ.
- Nghiên cứu trên mạng và xem xét đâu là từ khóa hay phép tìm kiếm phổ biến. Nhờ đó, bạn sẽ nắm được điều mà mọi người thường xuyên tìm kiếm nhất, điều có thể sẽ làm lóe lên ý tưởng trong bạn. Hãy đọc thêm bài viết về cách tìm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất để nắm được những cách thức đơn giản giúp bạn làm điều đó.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ như Google Adwords hoặc Bing Ads. Chúng cũng phân tích công cụ tìm kiếm và xác định phép tìm phổ biến.
- Áp dụng kỹ năng của bản thân cho một lĩnh vực khác. Một cách hình thành sản phẩm hay dịch vụ mới khác chính là dùng kỹ năng có được từ nơi khác. Trong nhiều thời điểm, bạn có thể dùng kỹ năng học được ở nơi này một cách sáng tạo nhằm cải thiện một lĩnh vực hoàn toàn khác. Chẳng hạn như, Leo Fender từng là thợ sửa đài. Ông đã dùng kỹ năng điện và khuếch đại âm để tạo nên chiếc ghi-ta điện đầu tiên. Khi xem xét ý tưởng kinh doanh, hãy vận dụng toàn bộ kỹ năng bạn có. Có thể tài năng nhất định ở bạn sẽ góp phần đổi mới hoàn toàn một ngành nào khác.[2]
-
Viết
xuống
toàn
bộ
ý
tưởng.
Mọi
ý
tưởng
dù
nhỏ
hay
dường
như
vô
nghĩa
đến
đâu,
đều
đáng
giá.
Hãy
tập
cho
mình
thói
quen
viết
xuống
mọi
ý
tưởng
mà
bạn
có
trong
một
quyển
sổ.
Mang
nó
bên
mình
mọi
lúc
bởi
chẳng
thể
biết
được
khi
nào
thì
cảm
hứng
sẽ
đến.
Nhờ
đó,
mọi
ý
tưởng
có
thể
được
lưu
trữ
ở
một
nơi
thuận
tiện.
Thường
xuyên
lướt
qua
để
xem
xét
khả
năng
phát
triển
thêm
của
bất
kỳ
ý
tưởng
được
ghi
lại
nào.[4]
- Dù giữ sổ bên mình, bạn vẫn nên cân nhắc đưa nó vào máy tính. Bằng cách đó, khi sổ bị thất lạc hoặc hư hỏng, bạn có bản dự phòng. Lưu trữ điện tử cũng cho phép phân loại ý tưởng gọn gàng và hiệu quả hơn.
-
Cổ
vũ
sự
sáng
tạo
của
bản
thân.
Ở
bước
này,
đừng
quá
khắt
khe
với
ý
tưởng
của
mình.
Trong
giai
đoạn
động
não
này,
bạn
đừng
nên
cảm
thấy
bị
giới
hạn,
gò
bó.
Thay
vào
đó,
hãy
để
tâm
trí
được
tự
do
để
xem
bản
thân
đưa
ra
được
ý
tưởng
gì.
Một
vài
cách
có
thể
giúp
bạn
kích
thích
sự
sáng
tạo
và
hình
thành
nên
ý
tưởng.
- Đi bộ. Một vài nghiên cứu cho thấy đi bộ giúp tăng cường hoạt động não, đặc biệt là sáng tạo. Hãy đi bộ vài lần một tuần, nhất là khi cảm thấy bế tắc. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn hình thành nên ý tưởng tuyệt vời tiếp theo. Đừng quên mang sổ bên mình và viết xuống bất kỳ ý tưởng chợt lóe nào. [5]
- Khám phá cửa hàng. Nếu cần ý tưởng, hãy đến cửa hàng địa phương, tốt nhất là trung tâm thương mại, nơi cung cấp vô số sản phẩm. Tiếp đến, hãy chỉ đơn giản dạo bước giữa các lối đi và ghi chú về những sản phẩm mà bạn gặp. Chúng đem lại gì cho người dùng? Nhược điểm của chúng là gì? Đồng thời, cũng hãy ghi lại những gì mà bạn không thấy bởi đó sẽ là nơi cho bạn ý tưởng về điều không có trên thị trường – thứ có thể là một sản phẩm bán được.[2]
- Trò chuyện với người từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu cố lên ý tưởng về một phần mềm mới, đừng chỉ trò chuyện cùng những chuyên gia máy tính trong ngành. Mở rộng và trao đổi với người từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là những lĩnh vực xa lạ với bạn. Xem cách họ dùng sản phẩm hay dịch vụ để cải thiện cuộc sống của mình. Nhờ đó, bạn sẽ có thể thoát khỏi lối mòn trong suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề từ một khía cạnh khác. Một góc nhìn khác có thể đem lại cú thúc mạnh mẽ ở khả năng sáng tạo của bạn.[6]
- Đọc Suy nghĩ Vượt Khuôn khổ để có nhiều ý tưởng hơn trong suy nghĩ sáng tạo.
- Nghỉ ngơi. Dù có thể đã quá nhàm tai nhưng câu chuyện về những ý tưởng tuyệt vời được hình thành dưới vòi hoa sen là có thực. Não bộ thường cho ý tưởng khi bạn không ép nó làm điều đó. Bằng cách lùi lại một bước, bạn đang cho phép não được nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi này, bạn hãy nỗ lực hết mình để gạt bỏ việc kinh doanh, sản phẩm hay bất kỳ điều gì khác liên quan khỏi tâm trí. Làm sao nhãng trí óc với một bộ phim, một quyển sách, một cuộc dạo bộ hay hoạt động nào khác mà bạn thích. Có thể, trong lúc nghỉ ngơi, khoảng khắc lóe sáng sẽ tìm đến và giúp bạn giải quyết vấn đề hiện hữu.[7]
- Ngủ thật nhiều. Bên cạnh nghỉ ngơi, não bộ còn cần giấc ngủ để duy trì sự tỉnh táo. Hãy đảm bảo có một giấc ngủ ngon về đêm nhằm đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất cho trí óc của bạn. Bạn cũng nên giữ bút, giấy gần giường. Có thể những đợt phá hay ý tưởng sẽ đến trong những giấc mơ.
Đánh giá ý tưởng của bạn[sửa]
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong mối tương quan với kế hoạch của bạn. Có thể bạn có một ý tưởng tuyệt vời nhưng lại chẳng có cách thiết thực nào để hoàn thành nó. Trước khi tiếp tục, hãy xem xét liệu bạn có thể thật sự đi đến cùng với kế hoạch này hay không. Ví dụ, nếu nghĩ rằng có thể mở một nhà hàng tuyệt vời nhưng lại chưa từng làm việc trong một nhà hàng nào và cũng chưa từng tham gia lớp học nấu nướng nào, đây là ý tưởng tương đối ngoài tầm với của bạn. Hãy đọc bài viết về việc loại bỏ những ý tưởng không thực tế để có thêm thông tin về cách loại bỏ và biến những ý tưởng quá xa vời trở nên khả thi hơn.[1]
-
Nghiên
cứu
liệu
ý
tưởng
này
đã
được
đưa
ra
bởi
ai
khác
hay
chưa.
Khi
bạn
có
một
ý
tưởng,
nhiều
khả
năng
người
khác
cũng
có.
Ngay
khi
cho
rằng
mình
đã
hình
thành
nên
một
ý
tưởng
kinh
doanh,
hãy
tìm
hiểu
liệu
ai
đó
đã
làm
vậy
hay
chưa.
Bạn
hoàn
toàn
không
muốn
mệt
mài
làm
việc
hàng
tháng
trời
và
đầu
tư
tài
chính
cho
một
ý
tưởng
để
rồi
đến
phút
cuối
cùng
lại
phát
hiện
ra
rằng
có
người
đã
làm
trước
bạn.
Để
tránh
điều
đó,
hãy
đảm
bảo
là
bạn
đã
nghiên
cứu
kỹ
và
xác
định
rằng
ý
tưởng
của
bạn
là
ý
tưởng
thật
sự
nguyên
bản.[8]
- Đầu tiên, hãy dùng công cụ tìm kiếm trực tuyến. Đánh dịch vụ hay sản phẩm mà bạn nghĩ ra. Có thể kết quả thu được sẽ không trùng khớp hoàn toàn, vì vậy, hãy kiểm tra mọi đầu mối để xác định liệu ai đó đã khởi động doanh nghiệp kinh doanh như ý tưởng của bạn hay chưa.
- Đồng thời, cũng đừng quên tìm kiếm ở Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Đây là tiến trình phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với tìm kiếm qua mạng. Thậm chí, có thể bạn sẽ phải trao đổi với luật sư, người chuyên về luật bản quyền để có thể tìm duyệt thông tin phù hợp với hệ thống này.
-
Nghiên
cứu
đối
thủ
cạnh
tranh.
Nếu
phát
hiện
ai
đó
cũng
có
cùng
ý
tưởng,
đừng
hoảng
loạn.
Vô
số
doanh
nghiệp
mới
vấp
phải
cạnh
tranh
to
lớn
khi
mới
bắt
đầu
và
đánh
bại
nó
bằng
cách
cung
cấp
dịch
vụ
hay
sản
phẩm
tốt
hơn.
Hiện
giờ,
điều
mà
bạn
cần
làm
là
tìm
hiểu
về
những
đối
thủ
cạnh
tranh
tiềm
năng
của
bạn.
[9]
- Trở thành khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Mua sản phẩm hay dịch vụ của họ để có thể tự mình nhìn thấy cách thức hoạt động của họ. Bằng cách này, bạn có thể xem xét rõ đối thủ cạnh tranh và tìm cách cải tiến, vượt lên trên họ.
- Trò chuyện cùng khách hàng của đối thủ. Tiến hành điều tra chính thức hoặc không chính thức khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt tập trung vào những gì mà họ cảm thấy hài lòng và không hài lòng để từ đó, có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ của chính mình cho phù hợp.
- Nhìn vào danh tiếng trên mạng của đối thủ cạnh tranh. Có thể một vài trang đánh giá hay blog có thảo luận về họ. Hãy đọc chúng thật cẩn thận nhằm xác định liệu mọi người có không hài lòng với điều nào đó mà đối thủ của bạn đang thực hiện hay không.
- Nêu ý tưởng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước khi điều tra người mua hàng, hãy hỏi ý kiến những người sẽ thành thật với bạn. Trình bày ý tưởng và hỏi họ rằng liệu ý tưởng ấy sẽ cải thiện ngành công nghiệp hiện tại thế nào. Hỏi liệu họ có mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn hay không và yêu cầu họ cho câu trả lời chân thật. Bằng cách này, bạn có thể thu được đánh giá sơ bộ về ý tưởng từ một vài cá nhân đáng tin cậy. Họ có thể cổ vũ, cho những góp ý mang tính xây dựng hoặc nói rằng bản thân không nghĩ là ý tưởng ấy có bất kỳ triển vọng nào. Hãy lắng nghe, bất kể phản hồi là gì. [1]
-
Trò
chuyện
cùng
khách
hàng
tiềm
năng.
Một
khi
đã
hình
thành
nên
điều
mà
bạn
cho
rằng
là
một
ý
tưởng
tốt
và
trình
bày
với
một
vài
người
bạn
thân,
bạn
cần
ra
ngoài
và
xem
xét
liệu
có
tồn
tại
hay
không
thị
trường
cho
nó.
Bạn
có
thể
làm
một
vài
điều
để
xác
định
liệu
ai
đó
sẽ
thật
sự
ủng
hộ
công
việc
kinh
doanh
của
mình
hay
không.
[2]
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Đến khu vực nơi mà những người ở đó có thể sẽ hứng thú với doanh nghiệp tương lai của bạn. Chẳng hạn như, nếu đang phát triển một loại mồi câu mới, hãy đến một vài cửa hàng dụng cụ thể thao và trò chuyện với những người ở khu vực câu cá. Giới thiệu ngắn gọn về hoạt động kinh doanh mà bạn đề xuất và hỏi người mua liệu họ có hứng thú với loại hình kinh doanh đó hay không. Hãy đảm bảo rằng đó là những cuộc tiếp xúc ngắn: dù có thể một số người sẽ muốn nói nhiều hơn nhưng hầu hết có lẽ sẽ khó chịu khi bạn làm tốn quá nhiều thời gian của họ.
- Gửi điều tra qua email. Bạn có thể thiết kế một bảng điều tra đơn giản thật dễ dàng bằng nhiều cách, chẳng hạn như sử dụng Google Forms. Bởi vẫn chưa thực sự hình thành doanh nghiệp, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc có được địa chỉ email để gửi bảng điều tra này. Để giải quyết, hãy thử gửi điều tra cho những người trong danh bạ cá nhân và nhờ họ chuyển đến những người trong danh bạ của họ.[10]
-
Xác
định
rủi
ro
và
trở
ngại.
Mọi
kế
hoạch
kinh
doanh,
dù
là
tài
chính
hay
cá
nhân,
đều
bao
hàm
yếu
tố
rủi
ro
trong
nó.
Bạn
có
thể
sẽ
phải
đối
mặt
với
vô
số
trở
ngại,
từ
thiếu
vốn,
mâu
thuẫn
với
đối
tác
kinh
doanh
đến
đánh
mất
những
mối
quan
hệ
cá
nhân.
Hãy
lường
trước
và
chuẩn
bị
cho
mình
trước
những
rủi
ro
tiềm
tàng.
Nhìn
xa
hơn
và
cân
nhắc
những
khó
khăn
có
thể
sẽ
gặp
phải.
Bằng
cách
lường
trước
rủi
ro,
bạn
có
thể
nâng
cao
khả
năng
vượt
qua
chúng
thành
công
mà
không
để
công
việc
kinh
doanh
bị
ảnh
hưởng.
Nhiều
công
ty
vấp
phải
một
số
khó
khăn
khi
khởi
nghiệp.
Do
đó,
hãy
ghi
nhớ
những
điều
sau
để
có
thể
vượt
qua
những
trở
ngại
mà
bạn
phải
đương
đầu..[11][12]
- Chỉ làm việc với người mà bạn tin tưởng. Đối tác hay nhà cung cấp tồi có thể sẽ đem lại nhiều rắc rối và tổn thất cho hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy tránh nguy cơ này bằng cách làm việc với những người mà bạn chắc là mình có thể tin tưởng được.
- Luôn đảm bảo đủ tài chính trước khi tiếp tục. Nhiều công ty khởi nghiệp thất bại vì thiếu vốn. Để tránh nợ nần hay phá sản, đừng đi tiếp nếu không thể đảm bảo về mặt tài chính.
- Sẵn lòng thay đổi. Nếu thiết lập doanh nghiệp thành công, thị trường vẫn có thể biến đổi quanh bạn. Hãy điều chỉnh phù hợp với những thay đổi đó để duy trì tính cạnh tranh của bạn.
- Đứng lên từ thất bại. Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Bạn phải hiểu rằng đó chưa phải là kết thúc và bạn vẫn có thể tiếp tục với ý tưởng và nguồn vốn tốt hơn.
-
Xác
định
liệu
kế
hoạch
của
bạn
có
thể
thành
công
hay
không.
Sau
cùng,
bạn
sẽ
phải
đưa
ra
nhận
định
cuối
cùng
về
tính
khả
thi
của
kế
hoạch.
Có
vô
số
yếu
tố
cần
được
cân
nhắc
khi
đánh
giá
kế
hoạch.
Hãy
nghiêm
túc
xem
xét
toàn
bộ
để
có
cảm
nhận
tốt
về
việc
liệu
có
nên
tiếp
tục
hay
không.[13]
- Xét đến mọi cuộc phỏng vấn và điều tra đã thực hiện. Có hay không thị trường cho kế hoạch kinh doanh của bạn? Ở đây, hãy thành thật với chính mình, đừng tự thuyết phục rằng tồn tại ngoài kia một thị trường khi mà chỉ vài người hứng thú với nó. Nếu không ai mua sản phẩm hay ý tưởng của bạn, hãy chuyển sang ý tưởng tiếp theo.
- Cạnh tranh ở mức nào. Nếu cạnh tranh quá gay gắt, bạn sẽ phải nỗ lực thật nhiều để có thể đánh bại chúng. Hãy dành thời gian xác định chính xác thì bạn sẽ làm tốt hơn đối thủ ở điểm nào để có được cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
- Tiến hành phân tích chi phí cho kế hoạch kinh doanh của bạn. Kể cả khi tồn tại một thị trường tốt, bạn vẫn phải xác định liệu kế hoạch ấy có khả thi về mặt kinh tế hay không. Nếu khởi nghiệp và chi phí bảo trì quá cao, có lẽ bạn nên cân nhắc lại. Cùng cần tính đến nguồn tài chính. Xác định kế hoạch ngốn bao nhiêu chi phí và doanh thu kỳ vọng từ nó. Hãy đọc bài viết về cách phân tích chi phí để có thêm thông tin về vấn đề này.
- Xếp hạng ý tưởng của bạn. Nếu có nhiều hơn một, hãy xếp hạng ý tưởng từ tốt nhất đến tệ hơn. Áp dụng mọi câu hỏi ở phần trên cho chúng và xem xét liệu chúng sẽ thể hiện ra sao. Tiếp đến, hãy sắp xếp theo thứ tự từ #1 cho ý tưởng tốt nhất. Bằng cách này, bạn có thể yên tâm là mình đang tập trung mọi nỗ lực vào ý tưởng tốt nhất. Ý tưởng xa phía dưới nên bị loại bỏ hoặc cải thiện nhiều trước khi thực thi.
Biến ý tưởng thành hiện thực[sửa]
- Chọn ý tưởng tốt nhất mà bạn có. Sau khi đánh giá cẩn thận các ý tưởng, bạn nên lựa chọn ý tưởng tốt nhất hiện có. Đó nên là ý tưởng mà bạn sẽ dồn toàn bộ công sức và nỗ lực. Sau khi đã chọn được ý tưởng tốt nhất, hãy bắt đầu từng bước biến nó thành hiện thực.
- Quyết định loại hình doanh nghiệp. Có một vài loại hình doanh nghiệp khác nhau để lựa chọn. Mỗi loại hình có đặc tính riêng, ảnh hưởng đến cách thức lên kế hoạch kinh doanh cũng như tư cách pháp nhân của bạn. Một số tùy chọn bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, v.v. Hãy tham khảo trang của Bộ Tư Pháp để có cái nhìn đầy đủ hơn về những tùy chọn này và xác định đâu là loại hình tốt nhất dành cho bạn.
- Phát triển kế hoạch kinh doanh. Khi đã xác định ý tưởng cần tập trung phát triển, bạn sẽ cần một kế hoạch kinh doanh trước khi có thể tiếp tục. Kế hoạch kinh doanh định hình nên công ty của bạn, dịch vụ mà nó cung cấp và trù tính chi phí cũng như doanh thu tiềm năng của nó. Kế hoạch kinh doanh không chỉ giúp bạn tập trung và sắp xếp ý tưởng mà còn đặc biệt quan trọng với nhà đầu tư – nó giúp họ nhìn nhận được khả năng sinh lời từ doanh nghiệp của bạn. Đọc thêm bài viết về lên kế hoạch kinh doanh để có những chỉ dẫn chi tiết trong việc xây dựng kế hoạch tối ưu.
-
Tìm
vốn
cho
doanh
nghiệp
của
bạn.
Trừ
khi
giàu
có
một
cách
độc
lập,
bạn
không
thể
thực
thi
ý
tưởng
kinh
doanh
mà
không
cần
đến
nguồn
cấp
vốn.
Sau
khi
đã
lên
được
kế
hoạch
kinh
doanh,
bạn
sẽ
phải
trình
bày
với
nhà
đầu
tư
nhằm
có
được
nguồn
vốn
cần
thiết
cho
việc
khởi
động
doanh
nghiệp.
Thông
thường,
bạn
có
hai
lựa
chọn:
ngân
hàng
và
nhà
đầu
tư
tư
nhân.
Cả
hai
đều
có
ưu
và
nhược
điểm
riêng.
Cũng
có
thể
rút
cục,
bạn
sẽ
dùng
kết
hợp
cả
hai
lựa
chọn
trên.
- Ngân hàng. Bạn có thể vay ngân hàng từ vài tháng đến vài năm, tùy vào loại hình vay nợ. Nó có thể chi trả cho chi phí mở cửa và một vài tháng hoạt động đầu tiên của bạn.
- Nhà đầu tư tư nhân. Đó có thể là bạn bè, gia đình và chủ doanh nghiệp khác, những người hứng thú với việc đầu tư. Hãy chắc là bạn đã xác định rõ liệu họ chỉ cho vay và nhận lãi hay họ thật sự muốn mua một phần công ty. Hợp đồng công chứng nêu rõ điều khoản thỏa thuận sẽ rất hữu dụng, giúp bạn tránh được những vấn đề rắc rối có thể phát sinh trong tương lai.
Lời khuyên[sửa]
- Một lựa chọn khả thi khác chính là trước tiên, để trí tưởng tượng của bạn thỏa sức tung bay và rồi sau đó, đưa nó về hiện thực với quá trình sàng lọc, loại bỏ.
- Đừng sợ đưa ra những ý tưởng tồi. Có thể bạn sẽ có vô số ý tưởng chẳng đi được đến đâu trước khi thực sự hình thành nên ý tưởng hứa hẹn. Chìa khóa ở đây chính là kiên trì và nhẫn nại.
Cảnh báo[sửa]
- Nhiều công ty rơi vào thất bại khi khởi nghiệp. Hãy chắc là bạn vẫn duy trì công việc hiện tại cho đến khi doanh nghiệp lớn mạnh đến ngưỡng có thể sống dựa vào nó. Bằng không, có thể sau cùng, bạn sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính trong trường hợp khởi nghiệp không thành công. Nếu gặp thất bại, đừng ngần ngại thử sức lần nữa.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.entrepreneur.com/article/240604
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.entrepreneur.com/article/225513
- ↑ http://www.forbes.com/sites/alanhall/2012/07/10/how-to-create-a-world-class-business-idea-in-six-easy-steps/3/
- ↑ http://www.businessinsider.com/simple-tricks-to-come-up-with-big-ideas-2014-5#keep-careful-track-of-your-ideas-and-refer-back-to-them-when-youre-stuck-5
- ↑ http://www.businessinsider.com/simple-tricks-to-come-up-with-big-ideas-2014-5#take-long-walks-3
- ↑ http://www.businessinsider.com/simple-tricks-to-come-up-with-big-ideas-2014-5#invite-in-diverse-opinions-4
- ↑ http://www.businessinsider.com/simple-tricks-to-come-up-with-big-ideas-2014-5#turn-your-attention-elsewhere-9
- ↑ http://www.inc.com/john-boitnott/is-your-great-business-idea-taken-how-to-find-out.html
- ↑ http://www.entrepreneur.com/article/70518
- ↑ http://www.marketingprofs.com/charts/2013/12044/the-most-effective-tactics-for-acquiring-email-subscribers
- ↑ http://www.business2community.com/startups/6-commonly-overlooked-risks-when-starting-a-new-business-0158188
- ↑ http://compass.ups.com/overcome-seven-common-entrepreneurial-challenges/
- ↑ https://www.smallbusiness.wa.gov.au/business-life-cycle/pre-start/feasibility-of-the-business-idea/