Trở thành người giáo viên tốt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trở thành một giáo viên giỏi sẽ là công việc đáng giá và thú vị nhất trên thế giới – tuy nhiên, người giáo viên không có khả năng làm việc một cách hiệu quả sẽ khá căng thẳng, đau đớn và kiệt sức. Sau đây là một vài thông tin về việc trở thành người giáo viên tốt mà có thể bạn sẽ cảm thấy hữu ích.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Quản lý lớp học[sửa]

  1. Thiết lập ví dụ tốt cho học sinh. Bạn nên nhớ rằng bạn là giáo viên. Bạn cần phải trở thành như hình tượng "siêu anh hùng" trong mắt chúng. Hãy nhớ rằng học sinh sẽ noi gương bạn và cố gắng bắt chước tính tình của bạn. Nếu bạn thô lỗ hoặc không phù hợp, hành vi của chúng cũng sẽ dựa trên hình mẫu không phù hợp này. Học sinh cần phải xem bạn như là người sở hữu sự tự tin, để chúng có thể đi theo sự dẫn dắt của bạn, và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn. Học sinh, ở mọi độ tuổi, cần một người nào đó mà chúng có thể dựa vào, noi gương, và tin tưởng.
  2. Đưa ra hậu quả rõ ràng. Thiết lập hậu quả cụ thể cho việc phá vỡ nguyên tắc. Quyết định về những hậu quả này và sau đó sử dụng chúng một cách nhất quán. Hậu quả của bạn cần phải tuân theo phương pháp bắt đầu bằng dấu hiệu phi ngôn ngữ (như chỉ cần nhìn học sinh đó), tiếp theo là dấu hiệu thông qua ngôn ngữ (yêu cầu học sinh ngừng nói chuyện), sau đó là sự cảnh cáo qua lời nói (nếu việc này tiếp diễn, học sinh sẽ phải lãnh nhận hậu quả), và thực thi hậu quả. Hậu quả như thế nào là tùy thuộc vào bạn và vào chương trình của trường. Nhiều trường học sở hữu hệ thống cấm túc (học sinh sẽ xem thường sự cấm túc), chép phạt, hoặc ngồi cách xa khỏi học sinh khác.
  3. Trở nên cảm thông. Thầy cô giỏi sẽ hình thành mối quan hệ vững chắc với học sinh của mình và thể hiện sự quan tâm với chúng như một con người. Họ là người ấm áp, dễ gần, nhiệt tình và chu đáo. Họ cởi mở trước việc ở lại trường sau giờ học để giúp đỡ học sinh hoặc tham gia vào ủy ban và hoạt động của trường, và thể hiện sự gắn bó với trường học.
  4. Thiết lập một vài nguyên tắc cơ bản. Bạn cần phải thiết lập từ 3 – 5 nguyên tắc mà học sinh biết rõ về chúng. Đây là những nguyên tắc mà một khi bị phá vỡ, học sinh sẽ phải gánh chịu hậu quả như đã phát thảo ở trên. Cố gắng cho phép lớp học đưa ra quy tắc cơ bản: hãy cho cả lớp thảo luận và viết ra ý tưởng, quá trình này sẽ khiến học sinh cảm thấy rằng chúng được lắng nghe và rằng bạn quan tâm đến quan điểm cũng như sự đóng góp của chúng, đồng thời thiết lập cơ sở nhận được sự trung thành của chúng vì chúng đã tạo nên nó. Hành động như người trung gian để bảo đảm rằng nguyên tắc được quyết định là hoàn toàn phù hợp. Một vài ví dụ bao gồm, giữ yên lặng khi thầy cô đang nói, tôn trọng lẫn nhau, và hoàn thành bài tập về nhà cũng như công việc trên lớp.
  5. Cố gắng duy trì môi trường sáng tạo! Điều này sẽ giúp trẻ em (5 – 11 tuổi) suy nghĩ một cách sáng tạo hơn và chúng sẽ phát triển ý tưởng hay ho, mới lạ.
  6. Duy trì sự hòa thuận trong lớp học.
  7. Không bao giờ khiến học sinh thất vọng khi chúng tìm đến bạn vào những lúc chúng đang gặp vấn đề. Ngay cả khi vấn đề nằm ngoài chương trình học, bạn nên cố gắng giúp đỡ bằng cách sử dụng Internet hoặc thư viện. Phương pháp này sẽ giúp cả hai tiếp thu thêm kiến thức.
  8. Nêu câu hỏi về điều cơ bản trước khi giảng dạy chuyên sâu về chủ đề. Giải thích rõ yếu tố nền tảng mà học sinh không biết.
  9. Nêu thêm nhiều câu hỏi cơ bản cho học sinh, thay vì chỉ hỏi về chủ đề mới vừa học trong ngày hôm nay. Mọi người đều cần phải có thời gian để học hỏi.
  10. Tạo dựng sự cạnh tranh trong khía cạnh tích cực.
  11. Trở nên thông minh trong việc chuyển hướng sự chú ý của học sinh vào chủ đề.
  12. Thu hút sự hứng thú của học sinh đến chủ đề bài học thay vì ra lệnh cho chúng học tập.
  13. Hiểu rõ rằng mỗi bài học trong sách đều sở hữu một vài ứng dụng thực tiễn. Đừng quên thảo luận về phần này vì nó là một trong những phần quan trọng nhất.

Soạn giáo án[sửa]

  1. Sở hữu mục tiêu cụ thể. Khi soạn giáo án, phần quan trọng nhất chính là mục tiêu. Bạn muốn học sinh rút ra được điều gì từ bài học? Nếu mục tiêu mạnh mẽ, sâu sắc, và phản ánh yếu tố bạn thật sự muốn học sinh học hỏi, nó sẽ được trình bày trong bài học.
  2. Có kế hoạch cụ thể cho bài học. Mỗi bài học cần phải được phân chia làm 3 phần phản ánh mục tiêu của bạn.
    • Đầu tiên, cần phải có phần "giảng bài". Đây là thời điểm bạn sẽ hướng dẫn điều mới mẻ cho cả lớp (và tất nhiên là cho phép học sinh nêu câu hỏi hoặc nhận xét khi phù hợp).
    • Dành phần thứ hai cho yếu tố hoạt động nhóm khi học sinh có thể làm việc với bất kỳ bạn học nào mà chúng muốn. Gần cuối phần này, bạn có thể dành thời gian cho việc thảo luận, thời điểm mà các nhóm sẽ trình bày phát hiện/quan điểm của mình, và cho điểm cho sự đóng góp đầy đủ.
    • Phần cuối cùng của bài học sẽ là khi học sinh quay về chỗ ngồi của mình và giải quyết nhiệm vụ cuối cùng TRONG IM LẶNG, như trả lời câu hỏi cụ thể được viết trên bảng, vẽ hình liên quan đến một điều gì đó mà chúng đã học được từ bài học. Chúng chỉ được phép trò chuyện với bạn (nếu chúng có câu hỏi về việc cần làm/cách để làm nó) hoặc người ngồi kế bên chúng. Đây là phần khá thư giãn vì học sinh sẽ có cơ hội được tự mình làm việc và thấu hiểu tài liệu.
  3. Giao bài tập có liên quan. Thay vì giao bài tập khác nhau mỗi đêm, tốt nhất là bạn nên giao một hoặc hai bài tập về nhà trọng yếu vào ngày thứ Hai và sau đó yêu cầu học sinh nộp lại bài tập vào thứ Sáu.
  4. Cân nhắc cung cấp câu hỏi kiểm tra . Bạn sẽ muốn cho học sinh trả lời câu hỏi kiểm tra mỗi thứ Sáu để đánh giá mức độ thấu hiểu của chúng đối với tài liệu. Bạn có thể phán xét khả năng giảng dạy của bạn tốt như thế nào thông qua số lượng học sinh làm bài tốt.
  5. Viết ghi chú ngắn. Xem lại chúng một lần trước khi dạy học.
  6. Cố gắng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống.
  7. Nếu bạn nghi ngờ về bất kỳ thông tin nào, hãy bỏ qua nó. Xem lại vấn đề cơ bản trong giả thiết sẽ tốt hơn là hướng dẫn yếu tố gây nhầm lẫn hoặc sai lệch.
  8. Một khi bạn đã phát triển giáo án tuyệt vời, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Bạn nên nhớ cập nhật giáo án thường xuyên để giải quyết thiếu sót trong chương trình giảng dạy và kết hợp với công nghệ mới.
  9. Khiến học sinh cảm thấy hứng thú để học tập! Thực hiện cùng một yếu tố tương tự nhau mỗi ngày sẽ khiến chúng cảm thấy nhàm chán. Thỉnh thoảng, bạn nên làm một điều gì đó thú vị và có tính giáo dục.
  10. Tránh trở nên quá nghiêm khắc. Học sinh của bạn không được xem bạn như là bạn thân của mình, nhưng chúng cũng không nên khiếp sợ bạn. Bạn nên cố gắng tạo nên sự cân bằng trong tính cách mà bạn và học sinh của bạn có thể cảm thấy thoải mái.
  11. Hành động như người mà bạn muốn chúng trở thành. Học sinh sẽ trông cậy vào bạn. Cách bạn cư xử với chúng sẽ có ảnh hưởng đến cách chúng đối xử với mọi người. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng đây sẽ là ảnh hưởng tốt.

Lời khuyên[sửa]

  • Bảo đảm rằng mọi học sinh đều hiểu rõ bài giảng của bạn. Nếu bạn nêu câu hỏi cho cả lớp, chúng có thể sẽ trả lời có nhưng bạn sẽ không thể nghe được giọng nói thỏ thẻ với câu trả lời không.
  • Đánh giá của bạn (ví dụ như bài kiểm tra và trả lời câu hỏi) cần phải được hình thành dựa trên mục tiêu ban đầu. Nó phải giúp bạn đánh giá khả năng học sinh có thể đạt đến mục tiêu mà bạn đã thiết lập khi soạn giáo án.
  • Quản lý lớp học hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng mà một người giáo viên cần phải có.
  • Bạn cần phải soạn giáo án ít nhất là trước 1 – 2 tuần.
  • Nêu thêm nhiều câu hỏi cho học sinh thường gây gián đoạn cho lớp học. Hãy cho chúng biết rằng cách duy nhất để bạn ngừng nêu câu hỏi cho chúng là chúng phải ngừng gây gián đoạn trong lớp.
  • Sử dụng kỹ thuật nêu câu hỏi xuyên suốt là yếu tố quan trọng để kiểm tra xem liệu học sinh có thấu hiểu bài học hay không. Nếu chúng nhận thấy câu hỏi quá dễ để trả lời thì bạn nên thăm dò thêm để nhận được lời hồi đáp chi tiết hơn. Bạn nên sử dụng cụm từ 'tại sao' và 'bằng cách nào'. Phương pháp này sẽ khiến học sinh cố gắng nhiều hơn.
  • Thêm một chút yêu thương vào mọi hoạt động mà bạn giảng dạy. Bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn từ học sinh của mình.
  • Bạn cần phải giữ khoảng cách đôi chút với học sinh, đặc biệt trong 2 tuần đầu của học kỳ. Nếu bạn không thể duy trì khoảng cách chuyên nghiệp với học sinh của mình, nguyên nhân là vì BẠN có nhu cầu liên hệ với chúng theo mức độ cá nhân, có lẽ là vì bạn thiếu hụt điều này tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống riêng tư của bạn. Nhận thức và đối phó với vấn đề này là trách nhiệm của bạn.
  • Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu áp dụng những lời khuyên và ý tưởng này.
  • Một lần nữa, soạn giáo án là yếu tố quan trong trong mục tiêu. Những phần khác của bài học (phần "giảng bài", phần yêu cầu sinh viên làm việc, và phần làm việc trong im lặng) đều xuất phát hoặc nảy sinh từ mục tiêu này.
  • Hãy tử tế với học sinh.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ được lăng mạ một người nào đó trước mặt cả lớp. Sẽ rất nguy hiểm cho bạn và cho cả người này.
  • Tránh đánh giá thấp học sinh của mình.
  • Một lần nữa, nếu bạn thất bại trong việc duy trì khoảng cách chuyên nghiệp cho phép bạn trở thành hình tượng để học sinh có thể trông cậy và dựa vào, bạn đang đặt công việc của mình vào tình thế nguy hiểm. Hãy ra ngoài và tìm một vài người bạn cùng tuổi hoặc dành thời gian cho mối quan hệ gần gũi với người yêu của bạn.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này