Ung thư cổ tử cung - Yếu tố nguy cơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Yếu tố nguy cơ là bất kỳ điều gì có thể làm tăng cơ hội mắc một bệnh nào đó, như ung thư chẳng hạn. Các ung thư khác nhau có những yếu tố nguy cơ khác nhau. Ví dụ, tiếp xúc với ánh mặt trời mạnh là yếu tố nguy cơ của ung thư da, nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung. Hút thuốc lại là yếu tố nguy cơ của nhiều loại ung thư khác nhau. Nhưng sở hữu một yếu tố nguy cơ, hay thậm chí là nhiều đi nữa, cũng không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh.

Nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển ung thư cổ tử cung. Những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ nào trong số này hiếm khi phát triển ung thư cổ tử cung. Mặc dù những yếu tố nguy cơ này làm tăng tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung, nhiều phụ nữ có những nguy cơ này lại không phát triển bệnh. Khi một người phát triển ung thư cổ tử cung hay các tổn thương tiền ung thư, không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng một yếu tố nguy cơ đặc biết nào là nguyên nhân.

Khi suy nghĩ về các yếu tố nguy cơ, nó giúp bạn tập trung vào những yếu tố có thể tránh thay đổi (như hút thuốc hay HPV) hơn là nhưng yếu tố không thể thay đổi được (như là tuổi hay tiền sử gia đình). Dù vậy, việc biết về các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được vẫn rất quan trọng, bởi vì nó thậm chí còn quan trọng hơn cho những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ này để tiến hành tầm soát sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap thường quy.

Những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung bao gồm:

Nhiễm HPV[sửa]

Đây là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung thư cổ tử cung.

Về vấn đề HPV, mọi người có thể tìm đọc lại bài viết HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử ung & vaccine phòng ngừa.

Hút thuốc[sửa]

Khi một người hút thuốc, họ và những người xung quanh đang “hưởng” rất nhiều những chất hoá học gây ung thư vốn tác động lên nhiều cơ quan khác chứ không phải chỉ có phổi. Những chất hoá học nguy hại này được hấp thụ qua phổi rồi theo dòng máu đi khắp cơ thể. Những phụ nữ có hút thuốc có khả năng mắc ung thư cổ tử cung gấp 2 lần người không hút. Những sản phẩm phụ của thuốc lá đã được tìm thấy trong chất nhầy cổ tử cung của những phụ nữ có hút thuốc. Các nhà nghiên cứu tiên rằng những chất này phá huỷ DNA của những tế bào cổ tử cung và có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch để có thể chiến đấu chống chọi với HPV.

Suy giảm miễn dịch[sửa]

HIV phá huỷ hệ miễn dịch và đặt phụ nữ vào một nguy cơ mắc HPV cao hơn. Điều này có thể giải thích tại sao phụ nữ mắc AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, do HIV gây ra) có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn. Hệ miễn dịch có vài trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư cũng như làm chậm sự phát triển và lây lan của nó. ở phụ nữ nhiễm HIV, một tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể diễn tiến thành ung thư xấm lấn nhanh hơn bình thường.

Một nhóm khác có nguy cơ cao là những phu nữ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ như những người đang phải điều trị bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ miễn dịch của nhầm lẫn mô của cơ thể với các tác nhân từ bên ngoài và tấn công nó) hoặc để chống thải ghép.

Nhiễm Chlamydia[sửa]

Chlamydia là một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm sinh dục tương đối phổ biến, lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Nhiếm Chlamydia có thể gây ra viêm khung chậu, dẫn đến vô sinh. Một số nghiên cứu đã thấy rằng nguy cơ ung thư cổ tử cung là cao hơn ở những người phụ nữ mà kết quả xét nghiệm máu chỉ ra bằng chứng của việc đã hoặc đang nhiễm chlamydia (so với những phụ nữ có kết quả xét nghiệm trong giới hạn bình thường). Những phụ nữ đã nhiễm chlamydia thường không cảm nhận thấy triệu chứng nào. Thực tế, họ không thể biết mình đã bị nhiễm trừ khi làm xét nghiệm tìm chlamydia khi đến khám phụ khoa.

Chế độ ăn ít trái cây và rau[sửa]

Những phụ nữ có chế độ ăn không đủ rau và trái cây có thể tăng nguy cơ đối với ung thư cổ tử cung.

Thừa cân[sửa]

Phụ nữ thừa cân tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào tuyến nội mạc tử cung.

Sử dụng thuốc tranh thai trong thời gian dài[sửa]

Chúng tôi đã có đề cập đến sử dụng thuốc tránh thai đường uống với các nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Bạn có thể đọc lại bài viết Thuốc tránh thai – yếu tố nguy cơ hay bảo vệ trước ung thư.

Sử dụng dụng cụ tử cung[sửa]

Một nghiên cứ gần đây thấy rằng những phụ nữ đã từng sử dụng dụng cụ tử cung có nguy cơ ung thư cổ tử cung thấp hơn. Hiệu quả này thậm chí cũng được thấy trên những phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung dưới một năm, và hiệu quả bảo vệ còn được duy trì sau khi đã chấm dứt đặt dụng cụ tử cung.

Sử dụng dụng cụ tử cung còn làm giảm như cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Dù vậy, dụng cụ tử cung cũng có những nguy cơ. Chị em có ý định đặt dụng cụ tử cung trước tiên nên thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích có thể mang lại.

Sinh đẻ nhiều lần[sửa]

Những phụ nữ có từ 3 lần sinh trở lên có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường. không ai có thể nói chính xác tại sao điều này lại đúng. Một lý thuyết cho rằng những phụ nữ này ắt đã quan hệ tình dục mà không thực hiện các biện pháp bảo vệ , do đó làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Nhiều nghiên cứu cũng hướng đến sự thay đổi hormone trong thai kỳ như một khả năng có thể khiến phụ nữ trở nên nhạy cảm với nhiễm HPV cũng như phát triển ung thư. Một suy nghĩ khác là phụ nữ trong thai kỳ có hệ miễn dịch yếu hơn, cho phép HPV dễ dàng xâm nhập hơn cũng như ung thư dễ phát triển hơn

Sinh con sớm (trước 17 tuổi)[sửa]

Phụ nữ sinh con trước 17 tuổi có nguy cơ ung thư cổ tử cung sau này gấp 2 lần so với những người đợi đến 25 tuổi hoặc hơn.

Mức sống thấp[sửa]

Nhiều phụ nữ có thu nhập thấp không có khả năng để sử dụng đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bao gồm Pap test. Điều này có nghĩa họ không thể được tầm soát hay điều trị các tổn thương tiền ung thư.

Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung Nếu mẹ hoặc chị của bạn mắc ung thư cổ tử cung, xác suất để bạn có thể mắc cao hơn từ 2 đến 3 lần so với nếu không ai trong gia đình từng mắc nó. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng một số trường hợp mang tính gia đình này bị gây ra bởi một tình trạng được thừa hưởng mà làm cho người phụ nữ ít có khả năng chống chọi HPV hơn so với những người khác. Trong nhiều trường hợp khác, những phụ nữ trong cùng gia đình với bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiều khả năng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đã chỉ ra ở trên.

Mặc dù, yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là HPV. Việc nhận thức được các yếu tố nguy cơ cùng với tiêm ngừa HPV cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm tỉ lệ phát triển ung thư và tử vong do ung thư cổ tử cung.

Chịu trách nhiệm thông tin[sửa]

  • Đặng Phước Hưng
  • Cố vấn Y học: Dr. Dustin Nguyen, VietMD.net Inc. USA.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này