Võng Đào mẹ ru

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Võng Đào mẹ ru .

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt nam có bài ca dao vẻn vẹn 4 câu 22 chữ có nghĩa :

- ‘Gió Động Đình mẹ ru con ngủ

-trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh

- bống bồng bông, bống bồng bông

-võng Đào mẹ bế con rồng cháu tiên.

Đây là tuyệt phẩm thơ ca gợi tả cảnh người mẹ nằm võng bế và ru con ngủ trong đêm trăng thanh gió mát , tình mẹ thương con như trời như bể tràn lấp trong khung cảnh thiên nhiên êm ả đầy hương thơm ngọt ngào ;cả 2 đã kết quyện với nhau tạo thành cái nôi hạnh phúc tuyệt vời cho buổi đầu đời của trẻ thơ Việt .

Trong 4 câu thơ thì câu : bống bồng bông bống bồng bông là tiếng ru ...là sự ghép nhạc vào lời ru của mẹ quay quanh chữ bồng đồng nghĩa với bế ...đấy cũng là cung điệu trầm bổng của quê hương , còn lại 3 câu là cô đọng đến hết mực thông tin về lịch sử và quê hương dòng giống Việt .

- Ý bài ca dao tuyệt tác trên chỉ có thể thấu hiểu dưới ánh sáng dịch học .

Dưới đây là đồ hình Hà thư ( dịch học Tàu gọi là Hà đồ ) được vẽ với số đếm thay cho những nút thắt nguyên thủy và đặt nằm ngang theo chiều xích đạo và cực Bắc hiện nay ( cực Nam xưa theo dịch học) .

Gdd.jpg


Ta thấy cặp số 2/7 nằm về hướng Xích đạo và cặp 1/6 ở hướng đối nghịch .

Vì hướng bắc - nam xưa đã bị đảo ngược nên trong bài sẽ dùng ‘Giang’ và ‘hồ’ là 1 cặp đối theo dịch lý để thay thế , Hồ hình tròn giang hay sông nét thẳng , hồ nước tụ giang nước chảy , Giang – hồ tạo thành 1 trục tương đương trục bắc –nam của địa lý ngày nay, trục này được xác định trên Hà thư bằng số 1 và số 2 .

- Trong 12 tháng của Việt nam thì tháng giêng là tháng đầu kế đến là tháng hai , tháng giêng cũng là tháng 1 ta có giêng là từ đồng nghĩa với 1.

- Số 1 cũng là Giêng , giêng →giang (sông) →giăng (trăng)

- Số 2 hai → hà - hồ – hạ – hè

Trục (1 – 2 )→ (giang – hồ , sông – bể ).

Hồ ở hướng xích đạo và giang ở hướng bắc cực ( nay ).

Đọc câu :

Gió Động đình mẹ ru con ngủ .

- Có thể nói ngay không chút ngần ngại : mẹ ở đây là Long mẫu , Long mẫu khi chưa kết duyên cùng Kinh dương vương gọi là Long nữ con gái Động đình quân tức vua vùng Động đình hồ , Long mẫu chính là tổ mẫu dòng Hùng Việt hay Bách Việt ; vì chỉ Long mẫu mới có thể nằm ru con Hồng cháu Lạc ở Động đình hồ đúng như truyền thuyết lịch sử .

Khi áp thực địa Việt nam và Hoa nam vào đồ hình Hà thư thì nhận ra ngay Động đình hồ là Biển đông chính là hướng ‘hồ’ vì theo trục : “1 - 2 , giang – hồ” ta đã có Giang ở phía đối nghịch , Giang là tên gọi khác của Trường giang , Động đình hồ và Trường giang cấu thành trục giang – hồ của địa lý Trung hoa và cũng chính trục ‘giang – hồ’ này đã phủ nhận việc ấn định Động đình hồ là đầm Vân mộng xưa vì nếu ‘hồ’ ở đấy thì ‘giang’ ở nơi nào ?, không thể nào là Hoàng hà được vì Hoàng hà còn có tên riêng là HÀ , không lẽ đất Trung hoa có Trục phương hướng ... “hồ – hà” vừa vô nghĩa vừa vô lý .

Giangho.jpg

Rất có thể đầm Vân mộng xưa nay gọi là hồ nam , nghĩa là cái hồ nằm ở phía nam (xưa theo dịch lý) của Giao châu tức là vùng Trung tâm và vùng đất có cái hồ ấy được đặt tên là tỉnh Hồ nam (cấu trúc Việt ngữ ) , tương tự ở hạ lưu Trường giang có 1 hồ rất lớn tên là Pò Dương nghĩa là cái hồ lớn ở phía đông ( Giao châu ? )

- Tới đây đã xác định được hướng ‘hồ’ của lãnh thổ Bách Việt là Biển đông , câu tiếp theo là : ‘Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh’ cũng giúp xác định phần lãnh thổ hướng ‘giang’ là sông Tiền Đường , con sông chảy qua ranh giới 2 tỉnh An huy và Giang tây rồi vào tỉnh Triết giang Trung quốc ngày nay , Chiết giang cũng là tên gọi khác của sông Tiền Đường .

-Trăng hay giăng và giang tất cả chỉ là biến âm của từ ‘giêng-1’ chỉ phía Nam xưa của Hà thư (nay đảo là bắc) .

Khi so chiếu những thông tin địa lý trong bài ca dao trên với trục ‘giang –hồ’ thì xác định được lãnh thổ Bách Việt : bắc (xưa) là Động đình hồ hay biển đông , nam (xưa ) là sông Tiền đường hay Chiết giang .

Thực tuyệt vời khi chỉ với thông tin mang trong bài ca dao ngắn ngủi này đã đủ để xác định lãnh thổ của người Hùng Việt hay bách Việt là gồm toàn bộ phía nam ( nay )Trường giang cho tới đất Việt nam ngày nay .

- Vùng Chiết giang là lãnh thổ nước Việt xưa , nơi thờ vua Hạ vũ tức Hùng Việt vương –Tuấn lang trong sử thuyết họ HÙNG cũng là nơi các học giả Trung hoa cho là phát tích văn hoá Việt và Trên vùng lãnh thổ bao la ấy câu : ‘võng Đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên’ chỉ ra tên gọi tổ quốc thiêng liêng của người Việt là ‘HỒNG BANG ’; hồng là màu đỏ đồng nghĩa với đào , bang đồng nghĩa với ‘quốc’ với ‘nước’ nếu viết sai thành ‘Hồng bàng’ là mất hết ý nghĩa .

Bài ca dao 22 chữ là 1 tuyệt phẩm thơ ca vì chỉ với 3 câu thơ ngắn gọn đã gói trọn những thông tin ngàn năm của nước Việt :

Cái Võng mẹ nằm ru con là cùng hình tượng với chiếc nôi mà ngày nay hay dùng để chỉ quê hương , võng Đào đồng nghĩa với Hồng bang quốc hiệu đầu tiên của vương quốc Việt .

Truyền thuyết lịch sử Việt và cổ sử Trung hoa nhìn dưới ánh sáng dịch lý có sự đồng nhất hoàn toàn :

- Hồng bang - Đất Đào – nhà Hạ –Hùng Hoa (Hoả) vương – Hải lang tất cả đều chỉ những tố chất của ‘mặt trời’ ; hướng xích đạo –quẻ ly tức lửa – màu đỏ , vùng Hồ - hải hay biển cả , những dịch tượng này về phương diện địa lý là chỉ vùng nhiệt đới –xích đạo còn trong quan niệm triết học dùng chỉ sự văn minh sáng sủa ngược với chốn man dã tối tăm .

- Sổ 1 = Giêng →Trăng - giăng –giang cộng với 5 canh –tiền Đường (Thường ) tất cả là dịch tượng chỉ phương Nam của dịch học (ngược với phương hiện nay) , Sông Đường hay Thường cộng với tên nước Việt gợi cho ta danh hiệu nước Việt Thường trong truyền thuyết lịch sử .

Hồng bang ở hướng ‘hồ’ hợp với Việt Thường hướng ‘giang’ thật là trọn vẹn 1 đất nước không thể nào cô đọng giản lược câu chữ hơn được nữa , tuyệt vời hơn khi chỉ với 3 chữ ‘gió Đông đình’ đã chỉ rõ cả 1 thời gian dài lịch sử kết tạo cô đúc nên dòng giống Việt :

- Gió chỉ đức Tản viên hay Tốn lang-Tốn vương  ; quẻ Tốn là tượng của phong – gió ; trong phả hệ 18 đời Hùng vương là Hùng Việt vương – Tuấn lang tổ các vương triều Việt , Chữ Phong còn liên quan tới Phong châu quốc đô thời Hùng vương dựng nước .

- Động Đình hồ là quê của của Long nữ là tổ mẫu của dòng giống Việt . Sự kết hôn lập thành gia đình trong truyền thuyết lịch sử Việt luôn là sự phản ánh việc hoà nhập 2 dòng tộc, từ 2 thành phần khác biệt đã hoà huyết và đúc kết văn hoá tạo thành 1 cộng đồng dân tộc thống nhất trong thực tế lịch sử , cộng đồng Bách Việt đã ra đời từ hôn nhân lịch sử giữa vị Kinh dương vương tức vương cai trị phương nam cuối cùng thời lập quốc là Hùng Việt vương Tuấn lang với con gái của Động đình quân vua vùng biển đông . Lạc long quân nghĩa là vua chung của cả 2 thành phần Lạc và Long , danh xưng của vương quốc là Hồng bang , lãnh thổ trung tâm gọi là đất Đào nay là đất Việt và Quảng đông – Quảng tây ., những thông tin lịch sử này được ghi chép trong cổ

sử Trung hoa với nhân danh địa danh khác  :...Hạ vũ lấy vợ là Đồ sơn thị sinh ra ông Khải , Khải lập nên vương triều đầu tiên của Trung hoa là triều Đại Hạ , ông Hạ Vũ được tôn là tổ nhà Hạ và đất Cối Kê được dành riêng để thờ cúng , thực ra vũ chỉ là ký âm Hán ngữ của từ Vua trong tiếng Việt , Hạ vũ nghĩa là vua Hạ chính là Hùng Việt vương trong lịch sử Việt nam vì thế nhà nước lập ở Cối kê mang tên là nước ‘Việt’ .

Võng Đào trong bài ca dao này khi liên kết với truyền thuyết Hồng bàng thị giúp khẳng định Lãnh thổ nước Việt gồm :Giao châu tức đất Việt ngày nay là đất gốc của dòng giống Hùng và Quảng đông Quảng tây là phần đất mở rộng về sau ( từ quảng nghĩa là mở rộng ra) , đất Đào là đất trung tâm của vương quốc họ HÙNG thời Hùng Hoa vương - Hải lang , Hoa sử gọi là nhà Hạ , Hải nam hay Nam hải chỉ là biến âm của Hải lang hay lang Hải tức Hải vương mà thôi .

Đất Đào cũng là lãnh thổ nước Nam Việt , triệu Đà chỉ là chữ viết sai của triệu Đào nghĩa là vua đất Đào chứ không có ai họ Triệu tên Đà cả .

- Hiện nay trong giới sử học Việt nam , còn không ít người cho nước Việt xa xưa chỉ tồn tại trên phần đất bắc và bắc trung phần ngày nay , 3 câu thơ trong bài ca dao bất hủ này đã loại bỏ hoàn toàn ý nghĩ sai lầm đó , vì làm sao giải thích được các điạ danh ....tiền Đường , Động đình cũng như những chữ ... võng Đào .v.v lại có mặt trong bài ca dao mang nặng tình tự dân tộc này :

‘Gió Động Đình mẹ ru con ngủ

trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh

bống bồng bông, bống bồng bông

võng Đào mẹ bế con rồng cháu tiên.