Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua thói quen nghiện nghịch tóc
Từ VLOS
Bạn không ngừng nghịch tóc từ thời mẫu giáo; nhưng bây giờ, bạn đã quyết định rằng bạn sẽ ngừng lại. Nhiều dạng nghịch tóc chẳng hạn như xoắn tóc, kéo tóc, nhét tóc sau mang tai là hành động khá phổ biến ở trẻ em và một vài người trưởng thành. Thay đổi hành vi này có thể sẽ khá khó khăn, đặc biệt nếu nó đã trở thành như một thói quen khó đổi, hoặc hành vi nghiện ngập hoặc không thể cưỡng lại. Đối mặt với vấn đề, gây xao nhãng cho bản thân, và sử dụng phụ kiện cũng như tạo kiểu tóc, bạn có thể vượt qua tình trạng này. Có sẵn những công cụ này để dùng khi cần thiết sẽ giúp bạn thoát khỏi vấn đề.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối phó với Vấn đề[sửa]
-
Luôn
cảnh
giác
và
nhận
thức
rõ
hành
vi
của
bản
thân.
Bạn
có
thể
sẽ
bắt
đầu
nghịch
tóc
mà
không
hề
hay
biết.[1]
Nếu
bạn
đang
cố
gắng
thay
đổi
một
hành
vi
nào
đó,
bạn
cần
phải
chú
ý
và
nhìn
nhận
mọi
hành
vi
của
mình.
Bạn
đã
chuẩn
bị
tinh
thần
sẵn
sàng
cho
việc
thay
đổi
và
bây
giờ
chính
là
cơ
hội
để
bạn
thực
hiện
ý
định
này
và
giành
lại
sự
tự
tin
cho
bản
thâns.[2]
- Hãy chậm lại và giảm thiểu lượng công việc mà bạn đang cố gắng thực hiện cùng một lúc sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức của bạn.
- Nói với bản thân một điều gì đó chẳng hạn như “Được rồi, hãy nhớ rằng mình đang hoàn toàn tỉnh táo và tập trung và mình sẽ không nghịch tóc”.
-
Xây
dựng
kế
hoạch
để
tiến
hành
thay
đổi.
Thiết
lập
ngày
bắt
đầu
và
xác
định
mọi
bước
hành
động
mà
bạn
sẽ
thực
hiện
để
chấm
dứt
thói
quen
của
mình.
Lên
kế
hoạch
kỹ
lưỡng
sẽ
tăng
cường
khả
năng
thành
công
cho
bạn.
Bạn
sẽ
có
sẵn
mục
tiêu
để
theo
đuổi
và
phương
pháp
cụ
thể
để
hoàn
thành
chúng.[3]
- Hãy rõ ràng về mọi việc. Bạn biết rõ bạn muốn gì, và nếu bạn không biết cách để đạt được nó, bạn có thể và sẽ tìm ra giải pháp.
-
Xác
định
mức
độ
thực
hiện
thói
quen
xấu
của
bạn
và
sự
cần
thiết
trong
việc
tìm
kiếm
trợ
giúp.
Bạn
nên
biết
rằng
nghịch
tóc
là
thói
quen
khá
phổ
biến,
nhưng
nó
có
thể
phát
triển
thành
một
dạng
nghiện
ngập.
Hầu
hết
mọi
hành
vi
đều
sẽ
được
đo
lường
dưới
mức
độ
liên
tục,
trong
khoảng
từ
cơn
nghiện
nhẹ
đến
vừa
và
nặng.
Nếu
nghịch
tóc
là
thói
quen
mà
bạn
không
thể
kiểm
soát
và
gây
ảnh
hưởng
đến
cuộc
sống
của
bạn,
có
lẽ
đã
đến
lúc
bạn
nên
hành
động.
- Mặc dù bạn cần phải đến gặp chuyên gia để được chẩn đoán phù hợp, bạn có thể đánh giá hành vi của bản thân và quyết định mức độ quan tâm và hành động mà bạn muốn thực hiện. Có những trường hợp mà người khác sẽ không đồng ý với bạn và muốn bạn phải sử dụng biện pháp mạnh tay hơn.
- Một mặt, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những trường hợp nhẹ mà người bệnh có thể tự mình giải quyết hoặc chỉ đòi hỏi một vài chiến lược đơn giản để chấm dứt thói quen xấu.
- Mặt khác là tình trạng bệnh lý chẳng hạn như hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania), một dạng rối loạn trong đó người bệnh không ngừng nhổ tóc khòi đầu, khỏi lông mày hoặc lông mi của họ. Vấn đề này khá nghiêm trọng và có thể khiến người bệnh bị hói đầu hoặc gây kích ứng da và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Đây là dấu hiệu khẳng định rằng bạn đang bị nghiện và cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc kiểm soát hoặc loại bỏ hành vi này.[4]
- Nghịch tóc quá mức thường đi kèm với các loại rối loạn khác chẳng hạn rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm và lo âu.[5] Tiến hành điều trị cho những tình trạng nêu trên là điều khá cần thiết, và có thể giúp bạn giải quyết thói quen nghiện nghịch tóc của mình.
-
Tìm
kiếm
sự
trợ
giúp
từ
phía
chuyên
gia
nếu
bạn
gặp
khó
khăn
trong
việc
thay
đổi.
Có
khá
nhiều
nguồn
thông
tin
mà
bạn
có
thể
tìm
hiểu
thông
qua
các
trung
tâm
cụ
thể
chẳng
hạn
như
Hiệp
hội
Tâm
lý
học
Xã
hội
Việt
Nam[6]
và
Hiệp
hội
Tâm
thần
học
Việt
Nam.[7]
Sự
giúp
đỡ
có
mặt
ở
khắp
mọi
nơi
và
đây
là
điều
tốt
nhất
mà
bạn
có
thể
làm
cho
chính
mình.
- Tự xem xét nội tâm là quy trình trực tiếp can thiệp vào quá trình diễn ra trong tâm hồn của bạn.[8] Khi bạn xác định rõ lý do vì sao và bằng phương pháp nào mà bạn lại phản ứng như vậy đối với mọi người và mọi việc xung quanh bạn, bạn sẽ có thể giải quyết khá nhiều khó khăn cá nhân. Chỉ có bạn mới có thể tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này. Giai đoạn phân tích sẽ khá khó khăn, nhưng nó sẽ giúp bạn vạch ra con đường rõ ràng để tiến hành thay đổi.
- Nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần là điều khá dũng cảm và can đảm. Nó sẽ góp phần hình thành khao khát sống một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc của bạn. Cùng với công cụ phù hợp, bạn sẽ có thể thành công.
-
Tự
thưởng
cho
bản
thân
mỗi
khi
hoàn
thành
mục
tiêu.
Bất
kể
là
mục
tiêu
to
hay
nhỏ
cũng
được
xem
như
là
thành
tựu
của
bạn,
và
là
dấu
hiệu
cho
thấy
sự
thay
đổi
đang
diễn
ra.
Bạn
có
thể
xác
định
yếu
tố
mà
bạn
cho
rằng
khá
xứng
đáng
để
ăn
mừng.
Khi
bạn
tận
hưởng
phần
thưởng
vật
chất
và
tinh
thần
do
nỗ
lực
của
bản
thân
đem
lại,
nó
sẽ
tạo
động
lực
để
bạn
tiếp
tục
cố
gắng.[9]
- Nếu bạn thành công trong việc vượt qua một sự kiện cụ thể nào đó mà thông thường có thể khiến bạn nghịch tóc của mình, hãy khích lệ bản thân. Ngay cả sự thay đổi nhỏ nhặt nhất cũng rất đáng để bạn nhìn nhận.
Gây xao nhãng cho Bản thân[sửa]
-
Tìm
kiếm
yếu
tố
gây
xao
nhãng
lành
mạnh.
Khi
bạn
cảm
nhận
niềm
thôi
thúc
muốn
nghịch
tóc,
hãy
chuyển
hướng
sự
chú
ý
của
bản
thân.
Lựa
chọn
hoạt
động
đòi
hỏi
bạn
phải
tập
trung,
nhưng
không
đến
nỗi
khiến
bạn
mất
đi
sự
nhận
thức
về
hành
vi
nghịch
tóc
của
mình.
Hoạt
động
chẳng
hạn
như
đọc
sách,
chơi
game,
xem
phim,
và
viết
lách
có
thể
sẽ
làm
tăng
cơ
hội
khiến
bạn
nghịch
tóc.
Hoạt
động
thể
thao
ngoài
trời
hoặc
dắt
chó
đi
dạo
sẽ
là
yếu
tố
gây
xao
nhãng
tuyệt
vời
dành
cho
bạn.
- Một vài hoạt động, suy nghĩ, và cảm xúc có thể làm tăng thôi thúc khiến bạn muốn nghịch tóc. Nếu bạn bắt gặp bản thân thực hiện hành vi này, hãy nói “Thôi đi", sau đó là tìm kiếm hành động thay thế khác để thực hiện. Ví dụ, nếu bạn đang trò chuyện với người khác và bắt đầu nghịch tóc, bạn có thể cầm lấy một cây bút, hoặc ngồi trên bàn tay của mình.[10]
- Quan sát số lần bạn cần phải gây xao nhãng cho bản thân để khỏi nghịch tóc. Biện pháp này sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của thói quen mà bạn đang phải đối mặt.[11] Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy tần số cao trong việc thực hiện hành vi này ở giai đoạn đầu tiên; nhưng điều này sẽ cung cấp cho bạn khá nhiều cơ hội để ăn mừng cải thiện của bản thân.
-
Giữ
cho
cả
hai
tay
luôn
bận
rộn
để
ngăn
bản
thân
nghịch
tóc.
Có
khá
nhiều
điều
mà
bạn
có
thể
thực
hiện
chẳng
hạn
như
làm
bánh,
chơi
thể
thao,
chế
tạo
một
thứ
gì
đó
từ
gỗ
hoặc
kim
loại,
phủ
kem
cho
bánh,
đi
mua
sắm
quần
áo,
xây
dựng
một
khu
vườn
bằng
đá,
vẽ
bằng
hai
tay
(bạn
có
thể
thử),
trồng
chuối,
ôm
ấp
vật
cưng,
hoặc
chơi
nhạc
cụ,
v.v.
- Không chỉ bạn có thể ngừng nghịch tóc, mà bạn cũng sẽ có được khá nhiều khoảng thời gian vui vẻ.
- Tìm kiếm hoạt động mới mẻ và thú vị mà bạn chưa từng thực hiện trước đó. Hãy mạo hiểm. Bạn có thể sẽ khám phá ra khá nhiều sở thích mới lạ và bổ ích.
- Đá thư giãn có thể giúp bạn loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực khiến bạn muốn nghịch tóc. Chúng là những viên đá trơn nhẵn để bạn có thể chơi đùa và chà xát tay vào chúng. Chúng cũng là công cụ khá tuyệt vời để giúp người hút thuốc lá đối phó với sự bồn chồn khi cai thuốc.[12] Bạn có thể tìm mua loại đá này trên mạng hoặc tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ sức khỏe hoặc cửa hàng vật dụng đương đại.
-
Đánh
giá
mức
độ
lo
lắng
hoặc
chán
nản
của
bạn.
Nghịch
tóc
có
thể
là
dấu
hiệu
cho
thấy
rằng
bạn
đang
lo
âu
hoặc
buồn
bã,
điều
này
có
nghĩa
là
đối
phó
với
nguyên
nhân
gốc
rễ
sẽ
quan
trọng
hơn
là
trút
giận
lên
tóc
của
bạn.
Nếu
bạn
lo
lắng,
có
khá
nhiều
kỹ
thuật
đem
lại
sự
bình
tĩnh
mà
bạn
có
thể
thực
hiện.
Trò
chuyện
với
người
biết
lắng
nghe
cũng
sẽ
giúp
bạn
xử
lý
cảm
xúc
của
mình.
Nếu
bạn
cảm
thấy
chán
nản,
bạn
nên
tìm
thú
vui
để
tiêu
khiển.
- Thử tập thiền hoặc tập yoga, chúng sẽ giúp bạn tập trung vào nhịp thở và hướng dẫn bạn cách để trở nên bình tĩnh hơn.[13]
- Tìm kiếm hành vi xoa dịu có thể giúp bạn quản lý sự lo âu của mình. Chỉ cần nói với bản thân (nói to hoặc thì thầm) theo cách tích cực cũng sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể nói rằng “Mình an toàn và mình đang chăm sóc bản thân và mọi chuyện rồi sẽ ổn, mình không cần phải nghịch tóc”.[14]
- Phương pháp chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết sự nhàm chán đó chính là trở nên bận rộn với công việc mà bạn cần làm. Hình thành danh sách nhiệm vụ và đánh dấu cho từng mục khi bạn hoàn thành chúng.
Sử dụng Phụ kiện cho Tóc[sửa]
- Đội những chiếc mũ thú vị và phong cách. Thay đổi này, ngay cả khi chỉ là tạm thời, có thể giúp bạn phá vỡ thói quen nghịch tóc ngay trước mắt cũng như về lâu dài. Về cơ bản, chúng sẽ ngăn bàn tay của bạn có thể chạm vào đầu, vị trí mà bạn thường xuyên nghịch tóc. Có khá nhiều lựa chọn thay thế khi nói đến mũ. Bạn có thể nhận thấy một vài kiểu dáng sẽ phù hợp với bạn hơn là những kiểu khác. Một chiếc mũ len có thể sẽ hợp với bạn hơn là mũ cao bồi hoặc mũ lưỡi trai. Hãy lựa chọn kiểu mũ khiến bạn cảm thấy thoải mái.
- Sử dụng kẹp nơ và kẹp búi tóc để tạo kiểu và kiểm soát mái tóc của bạn. Nếu bạn buộc tóc gọn gàng, bạn sẽ không thể nào nghịch tóc. Sử dụng những loại phụ kiện này một cách chiến lược để tém tóc gọn gàng, và kéo hoặc đẩy tóc ra xa khỏi khu vực mà bạn quan tâm. Hãy sáng tạo và bạn có thể sẽ hình thành xu hướng thời trang mới với phụ kiện tóc.
- Dùng khăn choàng hoặc khăn rằn để che đậy tóc. Che đậy hoàn toàn phần đầu của bạn để loại bỏ mọi cơ hội nghịch tóc có thể xảy ra. Mỗi khi bạn chạm vào khăn choàng hoặc khăn rằn, chúng sẽ giúp bạn nhớ rằng bạn đang cố gắng thực hiện thay đổi tích cực. Nếu bạn có thể kìm nén sự thôi thúc cởi bỏ khăn choàng tóc, bạn sẽ có thể trải nghiệm khoảng thời gian “thoải mái” đáng kể.
Thay đổi Kiểu tóc[sửa]
-
Tết
tóc
để
tém
gọn
tóc
xa
khỏi
mặt.
Thay
đổi
đơn
giản,
mặc
dù
chỉ
là
tạm
thời,
sẽ
giúp
bạn
phá
vỡ
thói
quen
và
hỗ
trợ
bạn
thực
hiện
thay
đổi
lâu
dài
trong
hành
vi
của
bản
thân.
Nếu
bạn
không
thể
di
chuyển
một
cọng
tóc
để
nghịch
khi
rảnh
rỗi,
bàn
tay
của
bạn
sẽ
không
thể
thực
hiện
hành
động
này.
Đây
có
thể
là
lời
nhắc
nhở
bạn
nên
ngừng
nghịch
tóc.
Khi
bạn
tết
tóc,
bạn
không
thể
nào
nghịch
tóc
bởi
vì
bím
tóc
sẽ
trở
nên
lỏng
lẻo
và
sẽ
làm
hỏng
kiểu
tóc
của
bạn.
- Tóc đuôi ngựa hoặc tóc búi cũng sẽ khá hữu ích. Giữ tóc xa khỏi vai và không xõa dài trước mặt bạn sẽ giúp bạn loại bỏ sự cám dỗ trong việc nghịch tóc.
- Nhà tạo mẫu tóc có thể giúp bạn lựa chọn kiểu tóc có khả năng giảm thiểu tối đa sự cám dỗ.[15] Nói một cách cụ thể, bạn nên giữ cho tóc tránh xa khỏi khuôn mặt, khỏi tầm với, hoặc tạo kiểu bằng cách sử dụng nhiều loại sản phẩm tóc để ngăn ngừa tình trạng nghịch tóc không mong muốn. Niềm khao khát duy trì vẻ đẹp cho kiểu tóc của bạn có thể đủ để bạn ngừng lại.
-
Cắt
tóc.
Nếu
tóc
ngắn
hoặc
có
nhiều
lớp
là
diện
mạo
mà
bạn
muốn,
bạn
hoàn
toàn
có
thể
thay
đổi
kiểu
tóc
của
mình.
Cạo
đầu
có
thể
sẽ
hơi
quá
đà;
nhưng
nếu
bạn
thích
vẻ
ngoài
của
nó,
bạn
có
thể
sẽ
yêu
mến
nó.
- Có nhiều tổ chức từ thiện thường sử dụng tóc được quyên góp để làm tóc giả cho bệnh nhân ung thư bị rụng hết tóc do hóa trị. Bạn có thể quyên góp tóc của mình cho chương trình này, vì hành động này vừa giúp ích được cho bạn và vừa giúp ích cho người khác.[16]
-
Nhuộm
tóc.
Thay
đổi
đơn
giản
trong
màu
tóc
có
thể
sẽ
khá
thú
vị.
Nó
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
tốt
hơn
về
bản
thân,
hoặc
nhìn
nhận
bản
thân
theo
cách
tích
cực
hơn.
Thay
đổi
diện
mạo
của
tóc
có
thể
là
tất
cả
những
gì
bạn
cần
để
tạo
động
lực
cho
bản
thân.
- Nếu “con người mới của bạn” muốn ngừng nghịch tóc, bạn có thể chọn màu tóc mới và xây dựng hình ảnh mới mẻ để cả thế giới trông thấy. Đây sẽ là trải nghiệm khá thanh lọc.[17]
Lời khuyên[sửa]
- Hãy tử tế với chính mình. Thay đổi có thể sẽ khá khó khăn.
- Tái khẳng định với bản thân rằng mái tóc của bạn rất tuyệt vời.
- Sống trọn từng khoảnh khắc để tránh thực hiện hành vi không mong muốn.
Cảnh báo[sửa]
- Nghịch tóc quá mức có thể gây hói đầu vĩnh viễn hoặc các bệnh lý về da khác.
- Bất kỳ một tình trạng nghiện ngập nào cũng cần phải được giám sát và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://psycnet.apa.org/index.cfm?fa=buy.optionToBuy&uid=1978-00295-001#
- ↑ http://ncsu.edu/ffci/publications/2010/v15-n1-2010-spring/guion-free.php
- ↑ http://home.ubalt.edu/tmitch/642/Articles%20syllabus/Locke%20et%20al%20New%20dir%20goal%20setting%2006.pdf
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trichotillomania/basics/symptoms/con-20030043
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trichotillomania/basics/risk-factors/con-20030043
- ↑ http://www.hoitamlyhoc.vn/Default.aspx
- ↑ http://hoitamthanhoc.com/vn/
- ↑ http://psychologydictionary.org/introspection/
- ↑ http://iveybusinessjournal.com/publication/the-four-intrinsic-rewards-that-drive-employee-engagement/
- ↑ http://www.webmd.com/mental-health/positive-thinking-stopping-unwanted-thoughts
- ↑ http://www1.appstate.edu/~beckhp/gentheselfmonitor.htm
- ↑ http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.3200/JACH.57.4.437-444
- ↑ http://www.health.harvard.edu/blog/mindfulness-meditation-may-ease-anxiety-mental-stress-201401086967
- ↑ http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/why-behavior-change-is-hard-and-why-you-should-keep-trying
- ↑ http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/01/28/AR2011012804432.html
- ↑ http://www.locksoflove.org/
- ↑ http://dictionary.reference.com/browse/catharsis