Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vệ sinh vùng kín
Từ VLOS
(đổi hướng từ Vệ sinh Vùng kín)
Nhiều bạn gái thường cảm thấy lo lắng về mùi của “cô bé” – và bạn không phải là người duy nhất! Có một thực tế là mỗi người đều có một mùi hương riêng, và trong trường hợp có quan hệ thì bạn tình sẽ không quan tâm nhiều về vấn đề đó. Nếu cảm thấy chưa an tâm, thì bạn có thể làm theo các bước sau đây để giữ vệ sinh vùng kín luôn thơm tho sạch sẽ và luôn tự tin với đối tác của mình.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thói quen Vệ sinh Hằng ngày[sửa]
-
Dùng
khăn
hoặc
miếng
bọt
làm
ẩm
bằng
nước
ấm
vào
tạo
bọt
bằng
xà
phòng
dịu
nhẹ
tự
nhiên.
Không
nên
dùng
loại
xà
phòng
có
mùi
thơm
nồng,
gel
hoặc
thuốc
sát
trùng
tiêu
diệt
vi
khuẩn
có
lợi
và
gây
kích
ứng
da
vùng
kín
nhạy
cảm
[1]
- Âm đạo (đường ống bên trong cơ thể) có khả năng “tự làm sạch” và không cần phải vệ sinh; xà phòng sẽ gây kích ứng khi dùng để vệ sinh âm đạo. Bạn chỉ cần rửa sạch phần xung quanh âm đạo (âm hộ) bằng xà phòng không mùi trung tính theo các bước hướng dẫn dưới đây. [1]
- Dùng ngón tay kéo môi âm hộ ra xa âm vật. Dùng khăn lau nhẹ nhàng hai bên phần da âm vật
- Vệ sinh phần âm hộ và lỗ âm đạo. Ngoài ra cũng cần rửa sạch phần bẹn hai bên đùi.
- Rửa sạch vùng đáy chậu. Đáy chậu là khu vực nằm giữa âm đạo và hậu môn.
- Vệ sinh vùng hậu môn ở bước cuối cùng. Sau khi dùng khăn rửa sạch hậu môn thì không nên để khăn chạm vào vùng kín. Điều này là để bảo đảm rằng các vi khuẩn trực tràng không bị dính vào vùng kín. Loại vi khuẩn này có thể gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu. [2]
- Vệ sinh vùng kín ít nhất một lần một ngày. Bạn cũng nên rửa sạch “cô bé” sau khi quan hệ để bảo đảm vệ sinh và mang lại cảm giác sảng khoái sạch sẽ, mặc dù biện pháp này sẽ không giúp ngăn ngừa thai.[3]
Khử mùi Vùng kín[sửa]
- Tỉa gọn hoặc tẩy lông vùng kín. Phần lông mu dày có thể gây ẩm ướt, tạo cơ hội cho các mùi khó chịu hình thành.
- Giữ gìn vệ sinh trong thời gian có kinh nguyệt. Thường xuyên thay băng hoặc tampon theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu bạn lo lắng về mùi ở vùng kín thì có thể vệ sinh từ 2 đến 3 lần trong ngày.
- Mặc quần lót chất liệu vải bông. Loại vải này sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi ở vùng kín.
-
Dùng
băng
vệ
sinh
có
thể
tái
sử
dụng.[4]
Ý
tưởng
tái
sử
dụng
và
giặt
giũ
băng
vệ
sinh
nghe
có
vẻ
khá
lạ
lẫm,
nhưng
chất
liệu
bông
giúp
cho
vùng
kín
được
thông
thoáng
trong
khi
làm
nhiệm
vụ
thấm
hút
chất
dịch.
Nếu
bạn
thích
cảm
giác
mà
chất
liệu
này
mang
lại,
thì
có
thể
chuyển
sang
dùng
băng
vệ
sinh
hoặc
cốc
kinh
nguyệt
bằng
chất
liệu
bông
tái
sử
dụng.
- Hãy nhớ rằng khi loại băng vệ sinh này sau khi ngừng thấm hút sẽ tăng tiết mồ hôi âm đạo, làm cho vùng kín bí hơi và gia tăng nhiệt độ. Nếu để tình trạng kéo dài có thể tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển.
- Tắm rửa sạch sẽ trước khi bắt đầu cuộc yêu. Bạn đang lo lắng đối tác sẽ không thích mùi ở vùng kín? Nếu vậy bạn nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ. Hơn nữa cũng nên để anh ấy tự tay rửa sạch “cô bé”. Điều này sẽ tạo thêm niềm vui cho cả hai.
Lời khuyên[sửa]
- Luôn lau sạch từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
- Hãy nhẹ nhàng! Đây là khu vực nhạy cảm và bạn không muốn “cô bé” bị tổn thương hay viêm nhiễm.
- Luôn cẩn thận trong khi vệ sinh vùng kín. Không nên hấp tấp vội vàng. Cần phải rửa sạch từ tốn để tránh gây kích ứng da.
- Nếu bạn gặp phải mùi hôi nồng nặc và kéo dài thì nên đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra phát hiện viêm nhiễm và kê đơn phù hợp hoặc kem thoa nếu cần. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu lo lắng về tình trạng mùi hôi và vệ sinh cá nhân.
- Để ngăn mùi phát triển, bạn nên dùng giấy mềm lau sạch phần xung quanh âm vật sau khi đi vệ sinh. Nước tiểu và dịch âm đạo sẽ bám dính vào vùng kín và gây nên mùi hôi khó chịu.
- Không dùng nước hoa có mùi nồng!
- Vùng kín không nhất thiết phải có mùi thơm như phấn em bé hay như cánh đồng hoa thơm ngát. Nếu thật sự lo lắng về mùi của “cô bé”, thì bạn có thể trao đổi với đối tác về vấn đề này. Bạn sẽ nhận ra rằng đây là điều bình thường không cần phải e ngại. Nếu không bạn nên tìm kiếm một đối tác khác.
- Vệ sinh vùng kín mỗi khi vào phòng tắm.
- Nếu bạn cho rằng “cô bé” đang bị bệnh, thì hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem liệu vùng kín có vấn đề gì hay không.
Cảnh báo[sửa]
- Không nên vệ sinh phần bên trong âm đạo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng cân bằng pH trong thành âm đạo. Hơn nữa, chất dịch âm đạo có chức năng làm sạch tự nhiên cũng sẽ bị rửa trôi.
- Việc tẩy lông bằng sáp hoặc dao cạo cần được thực hiện đúng cách để tránh lông mọc ngược, cho nên trước khi tiến hành cần phải tìm hiểu kỹ càng.
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa/phụ khoa trước khi tiến hành vệ sinh vùng kín bằng loại xà phòng bất kỳ, và tìm hiểu thông tin trên mạng liên quan đến vùng kín. Luôn kiểm tra nhiều nguồn thông tin để đảm bảo độ chính xác.
- Không nên sử dụng dụng cụ thụt rửa và xịt khử mùi giành cho nữ. Dụng cụ thụt rửa sẽ gây ảnh hưởng cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Hơn nữa, cả loại dụng cụ này lẫn xịt khử mùi đều có thể gây kích ứng da vùng kín nhạy cảm.[5]
Những thứ bạn cần[sửa]
- Khăn hoặc miếng bọt rửa
- Xà phòng dịu nhẹ, không mùi
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.nhs.uk/Livewell/vagina-health/Pages/keep-vagina-clean.aspx
- ↑ http://www.everydayhealth.com/womens-health-pictures/hygiene-rules-for-a-healthy-vagina.aspx#/slide-9
- ↑ http://goaskalice.columbia.edu/does-washing-immediately-after-intercourse-prevent-pregnancy
- ↑ http://lunapads.com/blog/2007/06/speaking-of-vaginas/
- ↑ http://www.cwhn.ca/fr/node/40797