Xác định mang thai không cần thử thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn nghĩ bạn có thể đã có thai, bạn nên thử thai tại nhà và lên kế hoạch đặt hẹn với bác sĩ để xác nhận - đây là cách duy nhất giúp bạn chắc chắn. Mặc dù vậy, trước khi làm những việc đó, bạn có thể chú ý đến một số dấu hiệu báo trước. Một vài dấu hiệu bắt đầu trong vòng một tuần sau khi thụ thai, nên bạn có thể biết khá sớm thời điểm mình mang thai. Cơ thể mỗi người phụ nữ đều khác nhau, bạn có thể có tất cả, hoặc không dấu hiệu nào, hay chỉ một vài dấu hiệu trong số những dấu hiệu này. Hãy đi khám bác sĩ để xác nhận xem bạn có mang thai hay không.

Các bước[sửa]

Kiểm tra Sự thay đổi về Hoc-mon[sửa]

  1. Chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Phụ nữ có thai sẽ không hành kinh trong suốt thai kỳ. Nếu bạn bị mất kinh, đây thường là chỉ báo rõ ràng nhất rằng bạn đang có thai. Tuy nhiên, bạn cũng thế thể bị mất kinh vì những lý do khác, như căng thẳng hoặc thậm chí là vận động thể dục quá mức.[1]
    • Nếu bạn chưa làm, thì hãy hình thành thói quen theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để có thể phát hiện tốt hơn khi bị muộn hoặc không có kinh.
    • Tất cả những gì bạn cần là đánh dấu vào ngày đầu và ngày cuối của kỳ kinh trên lịch. Theo cách này, bạn có thể xem chu kỳ của mình thường đến như thế nào. Cũng có một số ứng dụng di động giúp bạn theo dõi chu kỳ của mình thuận tiện và dễ dàng hơn.
  2. Cảm thấy ngực bị sưng hoặc đau. Vì hoc-mon sẽ sản sinh trong chu kỳ đầu của thai kỳ, nên bạn có thể nhận thấy một số thay đổi ở ngực. Ngực có thể hơi sưng hoặc bị đau ở một chừng mực nào đó khi chạm vào.[2]
    • Bạn cũng có thể để ý thấy ngực cảm thấy "đầy hơn" hoặc nặng hơn. Núm vú có thể cảm thấy hơi sưng, đau hoặc ngứa.[3]
  3. Để ý xem có bị ra máu hay dịch âm đạo không. Bạn có thể thấy một chút máu khi trứng mới thụ tinh gắn bám vào thành tử cung. Quá trình cấy thường diễn ra trong vòng một tuần hoặc một tuần rưỡi sau khi thụ tinh. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng ba tháng.[3]
    • Máu ra lúc này thường sẽ nhạt màu hơn máu kinh nguyệt thông thường.
  4. Để ý xem có bị đau quặn không. Ở giai đoạn đầu bạn cũng có thể để ý thấy hiện tượng bị đau quặn. Hầu hết, những cơn đau này cũng giống như khi bạn hành kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng hơn hoặc nếu bạn để ý thấy cơn đau chỉ từ một bên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của biến chứng. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bỗng nhiên bạn bị đau quặn nghiêm trọng.[1]
  5. Chú ý đến cơn mệt mỏi bất thường. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Triệu chứng này thường là do mức progesterone tăng lên. Đó cũng có thể là vì cơ thể bạn đang phải sản xuất thêm nhiều máu để cho em bé. Bạn có thể thấy mình có triệu chứng sớm trong vòng khoảng 1 tuần sau khi thụ thai.[3]
  6. Chú ý đến cách bạn đi vệ sinh. Một dấu hiệu sớm nữa của mang thai là đi tiểu thường xuyên.[4] Khi bạn có thai, cơ thể bạn sản sinh ra nhiều nội tiết tế HCG (human chorionic gonadotropin), là một loại hoc-mon. Hoc-mon này sẽ ở mức cao nhất trong những tuần đầu tiên của thai kỳ làm đẩy thêm nhiều máu tới vùng bẹn. Vì thế, bạn sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn.[3]
  7. Theo dõi trạng thái ủ rũ buồn rầu của bản thân. Hoc-mon có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của bạn, giống như khi bạn đang hành kinh. Nếu bạn cảm thấy cực kỳ tâm trạng, đó có thể là dấu hiệu rằng bạn đang mang thai. Triệu chứng này có thể xuất hiện 2 đến 3 tuần sau khi bạn thụ thai.[3]
  8. Xem mình có bị choáng váng không. Một triệu chứng sớm khác khi mang thai đó là cảm thấy choáng váng hoặc đầu lâng lâng. Hầu hết, triệu chứng này do sự thay đổi hoc-mon gây ra. Tuy nhiên, nó cũng có thể do sự chênh lệch về lượng máu mà cơ thể bạn đang sản sinh.[1]
  9. Chú ý đến hiện tượng đau đầu. Đôi khi đau đầu chỉ đơn thuần là đau đầu. Tuy nhiên, đau đầu nhiều có thể là triệu chứng sớm của mang thai, vì sự thay đổi hoc-mon trong cơ thể.[3]

Chú ý các Triệu chứng Khác[sửa]

  1. Để ý đến hiện tượng ốm nghén. Ốm nghén có thể đến sớm trong thai kỳ. Mặc dù tên là như vậy, nhưng ốm nghén không chỉ xảy đến vào buổi sáng. Bạn có thể cảm thấy bụng khó chịu trong bất cứ thời điểm này trong ngày. Bạn cũng có thể bị nôn mửa. Triệu chứng này có thể đến sớm 2 tuần sau khi thụ thai.[3][2]
  2. Để ý xem có mùi hoặc đồ ăn nào khiến bạn cảm thấy khó chịu không. Bạn có thể để ý thấy mình bỗng nhiên không thích một số đồ ăn hoặc mùi nhất định nào đó. Nó sẽ đến bất ngờ, và bạn vẫn cảm thấy trước đó vẫn ổn với những đồ ăn và mùi đó. Trên thực tế, những đồ ăn và loại mùi này có thể khiến bạn buồn nôn.[2]
  3. Để ý xem bạn đói đến mức nào. Thường thì, bạn sẽ cảm thấy mình đói hơn khi mang thai. Nếu bạn để ý thấy mình ăn nhiều hơn bình thường và vẫn cảm thấy đói, bạn có thể đang có thai. Một số phụ nữ miêu tả triệu chứng này là lúc nào cũng thấy đói.[1]
  4. Xem mình có cảm thấy vị kim loại không. Đôi khi, phụ nữ sẽ cảm thấy có vị kim loại trong miệng. Triệu chứng này đặc biệt hay xuất hiện trong những giai đoạn đầu của thai kỳ.[1]
  5. Xem bạn có thèm gì không. Giống như loại đồ ăn bạn không thích, bạn có thể bắt đầu thấy thèm một số loại đồ ăn nhất định nào đó. Đương nhiên, ai cũng thèm ăn một loại đồ ăn nhất định nào đó khi này hay khi khác. Tuy nhiên, thèm khi mang thai sẽ mạnh mẽ hơn. [2]
  6. Kiểm tra vấn đề về hô hấp. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy mình thở dốc hơn bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thông thường, triệu chứng này rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy mình có triệu chứng này, đây chính là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ.[4]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bất cứ triệu chứng nào chuyển biến thành không thể chịu được trong suốt thai kỳ, bạn nên hỏi tư vấn bác sĩ để xác định xem liệu có biện pháp nào giảm bớt thật an toàn không.
  • Rất nhiều những dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của những điều kiện sức khỏe khác, nên bạn cần được chăm sóc y tế để xác định nguyên nhân.[3]
  • Không phải tất cả phụ nữ có thai đều trải qua hết những triệu chứng này. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể bạn sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào, nên hãy thử kiểm tra để xác định chắc chắn bạn có mang thai hay không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây