Xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Rubric chính là bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Nó là một công cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng. Một tiêu chí tốt cần có những đặc trưng: Được phát biểu rõ ràng; Ngắn gọn; Quan sát được; Mô tả hành vi; Được viết sao cho HS hiểu được. Hơn nữa phải chắc chắn rằng mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho dấu hiệu của bài kiểm tra.
Nội dung Rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như năng lực thực hiện được đánh giá, các khái niệm và/ hoặc ví dụ làm sáng tỏ yếu tố đang được đánh giá. Các khía cạnh được gọi là tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả. Nên giới hạn số tiêu chí và. Nếu cần phân biệt HS Đạt hoặc Không đạt thì sử dụng các mức độ theo số chẵn (thường 4 hoặc 6). Nếu muốn có mức năng lực trung bình thì sử dụng các mức độ theo số lẻ. GV cần cùng HS đặt tên cho các mức độ.
Mục lục
Ví dụ[sửa]
Ví dụ: Bà Jennifer Docktor đã xây dựng Rubric cho bài tập vật lí gồm 5 tiêu chí
+ Diễn đạt đầy đủ
+ Con đường tiếp cận vật lí (hay phương pháp giải bài tập vật lí)
+ Vận dụng cụ thể của vật lí
+ Quá trình tính toán
+ Tiến trình chung logic (hay tiến trình giải bài)
Mức độ / Tiêu chí | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 0 |
---|---|---|---|---|---|---|
1. Diễn tả hứu ích | Mô tả hữu ích, phù hợp và đầy đủ | Mô tả hữu ích, nhưng chứa đựng lỗi nhỏ | Một số phần mô tả là không hữu ích, chứa đựng nhiều lỗi | Hầu hết mô tả không hữu ích, chứa đựng nhiều lỗi | Toàn bộ mô tả không hữu ích hoặc chứa đựng nhiều lỗi | Lời giải không bao gồm một mô tả rất cần thiết cho bài toán |
2. Con đường tiếp cận vật lí | Phương pháp giải là hợp lí và đầy đủ | Phương pháp giải hợp li nhưng chứa vài lỗi nhỏ | Một vài khái niệm và nguyên tắc của Phương pháp giải là thiếu xót, không phù hợp | Hầu hếtPhương pháp giải là thiếu, không phù hợp | Tất cả các khái niệm và nguyên tắc được chọn là không phù hợp | Lời giải không chỉ cách làm và nó không thực sự cần thiết cho bài toán hoặc cho HS |
3. Vận dụng cụ thể của vật lí | Áp dụng cụ thể của vật lí là phù hợp và đầy đủ | Áp dụng cụ thể của vật lí chứa những lỗi nhỏ | Một số phần áp dụng cụ thể của vật lí thiếu xót, chứa vài lỗi | Hầu hết những áp dụng cụ thể của vật lí là thiếu và chứa lỗi | Toàn bộ áp dụng cụ thể của vật lí là không phù hợp và chứa lỗi | Lời giải không chỉ ra áp dụng cụ thể của vật lí |
4. Quá trình tính toán | Quá trình tính toán là phù hợp và đầy đủ | Quá trình tính toán là phù hợp nhưng chứa vài lỗi nhỏ | Một số phần tính toán thiếu xótvà chứa vài lỗi | Hầu hết cácphần tính toán thiếu xót và chứa lỗi | Toàn bộphần tính toán thiếu xót và chứa lỗi | Không có bằng chứng quá trình tính toán và chúng là cần thiết |
5. Tiến trình chung lôgic | Toàn bộ bài giải rõ ràng, đúng trọng tâm, kết cấu hợp lí | Bài giải rõ ràng, đúng trọng tâm nhưng có lỗi nhỏ và những mâu thuẫn | Một số phần bài giải không rõ ràng, không đúng trọng tâm, lan man và mâu thuẫn | Hầu hết phần bài giải không rõ ràng, không đúng trọng tâm, lan man và mâu thuẫn | Toàn bộphần bài giải không rõ ràng, không đúng trọng tâm, lan man và mâu thuẫn | Không có bằng chứng quá trình tính toán hợp lí và chúng là cần thiết |
Nguyên tắc thiết kế Rubric[sửa]
- Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.
- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.
- Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.
- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.
Quy trình thiết kế Rubric[sửa]
- Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của kiến thức ở nội dung bài học.
- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ công việc.
- Bước 3: Xác định các tiêu chí cùng HS:
+ Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.
+ Bổ sung thông tin cho từng tiêu chí.
+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mô tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.
+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất
+ Lập bảng Rubric
- Bước 4. Áp dụng thử. HS thử nghiệm Rubric đối với các bài làm mẫu do GV cung cấp. Phần thực hành này có thể gây sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho HS cách GV sử dụng Rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa HS và GV về độ tin cậy của Rubric;
- Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi từ việc áp dụng thử.
- Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động dánh giá và tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng đối với HS và GV.
Tiêu chuẩn đánh giá một Rubric tốt[sửa]
Phạm trù đánh giá | Các tiêu chí đánh giá phản ánh đầy đủ nội dung, mục tiêu học tập không? |
Mức độ | Hướng dẫn có các mức độ khác nhau được đặt tên và giá trị điểm số phù hợp không? |
Tiêu chí | Các thông tin có mô tả rõ ràng, thể hiện theo một chuỗi liên kết và đảm bảo cho sự phát triển của HS không? |
Thân thiện với HS | Ngôn ngữ có rõ ràng, dễ hiểu đối với HS không? |
Thân thiện với GV | Có dễ sử dụng với GV không? |
Tính phù hợp | Có thể đánh giá sản phẩm công việc được không? Nó có thể được dụng dể đánh giá nhu cầu không? HS có thể xác định dễ dàng những lĩnh vực phát triển cần thiết không? |
Một số lưu ý khi xây dựng Rubric[sửa]
- GV nên xác định tiêu chí cùng với HS.
- Việc lựa chọn tiêu chí nào đưa vào Rubric phụ thuộc vào mong đợi của HS và mục tiêu của đánh giá.
- Rubric cần thể hiện rõ chức năng, không những đánh giá kiến thức kĩ năng mà còn dánh giá năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của HS.