Đánh giá trên lớp
Mục lục
Bản chất đánh giá trong lớp học[sửa]
Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. Các mục tiêu bài học là gì? Người học hiện đang ở mức độ nào của mục tiêu dạy học? Làm cách nào để HS đạt được mục tiêu bài học? Mục đích chính của việc đánh giá lớp học, thảo luận ở đây là để giúp HS nâng cao chất lượng việc học. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình đánh giá lớp học cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về các HS để các bậc cha mẹ và người lớn khác có quan tâm.
Đánh giá lớp học khác với đánh giá diện rộng ở chỗ không tách rời quá trình dạy học, nó không nhằm mục đích chính là xác nhận như đánh giá diện rộng mà chủ yếu là thu nhận các phản hồi từ người học và nhằm cải thiện quá trình dạy học, nói cách khác mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để nâng cao chất lượng học.
Vai trò của đánh giá trong lớp học[sửa]
Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá tập trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. Cá nhân người dạy là người quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá.
Thông qua đánh giá lớp học người học củng cố được nội dung học tập và kỹ năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trung vào 3 câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì? Tôi có thể phát hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào? Và làm thế nào tôi có thể giúp người học học tập tốt hơn?
Ví dụ: GV đặt ra mục tiêu phát triển ở HS năng lực đọc, hiểu, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở bài axit sunfuric. Tuy nhiên, thông qua thảo luận trên lớp, một vài HS chưa hiểu thấu đáo vàchưa phân biệt được axit HCl và H2SO4. GV phải đưa ra một số thí nghiệm hoặc đặt ra một số nhiệm vụ mới cho HS thảo luận để hiểu thêm về sự khác biệt này.
Mục đích của đánh giá lớp học là cải thiện chất lượng học tập của người học, không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc lên lớp, nó cung cấp thông tin về cái gì người học đang học,học được bao nhiêu và học tốt như thế nào. Vì vậy, đánh giá lớp học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở các trường phổ thông.
Kỹ thuật đánh giá lớp học[sửa]
Để thực hiện đánh giá lớp học, GV có thể thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xác định điều gì bạn muốn từ việc đánh giá lớp học (kiến thức, kỹ năng, thái độ...)
Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá để thu thập thông tin phản hồi từ người học (kiểm tra, vấn đáp, thảo luận, quan sát...)
Bước 3: Giải thích mục đích của việc thu thập thông tin phản hồi cho HS và tiến hành thu thập
Bước 4: Sau khi thu thập thông tin, đánh giá và quyết định những điều cần thay đổi và thực hiện
Bước 5: Giải thích cho người học biết bạn đã thu được những thông tin gì và sử dụng chúng như thế nào.
Các hình thức đánh giá lớp học[sửa]
a) Đánh giá thông qua bài kiểm tra[sửa]
Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông ở Việt Nam. Người dạy có thể đánh giá người học thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợpcả hai để đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để học tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS.
Khi đánh giá dựa vào các bài kiểm tra, người dạy không chỉ căn cứ vào nội dung khoa học mà còn phải đánh giá về cách trình bày, diễn đạt, chữ viết, bố cục....
b) Đánh giá thông qua quan sát[sửa]
Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học là một hình thức đánh giá rất quan trọng, nó giúp cho người dạy có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộ của các kỹ năng học tập của người học suốtcả quá trình dạy học, để từ đó có thể giúp cho người học có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kỹ năng học tập. Các quan sát có thể là: Quan sát thái độ trong giờ học; Quan sát tinh thần xây dựng bài;Quan sát thái độ trong hoạt động nhóm, Quan sát kỹ năng trình diễn của HS; Quan sát HS thực hiện các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thực hiện trong giờ học... Muốn đánh giá HS thông qua quan sát GV cần thiết kế bảng kiểm, phiếu quan sát... hoặc quan sát tự do và ghi chép lại bằng nhật ký dạy học.
GV có thể viết nhật ký giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các hoạt động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó thông báo với HS những gì GV đã ghi chép sau mỗi giờ học và mục đích của việcghi chép để làm gì nhằm giúp cho HS có ý thức hơn trong các giờ học sau.
c) Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm[sửa]
GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩn đoán những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người học cải thiện việc học tập của mình.
Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận nhóm là cơ hội để làm tăng thêm kiến thức và nâng cao sự hiểu biết của HS. GV có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật Tia chớp, kỹ thuật Công não,... để thu được nhiều thông tin phản hồi từ HS.
Tăng cường quá trình thảo luận nhóm trong các giờ học giúp HS rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề.....
d) HS tự đánh giá[sửa]
Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. HS có thể đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau trong các giờ học. Để tạo điều kiện choHS tự đánh giá GV có thể sử dụng bài kiểm tra, xây dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báo cáo/dự án và thiết kế bảng kiểm kèm theo.
- Đối với các bài kiểm tra trên lớp: Sau khi HS làm bài GV có thể cho HS tự đánh giá bài của mình hoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho các em đáp án của bài kiểm tra.
- Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/dự án: GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập, báo cáo/dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của mình thông qua bảng kiểm.
Ví dụ: GV ra bài tập yêu cầu HS tóm tắt nội dung kiến thức vừa học
Bảng kiểm đơn giản có thể thiết kế như sau:
- Rất tốt: HS tóm tắt nội dung đầy đủ, có ví dụ vận dụng sáng tạo và trình bày rõ ràng, súc tích, có hệ thống.
- Tốt: HS tóm tắt nội dung đầy đủ, có ví dụ vận dụng và trình bày rõ ràng, có hệ thống.
- Đạt yêu cầu: HS tóm tắt nội dung đầy đủ và trình bày chưa thể hiện tính hệ thống.
- Cần cố gắng thêm: HS tóm tắt nội dung chưa đầy đủ và trình bày chưa rõ ràng.
- Chưa hài lòng: HS tóm tắt nội dung còn nhiều sai sót và trình bày lủng củng.
e) Đánh giá đồng đẳng để phát triển năng lực hợp tác[sửa]
Hiện nay, hợp tác là mục tiêu và phương tiện được đánh giá rất cao trong dạy học. Kỹ năng hoạt động nhóm đã được bổ sung vào Luật Giáo dục sửa đổi 2005. Tuy nhiên, trong dạy học hóa học hiện nay, một trong những khó khăn của giáo viên là đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm như thế nào để khuyến khích học sinh tích cực, loại bỏ nguy cơ dựa dẫm, ỷ lại trong hoạt động nhóm. Các công cụ đánh giá đồng đẳng sau đây sẽ là những gợi ý để làm tăng hiệu quả hoạt động nhóm.
g) Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác[sửa]
(i) Sau khi dạy xong một bài/nội dung, đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu hỏi: Nội dung (kỹ năng) quan trọng nhất bạn đã học được là gì? Điều gì chưa hiểu trong bài? Với việc trả lời hai câu hỏi này đãgợi ra được cho GV những gì người học đã học được và những gì họ chưa học được để hướng dẫn thêm.
(ii) Yêu cầu HS thiết kế lược đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dung bài học trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến thức gì và những gì chưa biết hoặc chưa được học vàHS biết cách hệ thống hóa kiến thức.
(iii) Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn. (iv) Yêu cầu mỗi HS đều viết câu trả lời ngắn cho câu hỏi: kiến thức vừa học có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
(v) Yêu cầu HS đặt câu hỏi về một nội dung nhất định và đưa ra câu trả lời cho nội dung đó...
Kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá[sửa]
a) Kỹ năng thiết kế câu hỏi, bài tập[sửa]
- GV cần nắm vững và vận dụng thành thạo quy trình đặt câu hỏi gồm 5 bước bao gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước 2: Phân tích nội dung bài học
Bước 3: Xác định các kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi
Bước 4: Diễn đạt nội dung kiến thức thành câu hỏi.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với mục đích lý luận dạy học
- Hiểu biết về nguyên tắc, quy trình thiết kế câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan và vận dụng để thiết kế câu hỏi.
- Hiểu rõ và có khả năng vận dụng để đặt câu hỏi theo thang phân loại
Nhận thức (4 mức: nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng sáng tạo).
Ví dụ đặt câu hỏi theo thang phân loại nhận thức: Nội dung kiến thức Phản ứng oxi hóa – khử có thể đặt các câu hỏi tương ứng với các mức như sau:
Mức 1: Nêu khái niệm chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa – khử?
Mức 2: Phân biệt chất oxi hóa và chất khử, phản ứng oxi hóa - khử với phản ứng trao đổi?
Mức 3: Trong số các phản ứng hóa học như phản ứng đốt cháy nhiên liệu rắn là than đá và phản ứng nung vôi, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử, tại sao?
Mức 4: Vận dụng kiến thức hóa học về phản ứng oxi hóa – khử để cho biết vì sao nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh?
- Bài tập để đánh giá có thể là các bài toán, có thể là các câu hỏi về nội dung bài học, thực hiện phiếu học tập: Ví dụ: Lập dàn ý nội dung bài vừa học;
Tóm tắt các nội dung chính trong mục...; Hoàn thành phiếu học tập số 1....
b) Kỹ năng thiết kế đề kiểm tra[sửa]
GV cần hiểu và vận dụng thành thạo quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 6 bước [4]:
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Nên xây dựng các đề kiểm tra có đủ 3 mức độ nhận thức theo hướng dẫn của Bộ GD và ĐT. Có thể vận dụng quan điểm PISA để thiết kế các đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của người học, đặc biệt là tích hợp được kiến thức liên môn.
c) Kỹ năng thiết kế bảng hỏi[sửa]
- Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi, chỉ báo đã được vạch ra nhằm khai
thác, thu thập thông tin về thái độ của người học trên cơ sở các giả thuyết và mục đích của người dạy. Bảng hỏi được sử dụng trước hoặc sau khi học xong kiến thức, kĩ năng của bài học. Người học có thể hoànthành bảng hỏi ở nhà hoặc ở trên lớp. Người dạy xử lí kết quả bảng hỏi, phân loại, xác định mức độ đạt được về thái độ của mỗi người học. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc của người học.
- Bảng hỏi là công cụ sử dụng cho người học tự đánh giá. Thiết kế bảng hỏi có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu thiết kế bảng hỏi
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi cần thiết và các phương án chọn
Bước 3: Sắp xếp các câu hỏi theo một trật tự logic
Ví dụ: Sử dụng bảng hỏi để đánh giá thái độ của người học sau khi học bài Thành phần, cấu tạo nguyên tử – Hóa học 10 THPT
Hãy đánh dấu vào các ô trống phương án mà bạn lựa chọn:
TT | Vấn đề | Các phương án lựa chọn | ||
---|---|---|---|---|
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||
1 | Nguyên tử có vai trò quan trọng đối với con người và thế giới sống. | |||
2 | Học xong bài này tôi rèn luyện được kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm | |||
3 | Tôi rất hứng thú khi học nội dung bài này | |||
4 | ... |
d) Kỹ năng thiết kế bảng kiểm[sửa]
- Bảng kiểm (Rubrics) là một bảng đánh giá tổng hợp dựa trên một loạt tiêu chí thay vì chỉ dựa vào điểm số. Rubrics nêu rõ người chấm đánh giá bài làm theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ của cáctiêu chuẩn cần được đánh giá.
Rubrics giúp cho HS suy nghĩ xem nên học cái gì và học như thế nào cho một bài học/dự án. Nó khuyến khích HS tự định hướng học tập, rubrics thường được sử dụng để đánh giá bài tập/dự án, nóđược đưa ra trước khi tiến hành bài tập/dự án. HS có thể tham gia xây dựng rubric để tự đánh giá tiến bộ.
Bảng kiểm là công cụ giúp cho GV quan sát thái độ học tập của HS, đánh giá kỹ năng trình diễn, kỹ năng báo cáo, bài tiểu luận, đánh giá chất lượng trả lời câu hỏi, bài tập, dựa án......
Quy trình thiết kế gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung quan sát: quan sát tinh thần học tập của HS trên lớp, thái độ trong giờ thực hành, thái độ trong làm việc nhóm, khả năng trình diễn, báo cáo....
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí quan sát và các mức độ cho mỗi tiêu chí: tập trung chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận, trình bày logic, ngôn ngữ...
Bước 3: Sắp xếp các tiêu chí theo trật tự logic
Ví dụ 1: Bảng kiểm về tinh thần học tập của HS trên lớp:
TT | Họ và tên HS | Mức độ chăm chú nghe giảng | Phát biểu xây dựng bài | Tham gia hoạt động nhóm | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Rất chăm chú | Bình thường | Chưa chăm chú | Tích cực | Bình thường | Chưa tích cực | Tích cực, hiệu quả | Tích cực, chưa hiệu quả | Chưa tích cực | ||
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 |
Ví dụ 2. Bảng kiểm về thái độ chuẩn bị mẫu vật, phương tiện dạy học và thái độ trong giờ thực hành
TT | Họ tên HS | Chuẩn bị mẫu vật/PTDH | Thái độ thực hành | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Có chuẩn bị | Không chuẩn bị | Tích cực, hiệu quả | Tích cực, chưa hiệu quả | Chưa tích cực | ||||
Đầy đủ, mẫu tốt | Đầy đủ, mẫu không tốt | Chưa đầy đủ, mẫu không tốt | ||||||
1 | ||||||||
2 | ||||||||
3 |
GV cũng có thể rèn luyện cho HS tự thiết kế bảng kiểm theo các bước sau:
Bước 1: Cho HS xem vài bài làm mẫu tốt và chưa tốt lắm
Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các tiêu chí cho một bài làm tốt Bước 3: Thảo luận nhằm đưa ra các mức độ đánh giá từ kém nhất đến tốt nhất cho mỗi tiêu chí
Bước 4: Cho HS luyện tập thử nghiệm trên rubrics và đưa ra phản hồi
Bước 5: Hoàn thiện rubrics dựa trên phản hồi và photo cho mỗi HS một bản để sử dụng.
Kỹ năng đánh giá thông qua bài kiểm tra[sửa]
Để thực hiện đánh giá được sâu sắc GV có thể áp dụng quy trình đánh giá như sau:
Bước 1: Cho HS làm bài kiểm tra
Bước 2: GV công bố đáp án cho đề kiểm tra
Bước 3: GV yêu cầu HS tự chấm bài làm của mình và chấm bài cho nhau
Bước 4: GV chấm bài của HS và đánh giá
Trong bước 4, GV không chỉ chấm điểm mà quan trọng hơn là phải nhận xét chi tiết, tỉ mỉ bài làm của HS, nội dung nào được, nội dung nào chưa được, diễn đạt như thế nào, bố cục có logic không.....
Bước 5: GV trả bài cho HS: cần có 01 tiết học để trả bài kiểm tra 45 phút. GV nhận xét chi tiết bài kiểm tra cho HS, nhận xét bao gồm: Nhận xét chung toàn lớp; nhận xét nhóm tốt, tuyên dương những ngườilàm bài tốt và cụ thể khen về vấn đề gì; nhận xét nhóm chưa tốt, chưa tốt là vì những lý do gì. Sau đó, GV trả bài cho HS và các em tự đọc nhận xét của GV. Nếu em nào có thắc mắc GV sẽ trả lời cụ thể.
Nguồn[sửa]
- Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; môn Hóa học cấp trung học phổ thông; Vụ Giáo dục trung học; 2014
Xem thêm[sửa]
- Đánh giá trên lớp học, tài liệu tập huấn môn Toán THPT