Phương pháp và kĩ thuật đánh giá kết quả học tập trên lớp/Kiểm tra viết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kiểm tra viết thường được sử dụng sau khi học một phần chương, cuối chương, cuối giáo trình, nhàm kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất định, giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết.

Có hai dạng kiểm tra viết cơ bàn: Kiểm tra viết dạng tự luận (trả lời ngắn; trả lời dài) và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.

Dạng tự luận[sửa]

Tự luận là dạng kiểm tra quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường. Nó cho phép học sinh ưả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung. Do vậy, trắc nghiệm tự luận có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp và sự sáng tạo trong trình bày-một bài luận của học sinh.

Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.

Trong dạng kiểm tra tự luận lại phân chia ra làm hai loại: Bài luận dài (tiểu luận) và Bài luận ngắn/hạn chế (loại cung cấp thông tin).

Dạng tự luận dài bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời mở rộng, khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo... nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy không cao.

Dạng tự luận hạn chế cung cấp thông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ước lượng được độ dài của câu ưả lời, Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.

Kiểm tra viết dạng tự luận có một số ưu điểm nổi bật[sửa]

- Nỏ có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa ưên những trải nghiệm của cá nhân.

- Đe kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức.

Bên cạnh đó kiểm tra viết dạng tự luận có nhược điểm:

- Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khỏ đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá

- Việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian.

- Các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.

Yêu cầu đối với kiểm tra viết dạng tự luận[sửa]

- Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra. Xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một sổ câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề.

- Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ các em, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở các em.

- Tổ chức cho học sinh làm bài thực sự nghiêm túc, tránh mọi tiêu cực trong khi làm bài, Thu bài đứng giờ

- Tạo điều kiện cho học sinh làm bài đầy đủ, không gây phân tán chú ý.

- Giao bài cho hai người chấm độc lập và nhóm trưởng làm trọng tài quyết định điểm sổ cuối cùng nếu có sự chênh lệch thái quá. Chấm bài cẩn thận, có nhận xét về nội dung, hình thức trình bày và thái độ khi lảm bài...

Dạng trắc nghiệm khách quan[sửa]

Loại trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng-sai, điền khuyết, ghép đôi...) được cấu trúc chặt chẽ và chỉ giới hạn cách trả lời của học sinh ở việc cung cấp một dòng hoặc vài từ, vài con số, kí hiệu, hay lựa chọn cách ưả lời đúng trong nhiều cách trả lời. Loại trắc nghiệm này yêu cầu học sinh nhận biết, phân biệt, hoặc nêu tên một cái gì đó, do vậy nhìn chung nó nhắm tới mức độ nắm và hiểu ưi thức của học sinh.

Trắc nghiệm mang tên khách quan vì cách cho điểm mang tính khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. Tuy nhiên độ khách quan cũng chỉ mang tính tương đổi. Bởi vì câu hỏi và các lựa chọn trong trắc nghiệm khách quan vẫn do giáo viên thiết kế ra. Nếu người giáo viên thiết kế ưắc nghiệm tồi cũng sẽ dẫn tới đo lường sai lệch trình độ của học sinh. Ví dụ có những câu hỏi quá mơ hồ khiến học sinh không hiểu. Hoặc cỏ câu có hơn một phương án đúng, trong khi có câu không có phương án trả lời nào nêu ra là thực sự đúng.

Bải trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi. Mỗi câu hỏi cung cấp một thông tin cụ thể và học sinh được yêu cầu trả lời rất ngắn bằng một hay một vài từ hoặc lựa chọn đáp án đúng. Vì lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trả lời lại ngắn nên bài trắc nghiệm khách quan thường bao hàm được rất nhiều nội đung cần đánh giá.

Giữa hai loại trắc nghiệm tự luận và khách quan không có sự mâu thuẫn nên chúng đều được áp dựng phổ biến trong các trường học ở các nước trên thế giới để đánh giá thành quả học tập của học sinh. Việc sử dụng loại trắc nghiệm nào phụ thuộc vào mục đích đánh giá, loại kiến thức cần đo lường và phụ thuộc và những điểm mạnh, điểm yếu của từng loại trắc nghiệm.

Trong tương lai, trắc nghiệm khách quan có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong việc kiểm tra, đánh giá trình độ của học sinh vì chống được lối học tủ, học lệch và khách quan hơn trong khâu chấm bài. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị kiến thức đầy đủ về kĩ năng xây dựng đề thi trắc nghiệm và biết cách phân tích đề thi trắc nghiệm để biết được độ giá trị và độ tin cậy của trác nghiệm mà mình làm ra.

Các loại câu trắc nghiệm khách quan[sửa]

Có nhiều loại câu trắc nghiệm khách quan, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng:

Câu nhiều lựa chọn[sửa]

Loại này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn, được nối tiếp bàng một số câu trả lời mà học sinh cần phải lựa chọn một phương án đúng hoặc đúng nhất (trong nhiều phương án hợp lí) hoặc phương án trả lời không cỏ liên quan gì nhất.

Những câu trả lời sai được gọi là phương án nhiễu. Câu dẫn có thể dưới dạng sơ đồ, đồ thị, không nhất thiết phải diễn tả bẳng lời. Loại câu nhiều lựa chọn cần được xây dựng một cách thận trọng để tránh sự tối nghĩa. Câu hỏi nhiều lựa chọn có khả nâng đo được những mức độ cao về nhận thức như việc áp dụng các nguyên lí, dự đoán, đánh giá, ngoại suy, xác định những sai lầm về mặt lôgic.

Câu điền vào chỗ trống[sửa]

Loại câu này đòi hỏi học sinh cung cấp câu trả lời một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ. Ưu điểm của loại câu này là khó tạo điều kiện để học sinh đoán mò vỉ học sinh phải nhớ lại hoặc nghĩ ra câu trả lời. Tuy nhiên loại câu điền có thể khó xây dựng cho rõ ràng. Có thể sẽ có nhiều câu trả lời có giá trị như nhau để điền vào một chỗ trổng. Điều đó gây khỏ khăn cho khâu chấm điểm.

Câu ghép đôi[sửa]

Loại câu này thường có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một - một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng không chỉ đơn giản là kết quả của sự loại trừ liên tiếp.

Loại câu này dễ viết và dễ dùng. Tuy nhiên nếu soạn những câu đo mức độ kiến thức cao đòi hỏi phải mất nhiều công phu. Nếu có nhiều thông tin ữong mỗi cột thì người làm test sẽ phải mất nhiều thời gian đọc và lựa chọn tìm câu ghép đôi.

Ưu điểm[sửa]

Sử dụng trắc nghiệm khách quan có ưu điềm nổi bật là

- Bài trắc nghiệm bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá

- Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bàng máy và bảo đảm tỉnh khách quan trọng khâu chấm bài.

- Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giá trị bằng các phần mềm có sử dụng các mô hình phương pháp toán học

Hạn chế[sửa]

Tuy nhiên trắc nghiệm khách quan có một số hạn chế

- Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khá phức tạp, tốn thời gian đòi hỏi người xây dựng trắc nghiệm phải được huấn luyện đầy đủ.

- Trắc nghỉệm khách quan khó đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới.

- Sử dụng trắc nghiệm khách quan cần tuân theo một số yêu cầu sau:

- Câu trắc nghiệm cần có độ tin cậy và độ giá trị đảp ứng yêu cầu đo đúng mục tiêu cần đo và kết quả ổn định không phụ thuộc vào người chấm hay thời gian địa điểm thi.

- Quá trình tiến hành trắc nghiệm cần phải được chuẩn bị chu đáo. cần có những biện pháp chống gian lận khi làm bài, có thể bàng phương án đảo ngẫu nhiên các câu hỏi để những người ngồi cạnh nhau không có trình tự câu hỏi giống nhau.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây