Phương pháp và kĩ thuật đánh giá kết quả học tập trên lớp/Vấn đáp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quan niệm[sửa]

Vấn đáp là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi và học sinh ưả lời câu hỏi, nhằm rút ra những kết luận, những ưi thức mới mà học sinh cần nắm, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà học sinh đã học.

Các hình thức vấn đáp[sửa]

Tuỳ theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài, người ta phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau:

Vấn đáp gợi mở[sửa]

Vấn đáp gợi mở là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sính rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới.

Xôcơrat (469 - 399) trước Công nguyên, một triết gia Hy Lạp cổ đại đã đề xướng ra phương pháp này mà ông đã ví với thuật đỡ đẻ: do sự dẫn dắt của giáo viên, tự học sinh tìm ra chân lí.

VD: Muốn hướng dẫn học sinh tìm ra công thức về bình phương của Sin và Cos của một góc: \sin ^{2}x+\cos ^{2}x=1 (lượng giác cấp XII). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đi từ định lí Pitago về quan hệ giữa cạnh huyền và hai cạnh góc vuông: a^{2}+b^{2}=c^{2} (hệ thức lượng trong một tam giác vuông ở cấp II).

Hình thức này có tác dụng khêu gợi tính tích cực của học sinh rất mạnh, nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa vấn đề.

Vấn đáp củng cố[sửa]

Được sử dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp học sinh củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm tri thức.

Vấn đáp tổng kết[sửa]

Vấn đáp tổng kết được sử dụng khi cần dẫn dắt học sinh khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định.

Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc - giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy.

Vấn đáp kiểm tra[sửa]

Vấn đáp kiểm tra được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một vài bài học giúp giáo viên kiểm tra tri thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình.

Như vậy là tuỳ vào mục đích và nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng 1 trong 4 hoặc cả 4 dạng phương pháp vấn đáp nêu trên. Ví dụ khi dạy bài mới giáo viên dùng dạng vấn đáp gợi mở, sau khi đã cung cấp tri thức mới dùng vấn đáp củng cố đề đảm bảo học sinh nắm chắc và đẩy đủ tri thức. Cuối giờ dùng vấn đáp kiểm tra để có thông tin ngược kịp thời từ phía học sinh.

Ưu nhược điểm của vấn đáp[sửa]

Néu được vận dụng khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ có những ưu điểm sau:

- Kích thích tính cực độc lập tư duy ở học sinh để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian nhanh nhẩt.

- Bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dường hứng thú học tập qua kết quả trả lời.

- Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng học sinh, nhất là những học sinh giỏi và kém.

- Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học.

- Neu vận dụng không khéo léo, phương pháp vấn đáp có thể có ít nhiều hạn chế:

- Dễ làm mất thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi.

- Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên vả một học sinh.

Vấn đề then chốt của phương pháp vấn đáp là vấn đề đặt câu hỏi - đây vừa là một vẩn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Đề học sinh phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thỉ:

- Giáo viên phải chuẩn bị tốt những câu hỏi sẽ đặt ra cho học sinh: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, nội dung câu hỏi, dự kiến trả lời, đối tượng sẽ hỏi.

- Đặt câu hỏi tốt: nội dung câu hỏi phải chính xác, sát trình độ học sinh, hình thức phải ngắn gọn dễ hiểu.

- Hướng dẫn học sinh trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của học sinh, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung, rồi giáo viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây