Viết câu hỏi mở Toán học
Các câu hỏi mở thường yêu cầu đưa ra kết quả bằng số, cung cấp phần giải thích ngắn hoặc miêu tả bằng một hoặc hai cụm từ hoặc câu, hoàn thành một bảng hoặc cung cấp một bản tóm tắt. Các câu trả lời hoàn toàn chính xác sẽ đạt 1 hoặc 2 điểm.
Câu hỏi mở 1 điểm đạt điểm nếu chính xác 1 điểm hoặc không chính xác 0 điểm.
Câu hỏi mở 2 điểm đạt điểm nếu hoàn toàn chính xác 2 điểm, chính xác một phần 1 điểm hoặc không chính xác 0 điểm. Ví dụ: câu trả lời thể hiện sự hiểu biết thấu đáo về các khái niệm và quá trình sẽ đạt điểm tối đa 2 điểm. Những câu trả lời này thể hiện sự hiểu biết toàn diện hoặc sâu sắc hơn so với các câu chỉ đạt điểm một phần 1 điểm. Phần tiếp theo sẽ trình bày kỹ hơn về việc xây dựng hướng dẫn chấm.
Mục lục
Những nguyên tắc[sửa]
1. Viết câu hỏi bằng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi và kinh nghiệm của HS. Nếu học sinh không chắc chắn về việc mình đang làm thì độ khó của câu hỏi sẽ tăng lên.
2. Hãy nêu lên yêu cầu càng rõ càng tốt nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích của câu hỏi. HS không được phép nhờ cán bộ coi thi giải thích gì thêm. Sử dụng các từ “giải thích” hoặc “mô tả” để dẫn dắt học sinh vào nhiệm vụ, không nên sử dụng các từ “mơ hồ” như “thảo luận” hoặc “bình luận” vì sẽ làm cho nội dung câu trả bị biến đổi.
3. Học sinh cần hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian dành cho mỗi câu hỏi mở, đó là từ 1 – 3 phút.
4. Chọn các vấn đề trong ngữ cảnh cuộc sống thực tế “thực tế” với học sinh ở các lớp mục tiêu và có liên quan tới số lượng thực tế trong các tình huống đưa ra.
5. Tránh đặt ra các câu hỏi có thể đem lại các câu trả lời không thể chấm điểm chặt chẽ về sự hiểu biết chính xác của học sinh trong toán hoặc khoa học (ví dụ: “Vệ tinh được sử dụng để làm gì”).
6. Nếu cần, hãy đưa ra hướng dẫn về phạm vi hoặc cấp độ của thông tin và câu trả dự kiến (ví dụ: dùng câu “Hãy nêu 3 lý do …” thay cho câu “Hãy nêu một số lý do …” và câu “Vẽ sơ đồ minh họa cho chu kỳ nước” thay cho câu “Thuật ngữ 'chu kỳ nước' là gì?”).
7. Viết câu trả lời phù hợp với câu hỏi đưa ra về mặt ngôn ngữ, kiến thức và kỹ năng mà học sinh giỏi ở lớp mục tiêu dự kiến sẽ đạt được. Điều này nhằm kiểm tra sự rõ ràng của câu hỏi và cũng là bước quan trọng đầu tiên để xây dựng hướng dẫn chấm cho từng câu hỏi.
8. Xây dựng hướng dẫn chấm. Hành động này nhằm sửa đổi các câu hỏi để làm rõ mục đích của chúng và nâng cao chất lượng thông tin thu được từ câu trả lời của học sinh.
Hướng dẫn chấm câu hỏi mở[sửa]
Điểm số cho câu hỏi 1 điểm[sửa]
1 điểm: là câu trả lời chính xác. Câu trả lời cho thấy học sinh đã hoàn thành chính xác nhiệm vụ đưa ra.
0 điểm: là câu trả lời chưa hoàn toàn chính xác, không liên quan hoặc không mạch lạc.
Mã 9 có nghĩa là câu trả lời hoàn toàn BỎ TRỐNG.
Điểm số cho câu 2-điểm[sửa]
- 2 điểm: Câu trả lời hai-điểm là câu hoàn chỉnh và chính xác. Câu trả lời cho thấy sự hiểu biết thấu đáo về những khái niệm và / hoặc quy trình đưa ra trong nhiệm vụ.
- Chỉ ra rằng học sinh đã hoàn thành tất cả các khía cạnh mà nhiệm vụ đề ra, áp dụng chính xác các khái niệm và / hoặc quy trình
- Có phần giải thích rõ ràng và hoàn chỉnh, đưa ra bằng chứng theo yêu cầu
- 1 điểm (điểm từng phần, chưa đầy đủ)
Câu trả lời một-điểm là câu chỉ chính xác một phần.
Câu trả lời chỉ thể hiện sự hiểu biết một phần về các khái niệm và / hoặc quy trình đưa ra trong nhiệm vụ.
Giải quyết được một số yếu tố của nhiệm vu nhưng có thể chưa hoàn chỉnh;
Có thể có câu trả lời chính xác nhưng phần giải thích chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu
Có thể có câu trả lời chưa chính xác nhưng bằng chứng đưa ra lại thể hiện sự hiểu biết chính xác về các khái niệm
- 0 điểm: Câu trả lời không điểm là câu không đúng hoặc không đầy đủ, không liên quan hoặc không mạch lạc.
- Mã 9 có nghĩa là câu trả lời hoàn toàn BỎ TRỐNG.
Nguồn[sửa]
- Kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh, TS Lê Thị Mỹ Hà