Đánh giá đồng đẳng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo tài liệu tập huấn Toán học[sửa]

- Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vảo việc đánh giá sản phẩm, công việc của những người cùng học khác. Họ phải nắm rõ những nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc của bạn học. Đây chính là quá trình từng học sinh trong lớp học cùng tham gia một hoạt động/chương trình học tập đánh giá lẫn nhau.

Học sinh quan sát các bạn trong quá trình học tập, vì vậy, thông tin mà các em có về hoạt động của nhau mang tính chi tiết, cụ thể hơn là thông tin thầy cô thu được. Đánh giá đồng đẳng không tập trung vào đánh giá tổng kết cuối kì mà nhằm mục đích hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập của các em. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được định trước. Các tiêu chí này sẽ do giáo viên tự xác định hoặc do thầy và trò cùng thống nhất xác định và phải thực hiện bằng những ngôn từ cụ thể, phù họp với khả năng nhận thức của học sinh.

- Ưu điểm và hạn chế của đánh giá đồng đẳng: Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm học tập của bạn, học sinh có thể học hỏi những điểm hay hoặc rút kinh nghiệm từ những chưa tốt của bạn; hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học; thông qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác, từ đó, điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân. Tuy nhiên đánh giá đồng đẳng phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của học sinh; khó thu thập được thông tin về những học sinh nhút nhát, ít được bạn chú ý.

Ví dụ về đánh giá đồng đẳng:

TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CÔNG VIỆC NHÓM

Họ và tên: ...................................................................

Nhóm: ........................................................................

Chúng ta có thể sử dụng thang điểm sau đây:

3 = tốt hơn các thành viên khác trong nhóm

2 = trung bình

1 = không tốt bàng các thành viên khác trong nhóm

0 = không giúp gì cho nhóm

-1 = là trở ngại đối với nhóm

Các thành viên nhóm Sự nhiệt tình và nghiêm túc Đóng góp ý tưởng Biết những gì được kì vọng Tổ chức và quản lí nhóm Làm việc nhóm Tính hiệu qủa

 

 

Đánh giá đồng đẳng có thể là những nhận xét được viết tay như thế này:

An ơi,

Bài báo cáo của bạn thật dễ hiểu. Mình đã đọc và hiểu là bạn muốn nói điều gì thông qua bài báo cảo này. Bài báo cáo có nhiều thông tin thực tế hữu ích về vương quốc dưới đáy biển và những con số vể các loài hoang dã bị chết và bị thương. Mình nghĩ bài viết rất tốt. Sẽ tốt hơn nếu bạn thêm một số sơ đồ vào bài báo cảo. Về cấu trúc của bài báo cáo, bạn cũng đã tạo nên sự cân bằng giữa các lập luận. Mình rất thích khi bạn đưa ra những mặt tiêu cực của dầu thô đến môi trường, nhưng bạn cũng đã nêu lên những mặt tốt của dầu đã được lọc. Như mình đã nói từ đầu ấy, bây giờ bạn chỉ cần thêm vài sơ đồ vào bài báo cáo thì sẽ tuyệt lắm.

©Lan

Lan ơi,

Cảm ơn nhé, lần sau mình sẽ thêm một vài sơ đồ vào bài báo cáo của mình./

An.

Theo tài liệu tập huấn Vật lý[sửa]

Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học. Khi đánh giá HS phải nắm rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học.

Ví dụ về các công cụ đánh giá đồng đẳng về hoạt động nhóm

Công cụ 1: Hệ số đánh giá đồng đẳng[sửa]

- Bước 1: GV đánh giá hoạt động nhóm

Phiếu đánh giá hoạt động của các nhóm (do GV đánh giá hoạt động của các nhóm)

Nhóm: ………… ngày……. tháng……năm…….
STT Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được Ghi chú
1 Số lượng thành viên đầy đủ 1
2 Tổ chức làm việc nhóm: phân công tổ trưởng, thư kí; phân công công việc; kế hoạch làm việc…. 1
3 Các TV tham gia tích cực vào hoạt động nhóm 1,5
4 Tạo không khí vui vẻ và hòa đồng giữa các TV trong nhóm 1,5
5 Nhóm báo cáo:

+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu

+ Trả lời được các câu hỏi của GV, nhóm khác

2,5
Nhóm không báo cáo:

+ Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo

+ Đưa ra được câu hỏi cho nhóm báo cáo, GV

2,5
6 Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu làm việc 2,5
Tổng 10

- Bước 2: Tính hệ số do các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau

+ Mỗi thành viên trong nhóm nhận được phiếu theo mẫu

+ Mỗi HS tự đánh giá các thành viên trong nhóm tham gia công việc như thế nào. Sử dụng các mức đo trong thang đo sau:

  • Tốt hơn các bạn khác => 3 điểm
  • Tốt bằng các bạn khác => 2 điểm
  • Không tốt bằng các bạn khác => 1 điểm
  • Không giúp ích được gì => 0 điểm
  • Cản trở công việc của nhóm => -1 điểm

+ Cộng tổng điểm của một thành viên do tất cả các thành viên khác trong nhóm chấm. + Chia tổng điểm trên cho (số lượng thành viên đánh giá x số lượng tiêu chí x 2) sẽ được hệ số đánh giá đồng đẳng.

Để tránh cảm tình cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, nếu điểm số nào đó rất cao hoặc rất thấp, chỉ xuất hiện một lần trong một tiêu chí thì điểm đó được thay bằng điểm trung bình giả định (điểm 2).

- Bước 3. Tính kết quả đánh giá cho từng cá nhân.

Kết quả cá nhân = kết quả của nhóm (GV đánh giá) x hệ số đánh giá đồng đẳng

- Bước 4. GV và HS phản hồi.

Công cụ 2: Chia điểm số[sửa]

Bước 1. GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm

Bước 2. Nhân số điểm đánh giá của GV với số lượng thành viên trong nhóm

Bước 3. Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm này cho tất cả các thành viên trong nhóm.

Bước 4. Mỗi thành viên trong nhóm tính tổng điểm đánh giá của các thành viên khác và của chính mình

Bước 5.Mỗi thành viên chia tổng điểm trên cho sỗ thành viên trong nhóm sẽ được điểm của chính mình.

Bước 6. GV và HS phản hồi

Ví dụ: Đánh giá kết quả công việc của mỗi thành viên trong nhóm 1

+ GV đánh giá 7/10

+ Nhóm có 6 HS nên 7x 6 = 42

+ Mỗi thành viên trong nhóm phân bổ số điểm này cho tất cả các thành viên trong nhóm

+ Mỗi thành viên trong nhóm tính tổng điểm đánh giá của các thành viên khác và của chính mình và tình điểm đạt được (xem bảng)

+ GV và HS phản hồi

Công cụ 3: Kết quả của cả nhóm cộng một số bổ sung[sửa]

Bước 1. GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm

Bước 2. HS đánh giá lẫn nhau theo thang điểm

1= đóng góp lớn

0= trung bình

-1= đóng góp nhỏ

Bước 3. Cộng tổng các điểm số đánh giá mỗi thành viên trong nhóm và chia cho số lượng thành viên đánh giá.

Bước 4. Cộng số điểm chung của cả nhóm với số điểm số trung bình kết quả đánh giá đồng đẳng của mỗi HS.

Bước 5. GV và HS phản hồi

Ví dụ: Đánh giá kết quả công việc của Châu Anh trong nhóm 1

+ GV đánh giá 7/10

+ Các thành viên trong nhóm đánh giá Châu Anh và kết quả chung của Châu Anh

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây