Một số vấn đề cơ bản về suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tự suy ngẫm (self-reflection)[sửa]

Tự suy ngẫm là việc người học xem xét tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến mục tiêu, ước mơ... công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hình thức đánh giá này góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách tự suy ngẫm, rút ra những bài học từ sự thành công hay thất bại của bản thân, người khác, giúp người học cải thiện thành tích học tập của bản thân.

Xem chi tiết: Tự suy ngẫm

Tự đánh giá (self - assessment)[sửa]

Tự đánh giá là quá trình học sinh đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình, học sinh không chỉ tự đánh giá mà còn có thể được tham gia vào quá trình xác định các tiêu chí đánh giá thế nào là một thành quả tốt. Tự đánh giá có mối liên hệ chặt chẽ với một trong những mục tiêu chính của giáo dục: học tập theo định hướng của bản thân.

Xem chi tiết: Tự đánh giá

Đánh giá đồng đẳng (peer assessment)[sửa]

Đánh giá đồng đẳng là người học tham gia vảo việc đánh giá sản phẩm, công việc của những người cùng học khác. Họ phải nắm rõ những nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm công việc của bạn học. Đây chính là quá trình từng học sinh trong lớp học cùng tham gia một hoạt động/chương trình học tập đánh giá lẫn nhau.

Xem chi tiết: Đánh giá đồng đẳng
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây